4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Viết Thuật (Có đáp án)

ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) 
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
(1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác 
ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu 
hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt 
được trên hè phố... 
(2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy 
cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu 
rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.... 
(Trích thư của Tống thống Mỹ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện 
về người thầy) 
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên. (0,5 điểm) (nhận biết) 
Câu 2: Trong đoạn văn (2), Tổng thổng Mỹ Lin-Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều 
gì? (1,0 điểm) (thông hiểu) 
Câu 3: Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: "Xin thầy hãy 
dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với 
năm đô-la nhặt được trên hè phố...' (1,0 điểm) (thông hiểu) 
Câu 4: Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, 
anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5điểm) (vận dụng)
pdf 18 trang Minh Uyên 30/06/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Viết Thuật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf4_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf

Nội dung text: 4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Viết Thuật (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [ ] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố (2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất (Trích thư của Tống thống Mỹ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên. (0,5 điểm) (nhận biết) Câu 2: Trong đoạn văn (2), Tổng thổng Mỹ Lin-Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều gì? (1,0 điểm) (thông hiểu) Câu 3: Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: "Xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố ' (1,0 điểm) (thông hiểu) Câu 4: Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5điểm) (vận dụng) II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của niềm tin trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. Câu 2: (5.0 điểm): Trong bài thơ Việt Bắc, cách chia tay giữa những người kháng chiến và nhân dân Việt Bắc đã được Tố Hữu thể hiện qua lời đối đáp:
  2. Người dân Việt Bắc hỏi: - Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mũ Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Người kháng chiến đáp lại: Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. (Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Viêt Nam, 2018, tr 110 - 111) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Câu 2: Tổng thống Mỹ Lin – Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều sau đây: - Một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố - Cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. - Tránh xa sự đố kị. - Bí quyết của niềm vui thầm lặng. - Những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất. Câu 3:
  3. - Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật giá trị, ý nghĩa của lao động chân chính. Câu 4: Gợi ý: - Cuộc sống rất đa dạng, phong phú, phức tạp có tốt – xấu, bạn - thù và hãy sống lạc quan, có niềm tin, thêm một người bạn là ta bớt đi được một kẻ thù. II. LÀM VĂN Câu 1: - Giải thích: “Niềm tin” là niềm hi vọng, sự tin tưởng vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất của mình trong cuộc sống. - Phân tích, bình luận: * Vai trò của niềm tin + Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. + Niềm tin vào bản thân đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. + Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành. + Khi bạn có niềm tin, tinh thần lạc quan, bạn sẽ lan tỏa, truyền niềm tin, ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống nhưng người xung quanh. * Đánh mất niềm tin: + Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa + Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải:
  4. Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vấn đề Thân bài: - Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi. - Vị trí đoạn trích * Người dân Việt Bắc hỏi: Bốn dòng nhắc nhớ những ngày tháng gian khổ ở chiến khu Việt Bắc; bốn dòng tạo thành hai câu hỏi như khơi sâu vào những kỉ niệm đáng nhớ: Mình đi có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù - Nhà thơ sử dụng hàng loạt những hình ảnh lấy ra từ thực tế đời sống kháng chiến như “mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”, đó là đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc trong những ngày khắc nghiệt. => Gợi ra những gian nan vất vả của những ngày kháng chiến. Ngoài ra, biện pháp liệt kê cùng hai từ “những, cùng” cho thấy những khó khăn diễn ra dồn dập, liên tục. Mình về có nhớ chiến khu, Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai - “Miếng cơm chấm muối” là hình ảnh chân thực được rút ra từ kháng chiến đầy gian nan. - Hình ảnh “mối thù nặng vai” đã cụ thể hoá, vật chất hoá mối thù của nhân dân ta với quân xâm lược. - Biện pháp tiểu đối giữa hai vế trong câu thơ “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” làm nổi bật giữa một bên là đời sống thiếu thốn, gian khổ và một bên là lòng căm thù giặc oằn nặng trên vai.
  5. Câu 2. (5.0 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau để làm nổi bật sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và cảm hứng lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Các phương thức biểu đạt: nghị luận, biểu cảm Câu 2: “Điều tương tự” có thể được hiểu như sau: Con người muốn có những thành công, muốn trưởng thành cần phải trải qua sự gọt giũa, qua những khó khăn, thử thách. Câu 3: Tác giả sử dụng những dẫn chứng sau để minh họa cho quan điểm của mình: - Những cơn mưa - Viên kim cương - Những ánh sao trên bầu trời đêm - Tác dụng:
  6. + Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, triết lý mà không khô khan + Những sự việc có thật, giống như quy luật tự nhiên mà con người ai cũng có thể thấy được => thuyết phục người đọc Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm của riêng mình. Lý giải hợp lý, phù hợp với những quan điểm đạo đức, pháp luật. Gợi ý: Đồng tình vì: + Khó khăn là một phần của cuộc sống + Trải qua khó khăn, con người sẽ được rèn giũa, trưởng thành hơn + Thành công đã được thử thách bởi khó khăn sẽ bền vững hơn II. LÀM VĂN Câu 1: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận * Cách giải: + Giới thiệu vấn đề + Giải thích vấn đề: - Khám phá là tìm ra, phát hiện ra cái còn ẩn giấu, cái bí mật - Giá trị là ý nghĩa, lợi ích của một vật hay một điều gì đó - Giá trị bên trong: là ý nghĩa của những điều thuộc về tâm hồn, ý chí của một người + Phân tích, bàn luận vấn đề: - Ý nghĩa việc khám phá giá trị bên trong của mỗi người + Giúp con người tìm ra những khả năng ẩn giấu của chính mình + Con người sẽ có động lực tìm kiếm những điều mới mẻ và có ý nghĩa hơn + Củng cố niềm tin của con người vào chính khả năng của mình - Phê phán những người luôn sống thụ động, không có niềm tin vào bản thân + Liên hệ bản thân
  7. + Tổng kết Câu 2: a. Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu nội dung: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986) * Phân tích đoạn thơ - Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm + "Không mọc tóc", "quân xanh màu lá" đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính Tây Tiến trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có. + Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó khăn , chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến, cách nói rất chủ động: "không mọc tóc" chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính Tây Tiến; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút Quang Dũng lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. - Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng): + "Đoàn binh" gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).
  8. + "Dữ oai hùm" là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm + "Mắt trừng" là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu → Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng. - Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn): Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm + Những người lính Tây Tiến không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. "Dáng kiều thơm" gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình "dáng kiều thơm" đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về. - Lý tưởng, khát vọng: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh + Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương. + Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt "biên cương", "viễn xứ" mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính. + Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính Tây Tiến nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” + "Đời xanh" là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá. - Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ: Áo bào thay chiếu anh về đất
  9. Sông Mã gầm lên khúc độc hành + Trong bài thơ, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã "gục lên súng mũ bỏ quên đời". Dọc đường Tây Tiến cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ "Áo bào thay chiếu anh về đất". Người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh + "Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng: Áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in + "Về đất" là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: "Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng" ) + "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng. - Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng: + Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc. + Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong bốn câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lý tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc, của "áo bào thay chiếu", của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người * Tổng kết. ĐỀ SỐ 4 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Bạn có nghĩ rằng cuộc đời mình cho đến thời điểm này chịu ảnh hưởng của toàn bộ những lựa chọn và quyết định mà bạn đã thực hiện (hoặc không thực hiện) không? Nếu có bất cứ điều gì trong cuộc sống làm bạn thất vọng, bất mãn, thì chính bạn phải là người chịu trách nhiệm. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng thì chính bạn phải là người nghĩ ra cách thức nhằm thay đổi và cải thiện tình hình.
  10. Với tư cách là chủ nhân của chính mình, bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi việc mình làm và cả kết quả của chúng nữa. Bạn phải chịu trách nhiệm cả với những rủi ro, hậu quả cho hành động của mình. Bạn phải hiểu rằng, để có được vị trí như hiện nay, trở thành con người như ngày nay là do chính bạn đã quyết định và lựa chọn như vậy. Nếu bạn không hài lòng với cuộc sống trong hiện tại, hãy quyết định tìm kiếm hoặc tự tạo ra những cơ hội để làm cho nó tốt đẹp hơn trong tương lai. Hãy xem đó là một mục tiêu, lập kế hoạch và bắt tay vào thực hiện để giành những gì bạn đáng được hưởng. Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình. (Trích Chinh phục mục tiêu – Brian Tracy – Nguyễn Trung An, MBA dịch) Thực hiện các yêu cầu: 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết vì sao mỗi chúng ta phải là người tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình? 3. Anh /chị hiểu như thế nào về quan niệm: “Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình”? 4. Anh/chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng: “Để có được vị trí như hiện nay, trở thành con người như ngày nay là do chính bạn đã quyết định và lựa chọn như vậy” không? Lý giải vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc làm chủ chính mình. Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò, chất vàng mười của Tây Bắc trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2:
  11. - Mỗi chúng ta phải là người tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình vì “cuộc đời mình cho đến thời điểm này chịu ảnh hưởng toàn bộ bởi những lựa chọn và quyết định mà bạn thực hiện (hoặc không thực hiện) trong quá khứ. Câu 3: “Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình” có thể hiểu là: - Cuộc đời của chúng ta ở hiện tại chính là kết quả của quyết định của chúng ta trong quá khứ. - Khi đứng trước những lựa chọn trong cuộc đời, chúng ta hoàn toàn có quyền đưa ra những lựa chọn cuối cùng, không ai có thể tác động hoặc ép buộc. Kể cả khi bị ép buộc, chúng ta hoàn toàn có thể phản đối để bảo vệ quyết định của chính mình. Câu 4: - Học sinh tự do thể hiện quan điểm, nhưng phải lý giải hợp lý. II. LÀM VĂN Câu 1: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận văn học khoảng 200 chữ. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: - Giải thích: “Làm chủ chính mình” tức là tự mình kiểm soát và định hướng những suy nghĩ, hành động của bản thân và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả của những hành động đó. - Phân tích, chứng minh, bình luận: + Làm chủ chính mình giúp con người luôn sống một cách chuẩn mực trong tầm kiểm soát. Do vậy, sẽ hạn chế được những lời nói và hành động tiêu cực, gây tổn thương đến những người xung quanh, từ đó tạo dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp. + Làm chủ chính mình giúp con người hiểu hơn về bản thân mình, sáng suốt trong việc nhận ra đam mê và hoạch định con đường tương lai đúng đắn. + Làm chủ chính mình giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh, hình thành thái độ tự tin, tư duy độc lập, không bị tác động tiêu cực từ dư luận, không chạy theo số đông một cách mù quáng. + Người làm chủ chính mình sẽ có cuộc sống an nhàn, hạnh phúc hơn.
  12. Câu 2: a. Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu nội dung: - Là người tinh thạo trong nghề nghiệp + Ông lão nắm vững quy luật khắc nghiệt của dòng thác sông Đà “Nắm chắc quy luật của thần sông thần đá”. + Ông thuộc lòng những đặc điểm địa hình của Sông Đà “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả các luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”, Sông Đà “như một thiên anh hùng ca mà ông đò thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”. - Là người trí dũng tuyệt vời: Ông sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vi thạch trận và phòng tuyến đầy nguy hiểm. Ông lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và chuẩn xác. Ông hiện lên như một vị chủ huy dày dạn kinh nghiệm: + Ở trùng vây thứ nhất, thần sông dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, cửa sinh duy nhất nằm sát bờ trái và huy độg hết sức mạnh của sóng thác đánh vỗ mặt con thuyền. Luồng sóng hung tợn “liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”. Thậm chí còn đánh đòn tỉa, đánh đòn âm nhưng người lái đò bình tĩnh giữ chắc mái chèo giúp con thuyền “khỏi bị hất khỏi bờm song trận địa phóng thẳng vào mình”. Ngay cả lúc bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh. + Ở trùng vây thứ 2, dòng sông đã thay đổi sơ đồ phục kích và cả chiến thuật. Vòng vây thứ 2 này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào. Cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Nhưng ông đò đã “nắm chắc quy luật của thần sông thần đá” nên lập tức cũng thay đổi chiến thuật theo, nhận ra cạm bẫy của bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước này. Ông không né tránh mà đưa con thuyền cưỡi lên sóng thác”, “cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. “Nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa đá ấy”. Người lái đò tả xung, hữu đột như một chiến tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc có thừa lòng quả cảm đã đưa được con thuyền vượt qua tập đoàn cửa tử khiến cho những bộ mặt đá hung hăng dữ tợn phải xanh lè, thất vọng.
  13. + Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn những bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây thứ 3. - Là người tài hoa nghệ sĩ: + Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung nghệ sĩ. Tay lái linh hoạt, khéo léo, tài hoa như một nghệ sĩ trên sông nước: “ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, “Vút, vút thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”. Dưới bàn tay chèo lái điêu luyện của ông con thuyền đã hoá thành con tuấn mã hiểu ý chủ- khi thì khéo léo né tránh luồng sóng dữ, khi thì phóng thẳng vào cửa đá có ba tầng cổng “cánh mở, cánh khép”. Con thuyền như bay trong không gian, ông đò luôn nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn. + Sau cuộc vượt thác gian nan, ông đò lại có phong thái ung dung của một nghệ sĩ “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nước ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh ”. => Đây là hình ảnh về một người lao động mới mang vẻ đẹp khác thường. Người lái đò hiện lên như là vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, tài trí và luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ. Ông chỉ huy cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn thử thách đó qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn. Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đó tìm được nhân vật mới cho mình, những con người đáng trân trọng, đáng ngợi ca, không thuộc tầng lớp thượng lưu đài các một thời vang bóng mà ngay trong quần chúng lao động bình thường xung quanh ta. Qua hình tượng người lái đò sông Đà, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày. - Đoạn văn tả trận thủy chiến, tập trung khắc họa hình tượng ông lái đò một lần nữa cho thấy sự uyên bác, lịch lãm của Nguyễn Tuân. Ở đây có tri thức, có ngôn ngữ sống động của quân sự, thể thao, võ thuật, điện ảnh * Nghệ thuật: - Nghệ thuật khắc họa nhân vật điêu luyện, độc đáo - Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị của tác giả. - Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.