4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Hoàn (Có đáp án)

PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) 
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: 
Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến 
mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đso rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng. PHẢI 
luôn nỗ lực. PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó, thì hẳn là TẠI tôi, DO tôi đã 
chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin ấy, tôi đã cố gắng bằng hết sức mình để giành lấy những vị trí cao 
nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà 
trường càng khiến tôi ngây ngô tin rằng chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc 
gì là không thể. 
Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với những 
cảnh huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi 
nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một công việc ổn định nhàn 
thân? Một cái nghề được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề 
nếp con cái có đủ mẹ đủ cha? Tôi ước gì ba mẹ đã dạy tôi rằng: “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”. 
(Cúc T, Sống như bạn đang ở sân bay, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) 
Câu 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vần đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, 
“tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1.0 điểm) 
Câu 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản? (1.0 điểm) 
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo 
đuổi” Vì sao? (1.0 điểm)
pdf 14 trang Minh Uyên 30/06/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Hoàn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf4_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf

Nội dung text: 4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Hoàn (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đso rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng. PHẢI luôn nỗ lực. PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó, thì hẳn là TẠI tôi, DO tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin ấy, tôi đã cố gắng bằng hết sức mình để giành lấy những vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngây ngô tin rằng chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể. Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với những cảnh huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một công việc ổn định nhàn thân? Một cái nghề được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ đủ cha? Tôi ước gì ba mẹ đã dạy tôi rằng: “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”. (Cúc T, Sống như bạn đang ở sân bay, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) Câu 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vần đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1.0 điểm) Câu 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản? (1.0 điểm) Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi” Vì sao? (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến “Từ bỏ cũng là một lựa chọn.” HẾT
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Những suy nghĩ của nhân vật “tôi”: mình phải luôn cố gắng, phải luôn nỗ lực, phải luôn gồng mình, và nếu tôi không đạt được một điều gì đó, thì hẳn là tại tôi, do tôi chưa cố gắng đủ nhiều. Câu 2: Tác dụng của những câu hỏi đượ sử dụng trong văn bản: - Gợi suy nghĩ, ấn tượng cho người đọc - Thể hiện sự trăn trở của người viết về những áp lực, những ràng buộc tinh thần mà xã gội đặt ra cho con người là quá nhiều; - Đưa ra những lí lẽ cụ thể làm rõ cho ý được nêu trước đó: những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. - HS trả lời được 2/3 ý được 1 điểm. Câu 3: - Khi theo đuổi mục tiêu, ước mơ, ta đã có sẵn những điều kiện, những yếu tố cần thiết để thực hiện. Ta tiêu tốn thời gian, công sức, vật chất để cố gắng về đích. - Khi buông bỏ, ta chấp nhận mất tất cả để quay về điểm xuất phát. Buông bỏ nghĩa là ta phải thừa nhận sự kém cỏi về một mặt nào đó của bản thân, đối diện với dư luận: vì vậy, buông bỏ đòi hòi sức mạnh của lòng dũng cảm. II .LÀM VĂN Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: a) Giải thích: - “Từ bỏ”: dừng lại, không tiếp tục theo đuổi một điều gì đó. - Ý kiến khuyên chúng ta cần biết lựa chọn một thái độ sống, đó là dám từ bỏ những điều mình đang có và đang hướng đến. b) Bàn luân
  3. - Mỗi người luôn đề ra cho bản thân những mục tiêu, ước mơ, hoài bão. Nhưng không phải trong thực tế cuộc sống lúc nào chúng ta cũng hiện thực hóa được những điều đó. Nếu cứ chạy theo những điều quá khả năng thì con người dễ đánh mất chính mình. - Từ bỏ những ràng buộc không cần thiết, không phù hợp cũng là cách để giảm bớt căng thẳng và cảm thấy tự dơ hơn. Từ đó ta biết định hình giá trị bản thân, làm mới chính mình, có cơ hội khám phá những điều thú vị khác. - Khi lựa chọn từ bỏ, ta cần tỉnh táo, suy xét để đưa ra quyết định và dũng cảm đối diện với những phản ứng tiêu cực đến từ xung quanh. - Phê phán những người không dám từ bỏ dù biết rằng những điều đó không phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, từ bỏ không có nghĩa là trốn tránh thực tế, là thụt lùi về ý chí, là ngại thể hiện khả năng của mình, không dám ước mơ, c) Bài học nhận thức và hành động: - Từ bỏ cũng là một lựa chọn cần thiết để đi đến hạnh phúc - Mạnh mẽ hơn, dám từ bỏ những điều khiến ta không được sống là chính mình. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình. (Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".
  4. - Học sinh tự lấy dẫn chứng những người có tính nhường nhịn làm dẫn chứng cho bài văn của mình. d. Phản biện - Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường → đáng bị chỉ trích, phê phán. 3. Kết bài Nêu tầm quan trọng của việc nhường nhịn và rút ra bài học, liên hệ bản thân. * Dàn ý phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc 1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc. 2. Thân bài a. Hai câu thơ đầu - 2 câu thơ đầu người ra đi khẳng định mình luôn nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. b. Hai câu tiếp - Mùa đông: “hoa chuối đỏ tươi” tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng làm cho bức tranh mùa đông của Việt Bắc thêm hài hòa màu sắc. c. Hai câu tiếp - Mùa xuân: “mơ nở trắng rừng” mùa xuân Việt Bắc đặc trăng là màu trắng tinh khiết của của rừng hoa mơ, giữa khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con người cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo chuốt từng sợi giang để đan nón. d. Hai câu tiếp - Mùa hạ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng” tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp. e. Hai câu cuối - Mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình” ánh trắng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo gợi cảm giác thanh mát, hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm. → Hình ảnh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người tạo nên bức tranh Việt Bắc vô cùng xinh đẹp khiến người ta nhớ mãi. 3. Kết bài
  5. - Khái quát lại vấn đề nghị luận. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “ Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.” (Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào? Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1.(2.0 điểm) Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách sống ở thế chủ động của tuổi trẻ hôm nay. Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
  6. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: Biểu hiện của “sống ở thế chủ động”: Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Câu 3: Phép tu từ được sử dụng trong câu: So sánh (sống thụ động cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn ) và ẩn dụ ( Con bè trên dòng nước lớn ,sóng gió, giông bão). Câu 4: Thí sinh được đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra những lập luận bảo vệ ý kiến. Ví dụ - Đồng ý. Vì chính bản thân ta mới quyết định được cách suy nghĩ, cách làm của mình. Chính mình mới tạo nên số phận của mình, thành tựu của mình. - Không đồng ý. Vì cuộc đời mình không chỉ do mình quyết định mà còn phụ thuộc nhiều yêu tố khác như điều kiện, hoàn cảnh sống, sự may mắn - Vừa đồng ý vừa không đồng ý. Vì trong cuộc sống thành công một phần do sự nỗ lực của bản thân, một phần còn do sự “trợ giúp” của các yếu tố khác. II. LÀM VĂN
  7. Câu 1: - Giải thích: “Chủ động” là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. “Sống ở thế chủ động” là hành động độc lập, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân - Bàn luận: Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. - Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động: Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu. - Liên hệ bản thân Câu 2: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986) * Phân tích đoạn thơ
  8. a. Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm - Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính Tây Tiến trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có. - Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó khăn , chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính Tây Tiến; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút Quang Dũng lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. b. Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng): - Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão). - Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm - Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu → Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng. c. Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn): Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm - Những người lính Tây Tiến không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về. d. Lí tưởng, khát vọng:
  9. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh - Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm: + Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương. + Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính - Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” + Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá. d. Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành - Trong bài thơ, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường Tây Tiến cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh - Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát: + Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng: Áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in + Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng )
  10. + Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng. e. Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng: - Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc - Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người * Tổng kết. ĐỀ SỐ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”. (Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 đ)
  11. Từ nội dung đoạn trích phần đọc- hiểu, Anh/ chị viết một đoạn văn 100 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau”. Câu 2 (5,0 đ) Phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” của Tố Hữu HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 đ) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: (0,5 điểm) Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người. Câu 3: (1,0 điểm) - Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm) - Hiệu quả nghệ thuật: + Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm). + Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm). Câu 4: (1,0 điểm) Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục. + Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn. + Không đồng tình: Cuộc sống còn nhiều lòng bao dung, nhân ái. Phần II. LÀM VĂN (7,0 đ) Câu 1 (2,0 đ) 1. Đảm bào yêu cầu hình thức của một đoạn văn nghị luận 100 từ. Học sinh có thể trình bày đoạn trích theo các cách diễn dịch, quy nạp, Tổng- Phân- Hợp, song hành, móc xích (0,25 đ) 2. Xác định vấn đề nghị luận: Đề cao lòng nhân ái của con người (0,25 đ).
  12. 3. Triển khai vấn đề nghị luận, biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động. - Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương (0,25 đ). - Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người: + Cảm xúc khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ (0,25 đ). + Khi hãm hại người khác, nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần mà họ gánh chịu cũng chính là nỗi đau của bản thân mình. (0,25 đ) + Tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. (0,25 đ). - Bài học nhận thức và hành động: Cần biết chia sẻ yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn và hoàn thiện nhân cách. (0,25 đ) 4.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp (0,25 đ) Câu 2 (5,0 đ) * Dàn ý phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và 8 câu thơ đầu. 2. Thân bài a. 4 câu thơ đầu “Mình về mình có nhớ ta? Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không? Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.” → Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua. - Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại. + “Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ.
  13. + “thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt. + Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc. - Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng. → Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau. b. 4 câu thơ sau “Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ” → Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn. + “Tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại. + “Bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng. → Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân. + “Áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi. + “Phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại. + “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói. + Phép im lặng (dấu “ ”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở. → Không gian chia tay đầy bịn rịn. 3. Kết bài - Khái quát lại vấn đề nghi luận.