4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Kim Sơn A (Có đáp án)

Câu 1 (4.0 điểm) 
Có ý kiến cho rằng: Tuổi trẻ cần sống khác biệt. 
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm trên bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)   
Câu 2 (6.0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: 
Ôi con sóng ngày xưa 
Và ngày sau vẫn thế 
Nỗi khát vọng tình yêu 
Bồi hồi trong ngực trẻ 
(Trích “Sóng” - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr 155)
pdf 17 trang Minh Uyên 30/06/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Kim Sơn A (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf4_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf

Nội dung text: 4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Kim Sơn A (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT KIM SƠN A ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: 6 bài học từ U23 Việt Nam 1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình. 2. Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý. 3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí. 4. Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hóa làm nên cầu thủ fairplay. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp. 5. Cầu thủ giỏi cũng cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật. 6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình. (Theo nhanvanblog.com) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Phép tu từ cú pháp từ bài học 2-5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó. (1.0 điểm) Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”? (0,5 điểm) Trang | 1
  2. Câu 4. Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) (2.0 điểm) Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.” Câu 2: (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Trích Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2008) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Trang | 2
  3. I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: * Phép tu từ cú pháp điệp cấu trúc: quan trọng hơn , cần gặp * Tác dụng: - Khẳng định chơi đẹp và sống tốt là điều quan trọng hơn mọi thứ - Khẳng định tin vào chính mình là điều quan trọng nhất Câu 3: Có thể hiểu như sau: Muốn giỏi con người cần phải không ngừng trau dồi tri thức còn muốn sống đẹp con người cần phải tích lũy vốn sống, va chạm và tiếp thu những ứng xử đẹp. II. LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.” * Giải thích vấn đề: - Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác.: Khi các cầu thủ bóng đá mặc áo đội tuyển quốc gia là họ chơi vì màu cờ, sắc áo dân tộc, họ trở thành những anh hùng của dân tộc. - Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình: Con người sẽ sống hạnh phúc khi góp phần cống hiến cho xã hội, cộng đồng. => Cả ý kiến muốn khuyên con người nên biết sống vì những người xung quanh chứ không phải chỉ sống cho riêng mình. Đó cũng là một hạnh phúc * Phân tích, bàn luận vấn đề - Tại sao cần sống vì cộng đồng, vì những người xung quanh mình + Mỗi chúng ta là một cá thể trong một tập thể lớn và cũng không thể tồn tạo một cách tách biệt với tập thể. Chính vì vậy, chúng ta cần sống có trách nhiệm với tập thể + Việc biết sống vì những người xung quanh còn là biểu hiện của một người giàu tình yêu thương Trang | 3
  4. + Những người biết sống vì những người xung quanh mình sẽ luôn được mọi người yêu quý - Phê phán những người sống ích kỉ, chỉ biết sống vì lợi ích cá nhân mình * Liên hệ bản thân * Tổng kết Câu 2: * Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986). * Phân tích đoạn thơ - Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi + Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến. + Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả. - Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi” . Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi”. “Xa rồi” nên mới nhớ da diết như thế. + Điệp từ nhớ được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “Nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “ơi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. - Đoạn thơ còn lại là sự hồi tưởng về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ: Trang | 4
  5. * Tiểu kết: - Sức hấp dẫn chủ yếu của đoạn thơ là vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của rừng núi miền Tây trải dài theo chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến, được phác thảo bằng bút pháp lãng mạn ưa cực tả và thủ pháp đối lập - Nỗi nhớ chính là cảm xúc bao trùm cả đoạn thơ, khi thì khắc khoải với những kỉ niệm, lúc lại ẩn hiện trong những địa danh “hình khe thế núi”, lúc lặp đi lặp lại bằng ngôn từ diễn tả trực tiếp ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Tuổi trẻ cần sống khác biệt. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm trên bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) Câu 2 (6.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Trích “Sóng” - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr 155) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: * Giải thích “khác biệt” là gì? “Khác biệt” nghĩa là khác nhau, có những nét riêng làm cho có thể phân biệt với nhau. * Phân tích, chứng minh, bình luận: - Tại sao tuổi trẻ cần phải biết sống khác biệt? + Cần sống khác biệt bởi mỗi cá nhân là một màu sắc khác nhau, không ai giống ai. Tránh dập khuôn, một màu một cách sáo rỗng. + “Tuổi trẻ cần sống khác biệt” là một suy nghĩ đúng đắn, phù hợp với giới trẻ trong xã hội hiện nay. - “Sống khác biệt” là sống như thế nào? Trang | 8
  6. + “Tuổi trẻ cần sống khác biệt” nhưng không vì thế mà cho phép bản thân được sống một cách tự do, vượt ngoài những quy chuẩn về đạo đức và thuần phong mỹ tục của xã hội. Sống khác biệt là khác những gì hiện có, vượt lên nó và đạt đến sáng tạo, mạnh mẽ khẳng định bản thân theo chiều hường tốt đẹp. Khác biệt khác với lập dị. Sự khác biệt phải hướng đến hoàn thiện bản thân và hữu ích cho cộng đồng. + “Sống khác biệt” là sống đúng với những lí tưởng, quan niệm đúng đắn, đẹp đẽ và cao cả. “Khác biệt” không đồng nghĩa với “dị biệt”, “không phép tắc”. Mọi sự “khác biệt” sẽ được tôn trọng khi nó vì sự phát triển chung của con người và có thể gây cho con người thiện cảm, lòng yêu thương và cảm hứng sáng tạo. + Tự lập, năng động và sáng tạo sẽ là nền tảng giúp bạn dám sống khác biệt. Hãy dựa vào chính bản thân bạn, hãy tự tin khác biệt. Có làm được như thế thì sự khác biệt của bạn mới được khẳng định. * Rút ra bài học cho bản thân Câu 2 a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vấn đề b. Thân bài: - Hoàn cảnh sáng tác - Vị trí đoạn trích - Phân tích: + Sóng vốn là hiện tượng tự nhiên muôn thưở nơi đại dương mênh mông. Nó là biểu tượng cho sức sống vĩnh hằng, kỳ diệu, biểu tượng cho sự trường tồn bất biến với thời gian. + Xây dựng hình ảnh "sóng ngày xưa" và "ngày sau" cùng việc sử dụng tính từ cảm thán "ôi", tình thái từ chỉ trạng thái "vẫn thế", Xuân Quỳnh đã khéo léo diễn tả khát vọng vô cùng đẹp đẽ. + Sóng ở đây là sóng lòng, sóng chính là "em". Sóng của biển vĩnh hằng cùng tự nhiên cũng như tình yêu là chuyện muôn đời của đôi lứa, là "khát vọng" muôn thuở của trai gái từ xưa đến nay. + Bên cạnh "ngày xưa" - "ngày nay", Xuân Quỳnh khéo léo đặt vào khổ thơ chữ "trẻ" ở cuối câu thơ, nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của tình yêu. c. Kết bài: Nêu cảm nhận chung. ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Trang | 9
  7. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: “Bạn có nghĩ rằng cuộc đời mình cho đến thời điểm này chịu ảnh hưởng của toàn bộ những lựa chọn và quyết định mà bạn đã thực hiện (hoặc không thực hiện) không ? Nếu có bất cứ điều gì trong cuộc sống làm bạn thất vọng, bất mãn, thì chính bạn phải là người chịu trách nhiệm. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng thì chính bạn phải là người nghĩ ra cách thức nhằm thay đổi và cải thiện tình hình. Với tư cách là chủ nhân của chính mình, bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi việc mình làm và cả kết quả của chúng nữa. Bạn phải chịu trách nhiệm cả với những rủi ro, hậu quả cho hành động của mình. Bạn phải hiểu rằng, để có được vị trí như hiện nay, trở thành con người như ngày nay là do chính bạn đã quyết định và lựa chọn như vậy. Nếu bạn không hài lòng với cuộc sống trong hiện tại, hãy quyết định tìm kiếm hoặc tự tạo ra những cơ hội để làm cho nó tốt đẹp hơn trong tương lai. Hãy xem đó là một mục tiêu, lập kế hoạch và bắt tay vào thực hiện để giành những gì bạn đáng được hưởng. Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình”. (Trích “Chinh phục mục tiêu” – Brian Tracy – Nguyễn Trung An, MBA dịch) Thực hiện các yêu cầu: 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết vì sao mỗi chúng ta phải là người tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình? 3. Anh /chị hiểu như thế nào về quan niệm: “Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình”? 4. Anh / chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng: “Để có được vị trí như hiện nay, trở thành con người như ngày nay là do chính bạn đã quyết định và lựa chọn như vậy” không? Lí giải vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc làm chủ chính mình. Câu 2 (5 điểm) Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò, chất vàng mười của Tây Bắc trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Trang | 10
  8. I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: - Mỗi chúng ta phải là người tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình vì “cuộc đời mình cho đến thời điểm này chịu ảnh hưởng toàn bộ bởi những lựa chọn và quyết định mà bạn thực hiện (hoặc không thực hiện) trong quá khứ. Câu 3: “Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình” có thể hiểu là: - Cuộc đời của chúng ta ở hiện tại chính là kết quả của quyết định của chúng ta trong quá khứ. - Khi đứng trước những lựa chọn trong cuộc đời, chúng ta hoàn toàn có quyền đưa ra những lựa chọn cuối cùng, không ai có thể tác động hoặc ép buộc. Kể cả khi bị ép buộc, chúng ta hoàn toàn có thể phản đối để bảo vệ quyết định của chính mình. Câu 4: - Học sinh tự do thể hiện quan điểm, miễn là lí giải hợp lí. II. LÀM VĂN Câu 1: - Giải thích: “Làm chủ chính mình” tức là tự mình kiểm soát và định hướng những suy nghĩ, hành động của bản thân và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả của những hành động đó. - Phân tích, chứng minh, bình luận: + Làm chủ chính mình giúp con người luôn sống một cách chuẩn mực trong tầm kiểm soát. Do vậy, sẽ hạn chế được những lời nói và hành động tiêu cực, gây tổn thương đến những người xung quanh, từ đó tạo dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp. + Làm chủ chính mình giúp con người hiểu hơn về bản thân mình, sáng suốt trong việc nhận ra đam mê và hoạch định con đường tương lai đúng đắn. + Làm chủ chính mình giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh, hình thành thái độ tự tin, tư duy độc lập, không bị tác động tiêu cực từ dư luận, không chạy theo số đông một cách mù quáng. + Người làm chủ chính mình sẽ có cuộc sống an nhàn, hạnh phúc hơn. Câu 2: - Là người tinh thạo trong nghề nghiệp Trang | 11
  9. + Ông lão nắm vững qui luật khắc nghiệt của dòng thác sông Đà “Nắm chắc quy luật của thần sông thần đá”. + Ông thuộc lòng những đặc điểm địa hình của Sông Đà “ nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả các luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”, Sông Đà “như một thiên anh hùng ca mà ông đò thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”. - Là người trí dũng tuyệt vời: Ông sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vi thạch trận và phòng tuyến đầy nguy hiểm. Ông lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và chuẩn xác. Ông hiện lên như một vị chủ huy dày dạn kinh nghiệm: + Ở trùng vây thứ nhất: thần sông dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, cửa sinh duy nhất nằm sát bờ trái và huy độg hết sức mạnh của sóng thác đánh vỗ mặt con thuyền. Luồng song hung tợn “liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”. Thậm chí còn đánh đòn tỉa, đánh đòn âm nhưng người lái đò bình tĩnh giữ chắc mái chèo giúp con thuyền “khỏi bị hất khỏi bờm song trận địa phóng thẳng vào mình”. Ngay cả lúc bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh. + Ở trùng vây thứ 2, dòng sông đã thay đổi sơ đồ phục kích và cả chiến thuật. Vòng vây thứ 2 này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào. Cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Nhưng ông đò đã “nắm chắc quy luật của thần sông thần đá” nên lập tức cũng thay đổi chiến thuật theo, nhận ra cạm bẫy của bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước này. Ông không né tránh mà đưa con thuyền cưỡi lên sóng thác”“cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. “Nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa đá ấy”. Người lái đò tả xung, hữu đột như một chiến tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc có thừa lòng quả cảm đã đưa được con thuyền vượt qua tập đoàn cửa tử khiến cho những bộ mặt đá hung hăng dữ tợn phải xanh lè, thất vọng. + Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn những bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây thứ 3. - Là người tài hoa nghệ sĩ: + Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung nghệ sĩ. Tay lái linh hoạt, khéo léo, tài hoa như một nghệ sĩ trên sông nước : “ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, “Vút, vút thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”. Dưới bàn tay chèo lái điêu luyện của ông con thuyền đã hoá thành con tuấn mã hiểu ý chủ- khi thì khéo léo né tránh luồng sóng dữ, khi thì phóng thẳng vào cửa đá có 3 tầng cổng “cánh mở, Trang | 12
  10. cánh khép”. Con thuyền như bay trong không gian, ông đò luôn nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn. + Sau cuộc vượt thác gian nan, ông đò lại có phong thái ung dung của một nghệ sĩ “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nước ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh ”. => Đây là hình ảnh về một người lao động mới mang vẻ đẹp khác thường. Người lái đò hiện lên như là vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, tài trí và luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ. Ông chỉ huy cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn thử thách đó qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn. Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đó tìm được nhân vật mới cho mình, những con người đáng trân trọng, đáng ngợi ca, không thuộc tầng lớp thượng lưu đài các một thời vang bóng mà ngay trong quần chúng lao động bình thường xung quanh ta. Qua hình tượng người lái đò sông Đà, nhà văn muốn phát biểu quan niệm : người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày. - Đoạn văn tả trận thủy chiến, tập trung khắc họa hình tượng ông lái đò một lần nữa cho thấy sự uyên bác, lịch lãm của Nguyễn Tuân. ở đây có tri thức, có ngôn ngữ sống động của quân sự, thể thao, võ thuật, điện ảnh - Nghệ thuật: + Nghệ thuật khắc họa nhân vật điêu luyện, độc đáo + Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị của tác giả. + Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. ĐỀ SỐ 4 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học để làm. Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. [ ] Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lí thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được. Trang | 13
  11. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này. ( Thực hiện các yêu cầu: 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ? 2. Theo tác giả, các bạn sinh viên sẽ làm gì để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn sau: Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. 4. Trong ba thông điệp: “học để biết”, “học để thi”, “học để làm”, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc học để làm. Câu 2 (5 điểm) Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Trang | 14
  12. Hướng về anh một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vàn cách trở (Sóng – Xuân Quỳnh) Phân tích đoạn thơ trên để thấy “tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người” của Xuân Quỳnh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: - Theo tác giả, để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”, các bạn sinh viên “sẽ đi làm thêm để có nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn”. Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật: - Liệt kê: “Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học”, “những cái ta học và những cái xã hội cần”. - So sánh: “Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học” - Điệp từ “khi”, điệp cấu trúc “Khi ta sẽ” - Tác dụng: Làm tăng tính thuyết phục, tính chặt chẽ cho lập luận, làm cho văn bản thêm cụ thể, sinh động. Nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng. giá trị của tư duy học để làm và chúng ta cần học tập như thế nào nhằm phục vụ cho nhu cầu xã hội. II. LÀM VĂN Câu 1: Trang | 15
  13. - “Học để làm” là xác định rõ ràng, nhất quán và thống nhất mục đích, mục tiêu của việc học tập: đó là để thực hành, để lao động, sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội và đáp ứng nhu cầu của bản thân. - Khi xác định mục đích của học tập “học để làm gì?”, “học để phụng sự ai” sẽ giúp chúng ta: + Lựa chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân, tránh sai lầm, lãng phí tiền bạc, công sức. + Không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên + Có thái độ nghiêm túc trong học tập và trong công việc + Học để làm mang tính ứng dụng, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng, nên nó có đóng góp lớn với công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước. + Học để làm việc chính là một phương pháp học tập hiệu quả giúp chúng ta từng bước trưởng thành, vững vàng trong hành trình “học để làm người”. - Phê phán - Liên hệ bản thân Câu 2: - Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng” và đoạn trích. - “Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người” thể hiện trong đoạn trích. + Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy của người phụ nữ được cụ thể hóa bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ mãnh liệt trong tình yêu vượt mọi khoảng cách thời gian, xâm nhập vào tiềm thức, vô hồi vô hạn, thể hiện khát khao hạnh phúc chân thành, tình yêu giản dị, trong sáng, thủy chung (khổ 5) + Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy thể hiện trong nỗi nhớ da diết, cháy bỏng vượt khoảng cách không gian. Nỗi nhớ tăng cấp thành “nghĩ”, khẳng định sự gắn bó thủy chung với tình yêu. (khổ 6) + Sức mạnh của tình yêu giúp người phụ nữ dám dối mặt và đủ dũng khí vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người (khổ 7) + Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người được thể hiện bằng giọng điệu trữ tình, thiết tha sâu lắng; thể thơ ngũ ngôn; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp, đối; hình ảnh giản dị, vận dụng sáng tạo các ngôn từ, hình ảnh. - Đánh giá: + Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người được Xuân Quỳnh thể hiện chân thực, sinh động, gợi cảm trong đoạn thơ. Trang | 16
  14. + Tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính nhân văn của nhân loại. + Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh mang tính giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về một tình yêu chân thành, nhân văn. - Tổng kết. Trang | 17