10 Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)

Câu 1: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có hai loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB.                                     B. AaBb, aaBb, AABb.

C. AaBb, aabb, AABB.                                      D. AaBb, aabb, AaBB.

Câu 2: Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng:

             A. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic.

             B. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic.

             C. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin.

             D. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin.

Câu 3: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp (A1, a1, A2, a2, A3, a3), chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong KG sẽ làm cho cây thấp đi 20cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ cây cao 170cm là

             A. 15/64.                       B. 3/8.                           C. 9/64.                         D. 3/32.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? 

             A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào sinh dưỡng. 

             B. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. 

             C. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

             D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. 

docx 35 trang Minh Uyên 24/06/2023 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_co_dap_an.docx

Nội dung text: 10 Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau: - Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1. - Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có hai loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là: A. AaBb, Aabb, AABB.B. AaBb, aaBb, AABb. C. AaBb, aabb, AABB.D. AaBb, aabb, AaBB. Câu 2: Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng: A. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic. B. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic. C. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin. D. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin. Câu 3: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp (A1, a1, A2, a2, A3, a3), chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong KG sẽ làm cho cây thấp đi 20cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ cây cao 170cm là A. 15/64.B. 3/8.C. 9/64.D. 3/32. Câu 4: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào sinh dưỡng. B. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. C. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. Câu 5: Cho 2 phép lai sau : Phép lai 1 : Cái xám x đực đen, F1 100% xám. Phép lai 2 : Đực xám x cái đen, F1 100% xám .Tính trạng màu sắc trên được di truyền theo quy luật : A. Di truyền tế bào chất. B. Di truyền trội lặn hoàn toàn. C. Di truyền liên kết với NST X. D. Di truyền liên kết với NST Y. Câu 6: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ. - Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C hay 35°C đều ra hoa trắng. Trong các kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA. (2) Cây có kiểu gen AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn (3) Nhiệt độ môi trường là 20°C hay 35°C không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen Aa. (4) Nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng, nhiệt độ thấp làm cho alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ.
  2. (5) Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. (6) Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến). A. 3. B. 4.C. 2. D. 5. Câu 7: Trình tự các thành phần cấu tạo của một operon là A. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc. B. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc. C. nhóm gen cấu trúc – vùng vận hành – vùng khởi động. D. nhóm gen cấu trúc – vùng khởi động – vùng vận hành. Câu 8: Mạch mới được tổng hợp liên tục trên A. mạch khuôn có chiều 5/ - 3/.B. mạch khuôn có chiều 3 / - 5/. C. cả 2 mạch.D. mạch khuôn có chiều 5 / - 3/ hoặc 3/ - 5/. Câu 9: Cho các sự kiện trong quá trình dịch mã như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met- tARN gắn bổ sung với codon mở đầu trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé hình thành riboxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon trên phức hệ aa1 –tARN. (5) Ribôxôm dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5/ - 3/. (6) Hình thành aa mở đầu với aa1. Thứ tự đúng diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài của chuỗi polipeptit là A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). Câu 10: Phát biểu không đúng về đột biến gen là A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotit trong cấu trúc của gen. B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể. C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST. Câu 11: Cho các cấu trúc sau: (1) Crômatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc (5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở giữa. (7) Nucleoxom. Sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể theo trật tự đúng là A. (2) → (7) → (3) → (4) → (5) → (1) → (6).B. (3) → (7) → (2) → (4) → (5) → (1) → (6). C. (6) → (7) → (2) → (4) → (5) → (1) → (3).D. (3) → (1) → (2) → (4) → (5) → (7) → (6). Câu 12: Một phân tử ADN được đánh dấu bằng N15 rồi cho nhân đôi một vài thế hệ trong ống nghiệm chỉ chứa N14. Ống nghiệm nào ở hình bên dưới minh họa cho kết quả nhân đôi 2 lần của phân tử ADN trên? A. Ống nghiệm D.B. Ống nghiệm E.C. Ống nghiệm C.D. Ống nghiệm A. Câu 13: Một cặp alen Aa dài 0,408µm .Alen A có 3120 liên kết hiđrô; alen a có 3240 liên kết hiđrô. Cho hai cơ thể trên giao phối với nhau, thấy F1 xuất hiện hợp tử chứa 1320A .Kiểu gen của thể lệch bội nói trên là A. Aaa. B. aaa. C. AAa. D. AAA. Câu 14: Ở quần thể thực vật A hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa vàng ;B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với b quy định quả chua.Biết không phát sinh đột biến ,các cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh .Cho cây có kiểu gen AaaaBbbb tự thụ phấn .Tính theo lý thuyết ,tỉ lệ phân li kiểu hình đời con là: A. 33:11:1:1. B. 105:35:3:1. C. 35:35:1:1. D. 9:3:3:1. Câu 15: Phương pháp nghiên cứu của Men Đen gồm các nội dung : (1) Lai các dòng thuần và phân tích kết quả lai F1 ,F2 ,F3.
  3. Câu 28. Ở một loài thực vật tính trạng chiều cao do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, cho cây cao nhất 150 cm lai với cây thấp nhất 70 cm được F1, cho F1 giao phấn tự do được F2 có 9 loại kiểu hình. Ở F2 có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình cao 90 cm? A. 12 B. 10 C. 28 D. 4 Câu 29. Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là: A. 6,25%. B. 50%. C. 12,5%. D. 25%. Câu 30. Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh. A. 1/2. B. 3/4. C. 5/9. D. 8/9 Câu 31. Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu? A. A = 0,4375 ; a = 0,5625 B. A = 0,25 ; a = 0,75 C. A = 0,75 ; a = 0,25 D. A = 0,5625 ; a = 0,4375 Câu 32. Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử? A. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử. B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử. C. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử. D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên. II. Tự luận (2 điểm): Chọn kết luận ĐÚNG hoặc SAI cho mỗi phát biểu sau và giải thích: 1. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử lactôzơ liên kết với protein ức chế làm cho protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành. 2. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài và xảy ra chủ yếu ở thực vật. 3. Tần số hoán vị gen dao động trong khoảng từ 0% đến 50% và luôn xảy ra ở 2 giới trong mỗi loài. 4. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh luôn tạo ra các giống mang kiểu gen đồng hợp. ĐÁP ÁN ĐỀ SINH HỌC 12 – HKI I. Trắc nghiệm (8 điểm): mỗi câu đúng 0,25đ 01. A; 02. A; 03. B; 04. D; 05. D; 06. B; 07. B; 08. D; 09. A; 10. C; 11. D; 12. C; 13. B; 14. A; 15. C; 16. D; 17. A; 18. D; 19. A; 20. A; 21. C; 22. C; 23. C; 24. C; 25. C; 26. B; 27. B; 28. B; 29. D; 30. D; 31. B; 32. A; II. Tự luận (2 điểm): Chọn kết luận ĐÚNG hoặc SAI cho mỗi phát biểu sau và giải thích: (mỗi câu 0,5đ) 1. Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử lactôzơ liên kết với protein ức chế làm cho protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành. ĐÚNG, giải thích theo SGK 2. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài và xảy ra chủ yếu ở thực vật. ĐÚNG, giải thích theo SGK 3. Tần số hoán vị gen dao động trong khoảng từ 0% đến 50% và luôn xảy ra ở 2 giới trong mỗi loài. SAI, giải thích theo SGK 4. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh luôn tạo ra các giống mang kiểu gen đồng hợp. ĐÚNG, giải thích theo SGK
  4. ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen : Aa =0,4 ,sau 2 thế hệ tự thụ thì tần số kiểu gen Aa là : A. 0,3 B. 0,4 C. 0,1 D. 0,2 Câu 2: Một gen có khối lượng phân tử 72 x 10 4 đvc .Thực hiện phiên mã 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit là : A. 3600 B. 8400 C. 16800 D. 2400 Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân sơ bị đột biến hậu quả làm mất axit amin thứ 9 trong phân tử protein hoàn chỉnh do gen đó tổng hợp (biết đột biến chỉ ảnh hưởng đến 1 bộ 3) .Vị trí xẩy ra đột biến gen: A. Mất 3 cặp nu 31,32,33 B. Mất 3 cặp nu 22,23,24 C. Mất 3 cặp nu 25,26,27 D. Mất 3 cặp nu 28,29,30 Câu 4: Một quần thể có tần số tương đối A=0.6 .Tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là A. 0,16 AA + 0,42 Aa + 0,36aa. B. 0, 42AA + 0,36 Aa + 0,16 aa. C. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,42aa. D. 0,36 AA + 0,42 Aa + 0,16 aa. Câu 5: Bé trai mắc hội chứng Đao ,đồng thời trong tế bào cặp NST giới tính lại dư 1 nhiễm sắc thể giới tính X .Như vậy bé trai thuộc thể : A. Tứ bội B. Một nhiễm C. Tam bội D. Tam nhiễm kép Câu 6: Kỹ thuật chọc dịch ối trong tư vấn di truyền người nhằm khảo sát : A. Tế bào mẹ ở nước ố B. ADN hay NST ở nước ối . C. Tế bào thai ở nước ối D. Tính chất nước ối Câu 7: Trong tế bào nhân thực, đọan ở vùng mã hóa của gen có nucleotit nhưng không chứa thông tin axitamin gọi là: A. Exon. B. Intron C. citron. D. codon. Câu 8: Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là A. một ba zơ bé bù với một ba zơ lớn. B. nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn. C. sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit. D. bán bảo tồn. Câu 9: Không thuộc thành phần một operon, nhưng có vai trò quyết định hoạt động của operon là: A. Gen điều hòa B. Vùng khởi động. C. Vùng vận hành. D. Gen cấu trúc. Câu 10: Ỏ Ngô, 3 cặp gen không alen ( Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 130cm. Kiểu gen của cây cao 145 cm là: A. AabbDd B. AaBBDD C. aaBbdd D. AaBbDd Câu 11: Thường biến là: A. Biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. B. Biến đổi kiểu hình do kiểu gen thay đổi. C. Biến đổi do ảnh hưởng của môi trường. D. Biến đổi kiểu hình ở nhiều kiểu gen. Câu 12: Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 2400. số axit amin trong1 phân tử prôtêin hoàn chỉnh được tổng hợp từ gen là : A. 400 B. 800 C. 499 D. 398 Câu 13: Hiện tượng con lai vượt trội so với bố mẹ về sinh trưởng ,phát triển ,năng suất và sức chống chịu được gọi là : A. Hiện tượng trội hoàn toàn B. Hiện tượng đột biến trội C. Hiện tượng ưu thế lai D. Hiện tượng siêu trội Câu 14: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loàithứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thể song nhị bội là A. AABB. B. AB. C. AAAA. D. BBBB. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%. B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. C. Các gen nằm càng gần nhau trên 1 NST thì tần số HVG càng cao. D. Tần số HVG luôn bằng 50%. Câu 16: Trong quá trình nhân đôi ADN các đoạn Okazaki được nối với nhau là nhờ : A. lizgaza B. ARN pôlymeraza C. ADN pôlymeraza D. Hêlicaza
  5. Câu 17: Quy luật phân ly độc lập thực chất nói về : A. Sự phân ly độc lập của các tính trạng B. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh C. Sự phân ly độc lập của các alen trong quá trình giảm phân D. Sự phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 9 :3:3:1 Câu 18: Hợp tử tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n-1) có thể phát triển thành : A. Thể một kép (2n-1-1)hoặc thể không (2n -2) B. Thể một C. Thể không (2n -2) D. Thể 1 kép (2n-1-1) Câu 19: Biết bệnh máu khó đông ở người là bệnh do gen lặn trên NST X quy định .Mẹ bình thường ,bố và ông ngoại mắc bệnh máu khó đông .Kết luận nào sau đây đúng: A. Tất cả các con đều mắc bệnh B. 50% con gái có khả năng mắc bệnh C. Con gái của họ không mắc bệnh D. 100% con trai mắc bệnh Câu 20: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số: A. tính trạng của loài. B. giao tử của loài. C. nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. D. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của loài. Câu 21: Vốn gen của 1 quần thể đặc trưng bởi : A. Tỷ lệ đực cái B. Tần số kiểu gen và tần số alen C. Tỷ lệ nhóm tuổi D. Mật độ cá thể Câu 22: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen A. Chuột bạch có gen hooc môn sinh trưởng của chuột cống B. Cây bông có gen kháng sâu hại của vi khuẩn C. Cừu Đô ly được tạo ra bằng nhân bản vô tính D. Ecoli chứa gen tổng hợp Insulin người Câu 23: Dùng côsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li ở đời con là: A. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA: 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa: 1aaaa. C. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa D. 1AAAA : 8AAaa: 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. Câu 24: Trong kỹ thuật chuyển gen véctơ thường dùng là : A. Plasmit hoặc vi khuẩn EcôLi B. Virut hoặc plasmit C. Vi khuẩn Ecoli hay nấm men D. Thể ăn khuẩn hoặc vi khuẩn Câu 25: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế: A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. Nhân đôi, phiên mã. C. tổng hợp ARN, dịch mã. D. Nhân đôi, phiên mã, dịch mã. Câu 26: Kết quả của phép lai thuận nghịch đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. B. có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính. C. nằm ở ngoài nhân. D. nằm trên nhiễm sắc thể thường. Câu 27: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực ,dạng sợi có chiều ngang 11 nm được gọi là : A. Vùng xếp cuộn B. Sợi cơ bản C. Sợi cromatit D. Sợi nhiễm sắc Câu 28: Kiểu gen của hợp tử và f là bao nhiêu nếu khi giảm phân tạo giao tử Ab = 30% ? A. AB/ ab,( f = 20%) B. AB/ ab,( f = 40%) C. Ab/ aB,( f = 20%) D. Ab/ aB, (f = 40%) Câu 29: Ở đậu Hà lan, mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên 1 NST, trội hoàn toàn. Khi cho cây dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình : A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 1 : 1 : 1 :1 C. 3 : 3 : 1 : 1 D. 9 : 7 Câu 30: Trong phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen sau đây: Bố AaBbCcDdEe x mẹ aaBbccDdee . Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau Tỷ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là: A. 9/128 B. 1/32 C. 1/4 D. 9/64 HẾT
  6. ĐÁP ÁN SINH 12 CÂU ĐA 1 C 2 A 3 D 4 D 5 D 6 C 7 B 8 B 9 A 10 D 11 A 12 D 13 C 14 A 15 B 16 A 17 C 18 A 19 B 20 D 21 B 22 C 23 C 24 B 25 D 26 C 27 B 28 D 29 A 30 A ĐỀ 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian: 45 phút Câu 1. Phép lai AaBb x AaBb. Nếu các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn . (1) Con lai có 16 tổ hợp; (2) Con lai có 9 kiểu gen (3) Con lai có 2 kiểu hình; (4) Tạo 4 loại giao tử bằng nhau (5) Con lai có 10 kiểu gen; (6) Con lai tạo 4 kiểu hình Kết quả nào sau đây đúng ? A. (1);(3);(4);(6) B. (1);(2);(5);(6) C. (1);(2);(3);(6) D. (1);(2);(4);(6) Câu 2. Có các phép lai sau: (1) AaBb x aaBB (2) AABb x Aabb (3) aaBb x aabb (4) AAbb x aaBB (5) AABb x AAbb (6) aaBB aaBb Bố mẹ có kiểu gen như thế nào để F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:1 .Biết các gen trội hoàn toàn? A. (1);(3);(5);(6) B. (1);(2);(3);(5) C. (1);(2);(4);(5) D. (1);(3);(4);(6)
  7. Câu 3. Ở bắp có 3 gen tác động qua lại hình thành chiều cao thân cây .Mỗi alen trội làm cho cây lùn đi 20 cm. Đem lai cây thấp nhất với cây cao nhất ( 210cm). Ở F2 chiều cao của cây là 170cm tương ứng với kiểu gen là: A. AaBBDD B. AaBbDD C. AABBDD D. AaBbdd. Câu 4. Ở lúa, A quy định hạt gạo đục trội hoàn toàn so với a quy định hạt gạo trong; B quy định chín sớm trội hoàn toàn so b quy định chín muộn.Cho cây dị hợp về hai cặp gen nói trên tự thụ phấn, đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó cây cho hạt gạo trong, chín muộn chiếm tỉ lệ 4%. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Đã có hoán vị gen với tần số 40%; B. Ở đời con cây mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 54% AB C. Cây bố mẹ có kiểu gen . D. Ở đời con cây mang hạt gạo đục ,chín muộn chiếm tỉ lệ 21%. ab Câu 5. Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không xảy ra đột biến và quá trình ngẫu phối xảy ra tự do. Theo lí thuyết, trong các phép lai giữa hai cá thể (1) AA x Aa (2) Aa x aa (3) XAXA x XaY (4) XaXa x XAY Có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen 1:1? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. AB AB Ab aB Cho các phép lai sau: (1). AaBb x aabb ; (2). AaBb x AABb ; (3). x ; (4). x . Có ab ab ab ab bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 7. Trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường ,mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội và trội hoàn hoàn .Tính theo lí thuyết phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ ? A. 27/256 B. 9/64 C. 27/128 D. 9/128 Câu 8. Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1. Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 16%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là : AB Ab AB Ab A. x (f=18%) B. x (f=36%) ab aB ab aB AB AB AB AB C. x (f=36%) D. x (f=18%) ab ab ab ab Câu 9. Phép lai AaBb x AABb phân li độc lập cho tỉ lệ kiểu hình A. 1:1 B. 1:1:1:1 C. 3:3:1:1 D. 3:1 Câu 10. Cho một cây lưỡng bội (I) lần lượt giao phối với hai cây lưỡng bội khác cùng loài, thu được kết quả như sau: - Với cây thứ nhất, đời con gồm : 210 cây thân cao,quả tròn : 90 cây thân thấp,quả bầu dục 150 cây thân cao ,quả bầu dục : 30 cây thân thấp ,quả tròn. - Với cây thứ hai, đời con gồm : 210 cây thân cao,quả tròn : 90 cây thân thấp,quả bầu dục : 30 cây thân cao ,quả bầu dục : 150 cây thân thấp ,quả tròn. Cho biết : Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A và a) ,tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai alen (B và b) quy định ,các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây lưỡng bội (I) là? AB Ab Ab aB A. B. C. D. ab aB ab ab Câu 11. Quần thể thực vật nếu tự thụ phấn bắt buộc sẽ làm: A. thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể B. thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen C. tăng sự đa dạng của quần thể
  8. D. tăng tần số kiểu gen dị hợp và giảm tần số kiểu gen đồng hợp tử. Câu 12. Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34% AA : 59,32% Aa : 23,34% aa. Khi quần thể xảy ra giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3? A. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09% aa. B. Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53. C. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P. D. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P. Câu 13. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu phối dạng cân bằng về di truyền, A có tần số 0,3 và B có tần số 0,7. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ A. 0,42. B. 0,3318. C. 0,0378. D. 0,21. Câu 14. Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, thu được tổng số 10 000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6 400 hạt nảy mầm. Tính theo lí thuyết, trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp là: A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 48%. Câu 15. Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp A. lai khác loài. B.Gây đột biến, C. nhân bản vô tính. D. chuyển gen Câu 16. Để tạo ưu thế lai về khối lượng cơ thể lợn ,người ta cho lai giữa lợn Ỉ thuần chủng aaBBddcó khối lượng 60kg với lợn Landrat thuần chủng AAbbDD có khối lượng 100 kg. Lợn lai F1 có khối lượng trung bình 120 kg. Ưu thế lai của F1 về khối lượng cơ thể là: A. 40 kg B. 120kg C. 60kg D. 20 kg Câu 17. Để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác, người ta cần phải có những gì trong số các thứ nêu ra dưới đây? (1) Gen cần chuyển, (2) Enzim ligaza, (3) Một đoạn ADN bất kì làm thể truyền, (4) Plasmit, (5) Enzim ADN pôlimeraza, (6) Ezim cắt giới hạn. A. (l),(4),(6), (2). B. (1), (3), (6), (5). C. (1),(5), (6), (2). D. (l), (6), (3), (2). Câu 18. Ở người gen M nhìn màu bình thường và gen m mù màu nằm trên NST giới tính X.Trong một gia đình bố ,mẹ nhìn màu bình thường . Xác suất sinh con bị mù màu trong tổng số con là : A. 75% B. 50% C. 25% D. 12,5% Câu 19. Khảo sát sự di truyền một bệnh ở người qua 3 thế hệ như sau: I 1 2 3 4 Nam bình thường Nam bệnh II 1 2 3 4 Nữ bình thường III 1 2 Nữ bệnh Bệnh do gen trội hay lặn và nằm trên nhiễm sắc thể ? A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; B. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. C. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X; D. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Câu 20. Cho biết ở người, gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường tương ứng là H và M. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào? A. Chồng XmHY, vợ XMh Xmh B. Chồng Xmh Y, vợ XmH Xmh hoặc XMh XmH C. Chồng XMH Y, vợ XMHXMH D. Chồng XMH Y, vợ XMh XmH hoặc XMH Xmh. Câu 21. Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra : A. Màng nhân B. Tế bào chất C. Nhân D. Nhân con. Câu 22. Hai tiểu phần lớn và bé kết hợp để hình thành riboxom khi: A. Các tiểu phần ra khỏi nhân đến tế bào chất B. Hoàn tất việc tổng hợp protein C. tARN mang axit amin đến mARN D. Bắt đầu quá trình tổng hợp protein. Câu 23. Ở sinh vật nhân sơ, điều hoà hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
  9. A. sau dịch mã. B. dịch mã. C. phiên mã. D. trước phiên mã. Câu 24. Gen có chiều dài 2550Ao và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao 4 lần là: A. A =T = 5265 và G = X = 6000 B. A =T = 5265 và G = X = 6015 C. A =T = 5250 và G = X = 6000 D. A =T = 5250 và G = X = 6015 Câu 25. Một gen bình thường có tổng số liên kết hidro là 2025 và có hiệu số G với loại khác bằng 20%. Sau quá trình nhân đôi 3 lần các gen con tạo ra chứa 1800A và 4201G .Dạng đột biến xảy ra : A. Thay 1 cặp A-T bằng 1 Cặp G-X B. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T C. Mất 1 cặp A-T D. Thêm 1 cặp G-X Câu 26. Quá trình phát sinh đột biến gen xảy ra theo trình tự nào sau đây? A. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN tiền đột biến Enzim sửa chữa Đột biến. B. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN Enzim sửa chữa Tiền đột biến Đột biến. C. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN Tiền đột biến Enzim không sửa chữa Đột biến. D. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN Enzim không sửa chữa Tiền đột biến Đột biến. Câu 27. Cho các bệnh ,tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: (1). Hội chứng mèo kiêu (2). Bệnh ung thư máu (3). Claiphentơ (4). Hội chứng đao (5). Hội chứng tocno (6). Hồng cầu lưỡi liềm. Bệnh tật và hội chứng di truyền có thể gặp cả nam lẫn nữ: A. (3),(4),(5),(6) B. (1),(2),(4),(6) C. (2),(3),(4),(6) D. (1),(2),(5),(6) Câu 28. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho giao phấn hai cây tứ bội thân cao với nhau thu được F1 gồm 122 cây thân cao và 40 cây thân thấp. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Sơ đồ lai nào sau đây phù hợp với kết quả lai trên? A. AAAa x Aaaa. B. Aaaa x Aaaa. C. AAaa X Aaaa. D. AAaa X AAaa. Câu 29. Chọn phương án đúng. Mã di truyền có những đặc điểm nào sau đây ? 1. Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng 2. Mã di truyền có tính liên tục 3. Trên mARN ,mã di truyền được đọc theo chiều 5/ - 3/ 4. Mã di truyền có tính dư thừa 5. Mã di truyền có tính đặc hiệu 6. Mã di truyền có tính phổ biến 7. Mã di truyền có tính độc lập A. 1,2,3,4,5,6,7 B. 1,2,3,4,5,6 C. 2,3,4,5,6 D. 2,3,4,5,6,7 Câu 30. Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây có hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là đột biến nào sau đây? A. Thể một. B. Thể ba. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội. ĐÁP ÁN SINH 12 1D 2B 3D 4C 5D 6C 7C 8C 9D 10A 11B 12D 13C 14C 15C 16A 17A 18D 19B 20D 21B 22D 23C 24A 25D 26C 27B 28B 29C 30A