4 Đề thi giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)
Câu 1 : Các bộ ba mã hóa khác nhau ở
a. cấu trúc và số lượng nuclêôtit.
b. thành phần và trình tự nuclêôtit.
c. số lượng và thành phần nuclêôtit.
d. trình tự và số lượng nuclêôtit.
Câu 2 : Có nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một loại axit amin. Điều này phản ánh đặc tính nào của mã di truyền?
a. Tính liên tục
b. Tính phổ biến
c. Tính thoái hóa
d. Tính đặc thù
Câu 3 : Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định?
a. Số lượng axit amin
b. Thành phần axit amin
c. Trình tự axit amin
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 4 : Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu nằm ở
a. đầu 3’-OH của mạch khuôn.
b. đầu 5’-P của mạch khuôn.
c. đầu 3’-OH trên mạch bổ sung.
d. đầu 5’-P trên mạch bổ sung.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "4 Đề thi giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 4_de_thi_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_co_dap_an.docx
Nội dung text: 4 Đề thi giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 1 Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 60 phút Đề số 1 Câu 1 : Các bộ ba mã hóa khác nhau ở a. cấu trúc và số lượng nuclêôtit. b. thành phần và trình tự nuclêôtit. c. số lượng và thành phần nuclêôtit. d. trình tự và số lượng nuclêôtit. Câu 2 : Có nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một loại axit amin. Điều này phản ánh đặc tính nào của mã di truyền? a. Tính liên tục b. Tính phổ biến c. Tính thoái hóa d. Tính đặc thù Câu 3 : Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định? a. Số lượng axit amin b. Thành phần axit amin c. Trình tự axit amin d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 4 : Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu nằm ở
- a. đầu 3’-OH của mạch khuôn. b. đầu 5’-P của mạch khuôn. c. đầu 3’-OH trên mạch bổ sung. d. đầu 5’-P trên mạch bổ sung. Câu 5 : Từ ba nuclêôtit: A, U, G có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin? a. 27 b. 24 c. 21 d. 9 Câu 6 : Có khoảng bao nhiêu axit amin trong các prôtêin cấu thành nên các dạng sống khác nhau? a. 30 b. 64 c. 20 d. 10 Câu 7 : Tại vùng mã hóa của một gen thuộc sinh vật nhân sơ có 1200 nuclêôtit. Gen tiến hành phiên mã và dịch mã một lần để tạo nên chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh. Hỏi có bao nhiêu liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit này? a. 398 b. 400 c. 399 d. 397
- Câu 8 : Một gen sau đột biến điểm, số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hiđrô tăng lên. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra? a. Mất một cặp A - T b. Thay thế cặp G – X bằng cặp A - T c. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X d. Thêm một cặp G – X Câu 9 : Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin? a. mARN b. ADN c. tARN d. Ribôxôm Câu 10 : Vì sao nói ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử? a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng b. Vì ADN mang thông tin di truyền, quy định việc hình thành mọi tính trạng của cơ thể c. Vì ADN là cấu trúc đặc trưng cho loài và ổn định, truyền lại qua các thế hệ nhờ cơ chế tái bản d. Vì ADN có khả năng phiên mã, từ đó gián tiếp tổng hợp prôtêin cho tế bào. Câu 11 : Trong cơ chế hoạt động của OPêron Lac ở E.coli, để ức chế hoạt động của gen cấu trúc thì prôtêin ức chế sẽ bám vào đâu? a. Vùng khởi động b. Gen điều hòa c. Gen cấu trúc d. Vùng vận hành
- Câu 12 : Sự phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào điều nào sau đây? a. Đặc trưng cấu trúc của gen b. Loại tác nhân gây đột biến c. Sự thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện khí hậu, thời tiết d. Cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến Câu 13 : Chất 5-brôm uraxin là tác nhân gây ra dạng đột biến nào dưới đây? a. Thay thế cặp A – T bằng cặp G - X b. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T c. Thêm một cặp G – X d. Mất một cặp A – T Câu 14 : Một nhóm vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ trong phân tử ADN. Khi chuyển nhóm E.coli này sang môi trường , mỗi cá thể tiến hành nhân đôi liên tiếp 3 lần, sau đó khi sàng lọc, người ta nhận thấy số E.coli có ADN chỉ chứa N14 ở thế hệ cuối cùng là 24. Hỏi nhóm E.coli ban đầu có bao nhiêu cá thể? a. 3 b. 8 c. 2 d. 4 Câu 15 : Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng côđon sau đột biến và côđon trước đột biến cùng quy định một axit amin. Đây là dạng đột biến nào? a. Đột biến dịch khung b. Đột biến vô nghĩa c. Đột biến đồng nghĩa
- d. Đột biến sai nghĩa Câu 16 : Ở người, alen A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Một cặp vợ chồng tóc xoăn sinh con đầu lòng tóc thẳng và người con thứ hai có tóc xoăn. Hỏi xác suất người con thứ hai mang kiểu gen đồng hợp là bao nhiêu? a. 1/2 b. 1/3 c. 2/3 d. 1/4 Câu 17 : Menđen đã sử dụng phương pháp nào để tạo dòng thuần ở đậu Hà Lan? a. Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ b. Giao phấn ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ c. Gây đột biến d. Lai phân tích Câu 18 : Ở một loài thực vật, gen quy định tính trạng dạng hoa và màu hoa phân li độc lập. Alen B quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa kép. Alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng (kiểu gen dị hợp quy định hoa hồng). Khi cho lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 thu được đều có kiểu hình hoa đơn, hồng. Cho F 1 tự thụ phấn, hỏi xác suất cây hoa kép, hồng ở F2 là bao nhiêu? a. 17,5% b. 12,5% c. 50% d. 75% Câu 19 : Cho các phép lai:
- 1. AB/ab x Ab/aB 2. Ab/aB x Ab/aB 3. AB/ab x AB/ab 4. AB/ab x Ab/ab 5. Ab/ab x aB/ab Biết các gen liên kết hoàn toàn và trội lặn hoàn toàn. Hỏi có bao nhiêu phép lai cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1? a. 3 b. 2 c. 1 d. 4 Câu 20 : 2 tế bào sinh tinh của 1 cá thể có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân I và II bình thường sẽ cho tối đa mấy loại tinh trùng ? a. 8 b. 2 c. 4 d. 6 Câu 21 : Khi tiến hành phân tích cơ thể F1 dị hợp về hai cặp gen (AaBb) cùng quy định 1 tính trạng, đời con thu được kiểu hình có tỉ lệ phân li là 1 : 2 : 1. Kết quả trên phù hợp với kiểu tương tác bổ sung nào sau đây? a. 9 : 7 b. 9 : 6 : 1 c. 13 : 3
- c. Tương tác át chế d. Tương tác bổ sung Câu 24 : Cho phép lai: AB/ab x Ab/aB. Biết rằng các gen trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng và liên kết gen hoàn toàn. Hỏi đời con có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? a. 3 trội – trội : 1 lặn – trội. b. 1 trội – lặn : 2 trội – trội : 1 lặn – trội. c. 1 trội – trội : 2 trội – lặn : 1 lặn – trội. d. 2 trội – lặn : 1 trội – trội : 2 lặn – trội. Câu 25 : Cho phép lai: AB/abXDXd x AB/ab XDY. Biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đồng giao tử với tần số 20%, các gen trội lặn hoàn toàn. Hỏi tỉ lệ cá thể có kiểu hình trội về cả ba tính trạng ở thế hệ sau là bao nhiêu? a. 37,5% b. 66% c. 49,5% d. 52,5% Câu 26 : Tỉ lệ phân tính nào dưới đây đặc trưng cho sự tương tác át chế giữa hai cặp gen không alen? a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng b. 12 : 3 : 1 c. 9 : 3 : 4 d. 13 : 3 Câu 27 : Ở người, tính trạng nào dưới đây di truyền theo cơ chế nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng? a. Màu da
- b. Màu mắt c. Màu tóc d. Dáng mũi Câu 28 : Con người có bao nhiêu nhóm gen liên kết? a. 22 b. 25 c. 23 d. 24 Câu 29 : Khi nói về thường biến, điều nào dưới đây là đúng? a. Mang tính chất ngẫu nhiên, vô hướng b. Có thể dự đoán trước c. Là những biến đổi về kiểu gen của cùng một kiểu hình d. Di truyền được cho thế hệ sau Câu 30 : Tật/bệnh nào dưới đây chỉ có ở nam giới? a. Bạch tạng b. Bàn tay 6 ngón c. Câm điếc bẩm sinh d. Dính ngón tay số 2 và số 3 Đáp án và hướng dẫn làm bài Câu 1 : Đáp án b Giải thích : gen có vùng mã hóa liên tục. Câu 2 : Đáp án c
- Giải thích : đầu 3’ trên mạch mã gốc của gen. Câu 3 : Đáp án a Giải thích : Tính phổ biến (Tính phổ biến được thể hiện ở việc hầu hết các sinh vật đều sử dụng chung bộ mã di truyền, điều này chứng tỏ nguồn gốc chung cũng như sự thống nhất của sinh giới) Câu 4 : Đáp án d Giải thích : UAA (đó là một trong ba bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA. Chúng không mã hóa axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã). Câu 5 : Đáp án b Giải thích : 5’ – 3’, ngược chiều với mạch khuôn Câu 6 : Đáp án d Giải thích : cấu trúc prôtêin (nguyên tắc bổ sung thể hiện ở việc liên kết giữa bazơ nitơ có kích thước lớn với bazơ nitơ có kích thước bé để tạo nên sự cân bằng và ổn định trong cấu trúc của vật chất di truyền. Cụ thể là A liên kết với T bằng 2 liên kết H và G liên kết với X bằng 3 liên kết H. Trong prôtêin là sự liên kết giữa các axit amin và không liên quan đến nguyên tắc đặc biệt này.) Câu 7 : Đáp án c Giải thích : Trước khi tARN vận chuyển mang aa liền trước tách ra khỏi ribôxôm dưới dạng tự do. Câu 8 : Đáp án a Giải thích : 700 (gọi N là số nuclêôtit của ADN (N=2400), x là số nuclêôtit loại A của gen, theo bài ra, ta có: x . (2^3-1) = 3500. Suy ra x = 500. Mà số nuclêôtit loại X + số nuclêôtit loại A = N/2=1200 nên số nuclêôtit loại X = 1200 = 500 = 700) Câu 9 : Đáp án c
- Giải thích : 5’ ATXXGAATGX .3’ (vì đều tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung, nên đoạn trình tự trên mạch bổ sung sẽ giống với đoạn trình tự trên mARN, chỉ khác là U được thay thế bằng T) Câu 10 : Đáp án d Giải thích : mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm để làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin Câu 11 : Đáp án b Giải thích : Vô hiệu hóa prôtêin ức chế. Câu 12 : Đáp án c Giải thích : Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Câu 13 : Đáp án a Giải thích : Lặp đoạn NST (lặp đoạn chứa các gen CD) Câu 14 : Đáp án b Giải thích : AUG (bộ ba mở đầu trên mARN) Câu 15 : Đáp án b Giải thích : 19 (thể một nhiễm có bộ NST dạng 2n – 1. Mà ngô có bộ NST lưỡng bội là 2n = 20 nên 2n – 1 = 19) Câu 16 : Đáp án b Giải thích : Axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit do gen tổng hợp có thể bị thay đổi (vì đây không phải là đột biến vô nghĩa nên triplet sau đột biến sẽ phiên mã cho ra một bộ ba khác trên mARN và bộ ba này có thể mã hóa cho axit amin cùng loại hoặc khác loại so với axit amin được quy định tổng hợp bởi bộ ba ban đầu. Do đó, chúng ta chỉ dùng từ “có thể”. Mặt khác, chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh đã bị cắt bỏ axit amin mở đầu nên vị trí axit amin có thể thay đổi là axit amin thứ 12 của chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh ) Câu 17 : Đáp án b
- Giải thích : XXY (thừa một NST X) Câu 18 : Đáp án a Giải thích : Tất cả các phương án còn lại đều đúng (trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, nếu bố hoặc mẹ mang kiểu gen đồng hợp trội hoặc cả hai bố mẹ đều có kiểu gen đồng hợp thì đời con luôn có kiểu hình đồng tính. Cả ba phép lai còn lại đều đáp ứng được tiêu chí này) Câu 19 : Đáp án b Giải thích : AaBb x aabb (lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn (kiểu hình lặn) nhằm đánh giá, xác định kiểu gen của cá thể mang kiểu hình trội) Câu 20 : Đáp án b Giải thích : 50% (Đời con thu được có tỉ lệ kiểu gen là 1 AA : 2 Aa : 1 aa. Trong 3 kiểu gen này, kiểu gen Aa khi tự thụ phấn cho đời sau có tỉ lệ 3 (A-) trội – 1 lặn (aa) nên tỉ lệ kiểu cây tự thụ phấn cho đời sau có tỉ lệ 3 (A-) trội – 1 lặn (aa) là 2/4 (Aa)= 50%) Câu 21 : Đáp án c Giải thích : 46,875%. (gọi a là số lần tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen aa sau 4 lần tự thụ phấn là: (100% - (1/2)^a.100%)/2 = 100% - (1/2)^4.100%)/2 = 46,875%) Câu 22 : Đáp án b Giải thích : 1/64 (=1/4(AA). 1/4 (BB).1/4(cc)) Câu 23 : Đáp án d Giải thích : Tương tác bổ sung (tương tác giữa hai cặp alen cùng quy định một tính trạng, đặc trưng với tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 6 : 1) Câu 24 : Đáp án b Giải thích : 1 trội – lặn : 2 trội – trội : 1 lặn – trội
- (Phép lai: P: AB/ab x Ab/aB G: AB, ab Ab, aB F1: 1Ab/ab : 2 (AB/Ab; AB/aB) : 1 aB/ab Kiểu hình: 1 trội – lặn : 2 trội – trội : 1 lặn – trội) Câu 25 : Đáp án d Giải thích : 52,5% (hoán vị gen xảy ra với tần số 20% nên %ab/ab = 40% x 50% = 20%. Suy ra tỉ lệ cá thể mang ít nhất hai alen trội A, B là: 50% + 20% = 70%. Suy ra cá thể mang ít nhất 3 alen trội (A, B, XD ) tức có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng là 70% x 75% (XD-) =52,5% Câu 26 : Đáp án a .Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 27 : Đáp án a Giải thích : Màu da (tương tác cộng gộp giữa các gen và chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố môi trường) Câu 28 : Đáp án c Giải thích : 23 (tương ứng với số NST trong bộ đơn bội) Câu 29 : Đáp án b Giải thích : Có thể dự đoán trước (bởi chịu tác động của điều kiện môi trường nên có thể dựa vào xu hướng thay đổi của môi trường để dự đoán sự thay đổi về hình thái của sinh vật có liên quan) Câu 30 : Đáp án d Giải thích : Dính ngón tay số 2 và số 3 (vì đây là tật di truyền do gen nằm trên NST Y quy định) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 1
- Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 60 phút Đề số 4 Câu 1 : Tế bào sinh noãn của một loài thực vật lưỡng tính nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra các tế bào con có tổng số NST là 192. Hỏi một dòng thuần của loài này có tối đa bao nhiêu thể đột biến thừa 1 NST? a. 12 b. 13 c. 14 d. 15 Câu 2 : Từ hai loại nuclêôtit U và A có thể tạo ra được tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin? a. 8 b. 7 c. 9 d. 6 Câu 3 : Bộ ba AUG mã hóa cho axit amin nào ở sinh vật nhân sơ? a. Foocmic mêtiônin b. Mêtiônin c. Triptôphan d. Alanin Câu 4 : Có bao nhiêu bộ ba đóng vai trò kết thúc quá trình dịch mã? a. 5
- b. 4 c. 2 d. 3 Câu 5 : Loại nuclêôtit nào dưới đây bắt gặp ở cả ADN và ARN? a. G b. X c. Tất cả các phương án còn lại đều đúng d. A Câu 6 : Đâu là bộ ba đối mã trên tARN vận chuyển axit amin mở đầu? a. 5’XAU3’ b. 3’XAT5’ c. 5’AUG3’ d. 5GUA3’ Câu 7 : Các loại nuclêôtit khác nhau chủ yếu ở thành phần nào? a. Đường pentôzơ b. Bazơ nitơ c. Axit phôtphoric d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 8 : Một phân tử ADN có 2800 nuclêôtit. Nếu số lượng nuclêôtit loại A chiếm 40% tổng số nuclêôtit của ADN (N) thì nhu cầu nuclêôtit loại G khi tái bản liên tiếp 4 lần là bao nhiêu? a. 2400
- b. 3200 c. 4200 d. 2100 Câu 9 : Một gen có 900 nuclêôtit thì số liên kết hiđrô tối đa có thể có giữa các nuclêôtit là bao nhiêu? a. 1800 b. 1500 c. 1420 d. 1350 Câu 10 : Một NST có trình tự gen là MNPQRST. Sau đột biến, NST có trình tự gen là MNPT. Hỏi dạng đột biến nào dưới đây có thể đã xảy ra? a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng b. Mất đoạn NST c. Lặp đoạn NST d. Đảo đoạn NST Câu 11 : Opêron Lac ở E.coli không bao gồm thành phần nào sau đây? a. Vùng khởi động b. Gen điều hòa c. Gen cấu trúc d. Vùng vận hành Câu 12 : Khi nói về đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong gen, nhận định nào dưới đây là sai? a. Luôn dẫn đến sự thay đổi axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp
- b. Có thể không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen c. Có thể không làm thay đổi số lượng liên kết H trong gen d. Có thể tạo ra dạng đột biến vô nghĩa Câu 13 : Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có ý nghĩa gì? a. Hoạt hóa chức năng của NST, hỗ trợ quá trình lưu trữ vật chất di truyền b. Tạo điều kiện cho sự phân li, tổ hợp của các NST trong quá trình phân bào. c. Giúp các NST không bị đứt gãy và tiết kiệm không gian ở môi trường trong d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 14 : Nhiễm sắc thể có chức năng gì? a. Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào b. Điều hòa hoạt động của các gen c. Lưu giữ, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 15 : Dạng đột biến NST nào dưới đây không làm thay đổi lượng vật chất di truyền trong NST? a. Mất đoạn NST b. Lặp đoạn NST c. Đảo đoạn NST d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 16 : Thể ba nhiễm của một loài có 25 NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng. Hỏi ở thể lưỡng bội của loài này có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng? a. 20
- b. 22 c. 26 d. 24 Câu 17 : Phép lai nào dưới đây thường được dùng để nhận biết quy luật di truyền qua tế bào chất? a. Lai khác dòng b. Lai phân tích c. Lai thuận nghịch d. Lai khác thứ Câu 18 : Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng (gen nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Khi cho lai ruồi giấm cái mắt đỏ với ruồi đực mắt đỏ, đời con xuất hiện mắt trắng. Hỏi tỉ lệ cá thể mang alen lặn ở đời con là bao nhiêu? a. 50% b. 25% c. 75% d. 100% Câu 19 : Cho phép lai: AaBbCc x AABBCc. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội về tất cả các gen ở đời sau là bao nhiêu? a. 18,75% b. 6,25% c. 12,5% d. 3,75%
- Câu 20 : Biết các gen trội lặn hoàn toàn và liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1? a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng b. Ab/aB x Ab/aB c. AB/ab x Ab/aB d. AB/ab x aB/ab Câu 21 : Ở ruồi giấm, alen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen. Alen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Khi cho hai dòng thuần chủng thân xám, cánh dài lai với thân đen, cánh cụt, thu được F1 đồng tính. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 thu được có 10% cá thể thân xám, cánh cụt. Hãy xác định tần số hoán vị gen của F1. a. 10% b. 30% c. 40% d. 20% Câu 22 : Cho kiểu gen: AB/ab Dd. Hãy xác định tỉ lệ giao tử AbD trong trường hợp hoán vị gen xảy ra với tần số 30%. a. 25% b. 7,5% c. 15% d. 2,75% Câu 23 : Ở một loài thực vật, màu hoa do hai cặp gen A,a và B,b quy định. Kiểu gen A- B- quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho lai hai cây hoa trắng thuần chủng, đời F1 thu được toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F 2. Hỏi trong số những cây hoa đỏ ở F2, cây tự thụ phấn làm xuất hiện hoa trắng ở đời sau chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- a. 5/9 b. 1/9 c. 4/9 d. 8/9 Câu 24 : Khi lai hai cơ thể dị hợp tử chéo trội lặn hoàn toàn và liên kết gen hoàn toàn, đời con sẽ có tỉ lệ phân li kiểu hình là: a. 1 : 2 : 1 b. 3 : 1 c. 1 : 1 d. 1 : 1 : 1 : 1 Câu 25 : Khi nói về ý nghĩa của liên kết gen, điều nào sau đây là đúng? a. Giúp phát sinh nhiều biến dị đột biến có lợi cho sinh vật b. Giúp làm tăng các biến dị tổ hợp cho loài c. Giúp đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 26 : Xét ba gen, gen A gồm có 2 alen nằm trên NST X, thuộc vùng không tương đồng với NST Y. Gen B và gen C đều có 2 alen, nằm trên một NST thường và liên kết gen không hoàn toàn. Hỏi một cơ thể lưỡng bội có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen về các cặp alen đang xét? a. 48 b. 60 c. 50 d. 42
- Câu 27 : Lá một cây thủy sinh khi chìm trong nước thì nhỏ, dài và nhọn, lá nổi trên mặt nước lại có dạng bản rộng, to tròn. Ví dụ trên minh họa cho biến dị nào? a. Đột biến NST b. Biến dị tổ hợp c. Thường biến d. Đột biến gen Câu 28 : Trong điều kiện lý tưởng, giống lúa A cho năng suất tối đa là 10,5 tấn/ha, trong khi đó giống lúa B chỉ cho năng suất tối đa là 6 tấn/ha. Điều này cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với năng suất cây trồng? a. Giống b. Chế độ canh tác c. Nguồn dinh dưỡng khoáng d. Điều kiện thời tiết Câu 29 : Khi nói về đột biến gen, điều nào dưới đây là đúng? a. Có tính chất đồng loạt trên nhiều cá thể b. Thường có lợi cho sinh vật c. Vô hướng, không thể dự đoán d. Không di truyền được Câu 30 : Ở một loài thực vật, màu hoa do gen nằm ngoài tế bào chất quy định. Khi cho cây mẹ có hoa đỏ lai với cây bố có hoa trắng, đời con sẽ thu được a. 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng. b. 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng. c. 100% hoa trắng.
- d. 100% hoa đỏ. Đáp án và hướng dẫn làm bài Câu 1 : Đáp án a Giải thích : 12 (Số NST trong mỗi tế bào con là: 192/2^3 = 24 nên loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Tương ứng với đó là có 12 cặp NST. Như vậy loài sẽ có tối đa 12 thể ba (thừa 1 NST). Mỗi trường hợp tương ứng với rối loạn xảy ra ở một cặp NST khác nhau) Câu 2 : Đáp án b Giải thích : 7 (Bộ ba có ba vị trí, mỗi vị trí có 2 cách chọn (A hoặc U) nên có tất cả 2.2.2 = 8 bộ ba, trong đó có 1 bộ ba không mã hóa axit amin là UAA nên số bộ ba mã hóa axit amin là 8 – 1 = 7) Câu 3 : Đáp án a. Foocmic mêtiônin Câu 4 : Đáp án d Giải thích : 3 (UAA, UAG, UGA) Câu 5 : Đáp án c. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 6 : Đáp án a. 5’XAU3' Câu 7 : Đáp án b Giải thích : Bazơ nitơ (A, T, G, X) Câu 8 : Đáp án c Giải thích : 4200 (A = 40%N suy ra G = 10%N = 280. Vậy số nuc lê ô tit loại G cần là: 280. (2^4-1)=4200) Câu 9 : Đáp án d Giải thích : 1350 (trường hợp gen chỉ bao gồm các cặp G – X. Khi đó số cặp G – X là 900/2 = 450 tương ứng với số liên kết H là: 450 x 3 = 1350) Câu 10 : Đáp án b
- Giải thích : Mất đoạn NST (mất đoạn chứa trình tự gen QRS) Câu 11 : Đáp án b Giải thích : Gen điều hòa Câu 12 : Đáp án a Giải thích : Luôn dẫn đến sự thay đổi axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp (có hai trường hợp cần xét đến. Một là đột biến xảy ra ở vùng không mã hóa (đối với gen của sinh vật nhân thực), khi đó, chúng không ảnh hưởng đến thành phần axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp. Hai là đột biến xảy ra ở vùng mã hóa nhưng bộ ba sau đột biến và bộ ba trước đột biến cùng mã hóa một axit amin. Khi đó dạng đột biến này cũng không làm ảnh hưởng đến thành phần axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp. Như vậy nhận định này là sai) Câu 13 : Đáp án b Giải thích : Tạo điều kiện cho sự phân li, tổ hợp của các NST trong quá trình phân bào. Câu 14 : Đáp án d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 15 : Đáp án c. Đảo đoạn NST Câu 16 : Đáp án d Giải thích : 24 (thể tam nhiễm có bộ NST dạng 2n + 1= 25 nên 2n = 24) Câu 17 : Đáp án c Giải thích : Lai thuận nghịch (vì gen nằm ở tế bào chất phụ thuộc chặt chẽ vào cá thể đóng vai trò làm mẹ nên khi hoán đổi vị trí bố mẹ sẽ cho ra kết quả khác nhau) Câu 18 : Đáp án a Giải thích : 50% (Bố mẹ mắt đỏ sinh con có mắt trắng chứng tỏ ruồi cái mang kiểu gen dị hợp: XAXa. Ruồi đực ở P có kiểu gen X AY. Tỉ lệ cá thể mang alặn ở đời con chính bằng tỉ lệ giao tử Xa = 50%). Câu 19 : Đáp án b
- Giải thích : 6,25% (= 50%(AA).50%(BB).25%(CC)) Câu 20 : Đáp án a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng Câu 21 : Đáp án c Giải thích : 40% (P thuần chủng nên F1 có kiểu gen BV/bv. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giống cái của ruồi giấm nên nếu gọi tần số hoán vị gen là a, ta có a/2 (%Bv) x 50% (bv) = 10% Bv/bv (ruồi thân xám, cánh cụt) suy ra a = 40%) Câu 22 : Đáp án b Giải thích : 7,5% (hoán vị gen xảy ra với tần số 30% nên tỉ lệ giao tử AbD = 50%.30% (Ab).50%(d) = 7,5%) Câu 23 : Đáp án d. 8/9 Giải thích : (P: AAbb x aaBB G: Ab aB F1: AaBb x AaBb G: AB, Ab, aB, ab F2: 1 AABB, 2 AABb, 2 AaBb, 4 AaBb, 2 Aabb, 1 AAbb, 2aaBb, 1 aaBB, 1 aabb Những cây hoa đỏ ở F2 chiếm 9/16 (với thành phần kiểu gen: 1 AABB, 2 AABb, 2 AaBb, 4 AaBb) Để đời sau xuất hiện hoa trắng khi tự thụ phấn thì cây hoa đỏ (A-B-) phải mang ít nhất 1 alen lặn (nhằm xuất hiện 1 cặp gen lặn (aa hoặc bb) khi tự thụ phấn). Như vậy, trong số những cây hoa đỏ thu được ở F2, những cây tự thụ phấn cho đời con xuất hiện hoa trắng chiếm tỉ lệ là 8/9.) Câu 24 : Đáp án a Giải thích : 1 : 2 : 1 (1 trội – lặn : 2 trội – trội : 1 lặn – trội)
- Câu 25 : Đáp án c Giải thích : Giúp đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý (vì chúng được di truyền cùng nhau do luôn nằm trên cùng một NST) Câu 26 : Đáp án c. 50 Giải thích : - Với gen A, giới đồng giao tử có 2.(2+1)/2 = 3 kiểu gen, giới dị giao tử có 2 kiểu gen (tương ứng với 2 alen). Vậy tổng số kiểu gen được tạo thành từ gen A là 3+2=5 - Với gen B và C, số kiểu gen có thể tạo thành là: (2.2.(2.2+1))/2 = 10 Vậy số kiểu gen tối đa có thể có từ 3 cặp gen này là: 5.10 = 50 Câu 27 : Đáp án c Giải thích : Thường biến (biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau) Câu 28 : Đáp án a Giải thích : Giống (vì giống quy định giới hạn mức phản ứng, tức là quy định năng suất cao nhất mà một giống cây trồng có thể đạt được) Câu 29 : Đáp án c Giải thích : Vô hướng, không thể dự đoán Câu 30 : Đáp án d Giải thích : 100% hoa đỏ. (di truyền tế bào chất là di truyền theo dòng mẹ vì trong giao phối, đời con nhận tế bào chất từ mẹ, do đó với tính trạng do gen ngoài tế bào chất quy định, kiểu hình của con sẽ hoàn toàn giống mẹ.)