4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Có đáp án)

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: 
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) 
Cũng vào du kích 
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích 
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) 
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời 
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại… 
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…” 
(Trích “Quê hương” - Giang Nam) 
Câu 1 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên. 
Câu 2 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. 
Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân 
tộc ta?
pdf 18 trang Minh Uyên 30/06/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf4_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf

Nội dung text: 4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi ” (Trích “Quê hương” - Giang Nam) Câu 1 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên. Câu 2 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của em về chi tiết “bát cháo hành” mà thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1: Thể thơ: Tự do.
  2. Câu 2: - Ý nghĩa của các từ ngữ: + Tôn cao: nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ; + Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết; + Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung; + Làm nên: tạo một thành quả. - Nét nghĩa chung: cùng nhau sinh tồn, đoàn kết cùng phát triển, * Lưu ý: Nếu học sinh không giải thích các từ ngữ mà chỉ nêu nét nghĩa chung hợp lý thì vẫn cho đủ điểm. Câu 3: - Biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc: “Tôi hỏi sống như thế nào ? Chúng tôi ” - Tác dụng: Qua hình thức nghệ thuật này, tác giả nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại, tự nhìn lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp, Câu 4: - Học sinh đặt mình vào vị trí đối thoại với nhân vật trữ tình để trả lời cho câu hỏi “Người sống với người như thế nào?”. - Nội dung câu trả lời phải hợp lý, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp của nhân loại. (Ví dụ: yêu thương, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, ) * Lưu ý: Nếu học sinh trả lời đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp thì không cho điểm. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; - Bài viết đảm bảo bốp cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng; lập luận hợp lí, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức:
  3. Trên cơ sở hiểu biết về văn bản, học sinh cần phân tích và làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý cơ bản sau: * Mở bài - Vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Nam Cao là tác giả của nhiều truyện ngắn hiện thực xuất sắc. Trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông, không thể bỏ qua Chí Phèo, một truyện ngắn chứa đựng chiều sâu tư tưởng của nhà văn Nam Cao - Trong mỗi tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có những chi tiết lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. “Bát cháo hành” trong Chí Phèo là một trong những chi tiết nghệ thuật như thế! * Thân bài 1. Sự xuất hiện - Chi tiết xuất hiện trong phần giữa truyện - Sau cuộc gặp gỡ về thể xác giữa Chí Phèo và thị Nở ở vườn chuối, sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm. Chính Thị Nở là người đã chủ động về nhà nấu cháo sang mang sang cho Chí Phèo 2. Bát cháo hành trong sự cảm nhận của Chí Phèo - Nồi cháo còn nóng nguyên .vừa sang thị đã đi tìm gạo, hành thì may nhà lại còn - Bát cháo hành khiến Chí Phèo rất “ngạc nhiên” và thấy “mắt như ươn ướt”, bởi vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho - Bát cháo hành khiến Chí Phèo “bâng khuâng” - Cảm nhận: “Cháo mới thơm làm sao!”- bát cháo là sự quan tâm của Thị Nở dành cho hắn - Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm - Hắn nhận ra cháo hành rất ngon ⇒ Bát cháo hành giản dị trong cảm nhận của Chí Phèo là thứ rất ngon, đó là chi tiết khiến hắn lần đầu tiên và cũng là duy nhất cảm thấy được quan tâm, nó đánh thức nhân tính bấy lâu nay bị vùi lấp trong Chí Phèo 3. Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành - Về nội dung: + Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo + Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng
  4. + Khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện - Về nghệ thuật: + Khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật Chí Phèo + Đây là chi tiết thúc đẩy cốt truyện phát triển + Là chi tiết tác giả gửi gắm niềm tin vào sức mạnh cảm hóa con người bằng tình người * Kết bài - Khẳng định lại vai trò của chi tiết bát cháo hành trong việc đánh thức sự lương thiện trong tâm hồn Chí nói riêng và trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng truyện nói chung - Liên hệ cảm nhận của bản thân về chi tiết đặc sắc này. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Học sinh thường quan niệm, đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức, đồng nghĩa với việc, cơ hội đỗ đạt thi cử càng cao. Nhưng trên thực tế, không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt, và cũng không ít người chỉ học trên lớp và tự học mà vẫn đạt kết quả cao trong học tập. Muốn nâng cao kiến thức, ngoài việc chăm chú lắng nghe các bài giảng của thầy cô giáo thì phần quyết định vẫn ở bản thân bạn. Mỗi học sinh cần tự trang bị cho mình tinh thần tự học, ôn luyện đều đặn thì dù không học thêm, kiến thức của bạn cũng chẳng kém ai. Ngược lại, nhiều học sinh mải mê “chạy show” (học chưa xong lớp này đã mài mông đến lớp khác) học thêm, mất quá nhiều thời gian, các buổi học nối tiếp nhau, dồn dập cuối cùng cũng chẳng hiểu, chẳng nhớ được gì! Một “sở thích” của nhiều học sinh cuối cấp đó là học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao. Nhưng thật sự là người “trúng tủ” thì ít, mà người bị “tủ đè” lại nhiều không kể xiết. Đặc biệt, đối với những môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan việc học tủ lại càng “sai sách” bởi hình thức thi trắc nghiệm phổ tra rộng và bao quát hơn so với tự luận. Bởi thế, hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử. Chỉ cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn, hợp lý bạn mới dễ dàng “chiến thắng” những kỳ thi. Với tâm lý “học trước sẽ quên sau” nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ. Vậy nên gần trước ngày thi, các bạn học sinh mới nhanh chóng nhồi nhét tất cả những kiến thức cần học. Điều này chẳng những không giúp bạn nhớ lâu mà còn khiến bạn dễ bị “loạn” và phá vỡ mạch liên kết của khối kiến thức cũ. Nhiều kiến thức học dồn dập một lúc sẽ khiến bạn bị quá tải. Điều này không
  5. + “Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ. + “Thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt. + Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc. - Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng. → Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau. b. 4 câu thơ sau “Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ” → Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn. + “Tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại. + “bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng. → Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân. + “Áo chàm” là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi. + “phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại. + “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói. + Phép im lặng (dấu “ ”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở. → Không gian chia tay đầy bịn rịn. 3. Kết bài
  6. Khái quát lại vấn đề nghi luận. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”. (Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự thay đổi bản thân để đạt được thành công trong cuộc sống. Câu 2.(5,0 điểm) Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết: Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nhìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
  7. Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu (Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121) Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm ) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: (0,5 điểm) Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người. Câu 3: (1,0 điểm) - Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm)
  8. - Hiệu quả nghệ thuật: + Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm). + Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm). Câu 4: (1,0 điểm) Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục. + Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn. + Không đồng tình: Cuộc sống còn nhiều lòng bao dung, nhân ái. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề: - Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách. - Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định * Phân tích, bàn luận vấn đề - Vì sao cần phải thay đổi? + Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình. + Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua - Cần phải thay đổi những gì: + Cần thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày: ăn, uống, nghỉ ngơi, làm việc, thư giãn + Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Phải có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động. - Tác dụng của việc thay đổi: + Thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn. + Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn.
  9. + Học tập, làm việc suôn sẻ + Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. * Liên hệ với bản thân và đưa ra bài học của mình: Cuộc đời của chúng ta như thế nào do chính chúng ta quyết định, cần phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn thì bạn phải tự kiếm câu trả lời của mình. * Tổng kết Câu 2: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước. - Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của bản trường ca. * Phân tích đoạn trích - Với Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước nên “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”. Và để đi đến tư tưởng đó, tác giả đã lần lượt chứng minh trên các phương diện địa lý, lịch sử và văn hóa của Đất Nước. - Đoạn thơ là sự chứng minh trên phương diện thời gian lịch sử và phương diện văn hóa * Phương diện thời gian lịch sử - Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử, nhà thơ càng thấm thía công lao xây dựng, vun đắp, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là của lớp người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị, năm tháng nào cũng có, cũng giống như anh và em của hôm nay. - Trong thời bình, họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên sánh ngang với bè bạn quốc tế còn trong thời loạn, “khi có giặc” ngoại xâm, họ sẵn sàng chiến đấu. - Với những đóng góp & sự kiên cường bất khuất vô song, họ đã trở thành anh hùng nhưng chỉ có số ít trong họ được Tổ quốc ghi công, tên tuổi được vinh danh muôn thuở, trở thành những anh hùng hữu danh. Còn phần lớn đều là những anh hùng vô danh. - Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm không chú trọng phác họa một chân dung điển hình cụ thể nào, dù người đó là anh hùng hay vĩ nhân, mà muốn tôn vinh một đám đông vô danh: sống giản dị và bình tâm, cống hiến
  10. âm thầm và lặng lẽ. Họ không có gương mặt và tên tuổi, nhưng chính họ đã làm nên chân lí, làm ra Đất Nước. Nhưng em biết không Có biết bao người con gái con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước - Không chỉ lao động xây dựng đất nước, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, mà những thế hệ người Việt trong suốt bốn nghìn năm còn gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hoá vật chất và tinh thần: Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại - Thông qua những công việc mưu sinh hằng ngày, họ đã truyền lại cho con cháu cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước nhiều đời của dân tộc “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. - Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự truyền giữ ngọn lửa đời này qua đời khác. Từ trong những đêm mờ xa xôi của lịch sử cha ông ta vẫn biết cách bê rơm con cúi để truyền lửa qua đời này đời khác, đó là một sự sáng tạo không chỉ để duy trì bếp lửa của mỗi nhà, mà còn để làm vũ khí lợi hại trong việc chống giặc ngoại xâm và nội thù. Trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng ca ngợi ngọn lửa này “Lửa rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia”. Nhìn qua thì đó là một cách chuyền lửa thủ công đơn giản nhưng để truyền lửa qua thời gian đằng đẵng là một sự kiện sáng tạo của nhân dân ta. - Một nét đẹp văn hóa mà khi nói về một đất nước nào đó thường được đề cập đầu tiên đó là ngôn ngữ giọng điệu của dân tộc. Quá trình lịch sử của dân tộc ta là một quá trình vận động di dân từ đất Tổ Hùng
  11. Vương đến mũi Cà Mau. Trong quá trình di dân đó, giọng điệu và tiếng nói của dân tộc không hề bị thay đổi, đó là một ý thức dân tộc cao độ, còn tiếng nói là đất nước Tổ quốc. - Ngoài những vẻ đẹp văn hóa rất dễ nhìn thấy nói trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại chuyển sang nói một vẻ đẹp văn hóa khác, đó là vẻ đẹp của đạo lý dân tộc: “Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Có lẽ dân tộc ta trường tồn một cách mạnh mẽ cũng bát đầu từ cái đạo lý luôn vì đời sau của tầng tầng lớp lớp suốt bốn nghìn năm lịch sử. - Và khi nói về văn hóa, nhà thơ không quên nói về một yếu tố để lưu giữ văn hóa đó là truyền thống bất khuất trước mọi kẻ thù: Có ngoại xâm thì đánh ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại - Đây là một vẻ đẹp của sự thật lịch sử. Vẻ đẹp này là tiền đề cho văn hóa nuôi dưỡng và giữ gìn văn hóa. Mọi kẻ thù đều bị đánh bại và vị tất mọi giá trị văn hóa sẽ được truyền giữ và phát triển. * Phương diện văn hóa: - Văn hóa với Nguyễn Khoa Điềm không phải được nhìn nhận ở những công trình bác học nguy nga, những người anh hùng hữu danh ai cũng thấy mà nhìn nhận ở diện mạo tâm hồn người Việt. - Khi khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân, tác giả đã trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá, văn học dân gian, mà tiêu biểu là ca dao để chứng minh. Ca dao là diện mạo tinh thần, là nơi lưu giữ đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. - Và bài thơ khép lại trong những suy ngẫm và cảm nhận tinh tế của NKĐ về vẻ đẹp thơ mộng của non sông đất nước: Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi * Nhận xét về việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian - Tác giả vận dụng đậm đặc, sáng tạo chất liệu văn hoá văn học dân gian làm nổi bật trước mắt người đọc hình ảnh của một đất nước vừa thiêng liêng, vừa hiện hữu rõ ràng, vừa có chiều sâu văn hoá lịch sử, vừa bình dị thân quen với cuộc sống quanh ta. - Chất dân gian thấm sâu vào tư duy nghệ thuật, tư tưởng cảm xúc của nhà thơ trong Đất Nước tạo nên một dấu ấn độc đáo khó phai trong lòng mỗi bạn đọc yêu văn!
  12. * Tổng kết ĐỀ SỐ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn? Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ , cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"! Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - BV Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác". (Nguồn: Kênh 14.Vn) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ) Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ) Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ) Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng thế nào trong xã hội? (1,0đ)
  13. Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương. (Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm ) Câu 1 (0,5 đ) Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ Báo chí Câu 2 (0,5 đ) Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản: thao tác lập luận bác bỏ (bác bỏ hoài nghi của những người cho rằng không biết quyết định hiến giác mạc đó có thực sự là của Hải An). Câu 3 (1 đ) Khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" vì: tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng. Câu 4 (1 đ)
  14. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng tích cực, trong xã hội đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký hiến giác mạc. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. rất nhiều người đã chia sẻ sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ, giúp họ hiểu ý nghĩa của cuộc sống. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào. b. Thân bài: * Vị trí đoạn trích * Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu - Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch. - Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được” - Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” - Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu. - Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:
  15. “Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương” - Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy. - Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng. => Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa. c. Kết bài: - Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng - Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”,ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, - Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.