4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất 
hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. 
Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua 
những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân 
ái”. 
(Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? 
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? 
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười 
như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”? 
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” 
Vì sao?
pdf 17 trang Minh Uyên 30/06/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf4_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf

Nội dung text: 4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”. (Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 đ) Từ nội dung đoạn trích phần đọc- hiểu, Anh/ chị viết một đoạn văn 100 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau”. Câu 2 (5,0 đ) Phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” của Tố Hữu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 đ)
  2. Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: (0,5 điểm) Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người. Câu 3: (1,0 điểm) - Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm) - Hiệu quả nghệ thuật: + Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm). + Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm). Câu 4: (1,0 điểm) Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục. + Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn. + Không đồng tình: Cuộc sống còn nhiều lòng bao dung, nhân ái. Phần II. LÀM VĂN (7,0 đ) Câu 1 (2,0 đ) 1. Đảm bào yêu cầu hình thức của một đoạn văn nghị luận 100 từ. Học sinh có thể trình bày đoạn trích theo các cách diễn dịch, quy nạp, Tổng- Phân- Hợp, song hành, móc xích (0,25 đ) 2. Xác định vấn đề nghị luận: Đề cao lòng nhân ái của con người (0,25 đ). 3. Triển khai vấn đề nghị luận, biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động. - Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương (0,25 đ). - Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người: + Cảm xúc khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ (0,25 đ). + Khi hãm hại người khác, nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần mà họ gánh chịu cũng chính là nỗi đau của bản thân mình. (0,25 đ)
  3. + Tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. (0,25 đ). - Bài học nhận thức và hành động: Cần biết chia sẻ yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn và hoàn thiện nhân cách. (0,25 đ) 4.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp (0,25 đ) Câu 2 (5,0 đ) * Dàn ý phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và 8 câu thơ đầu. 2. Thân bài a. 4 câu thơ đầu “Mình về mình có nhớ ta? Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không? Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.” → Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua. - Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại. + “Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ. + “thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt. + Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc. - Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng. → Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau. b. 4 câu thơ sau “Tiếng ai tha thiết bên cồn
  4. Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ” → Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn. + “Tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại. + “Bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng. → Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân. + “Áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi. + “Phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại. + “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói. + Phép im lặng (dấu “ ”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở. → Không gian chia tay đầy bịn rịn. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghi luận. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
  5. Câu 2: * Dàn ý phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và 8 câu thơ đầu. 2. Thân bài a. 4 câu thơ đầu “Mình về mình có nhớ ta? Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không? Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.” → Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua. - Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại. + “Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ. + “thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt. + Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc. - Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng. → Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau. b. 4 câu thơ sau “Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ” → Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn.
  6. + “Tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại. + “bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng. → Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân. + “Áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi. + “Phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại. + “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói. - Phép im lặng (dấu “ ”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở. → Không gian chia tay đầy bịn rịn. 3. Kết bài - Khái quát lại vấn đề nghi luận. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn. Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ. Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ
  7. lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay. (Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, Tr. 29) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em
  8. Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau (Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr155) Trình bày cảm nhận của anh/chị về sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng sóng và em trong đoạn thơ trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm ) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận Câu 2: Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ: - “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.” - Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại Câu 3: Dựa vào đoạn trích, người vô lí được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông Câu 4: Thí sinh nêu ý kiến của mình về quan điểm “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý”và lí giải được quan điểm đó. Có thể triển khai theo hướng: - Đồng tình vì: + Người vô lí biết mở rộng, phá vỡ các giới hạn nhận thức để tiếp tục đem đến những nhận thức mới tiến bộ hơn cho loài người; + Người vô lí dũng cảm thực hiện những ước mơ lớn tưởng như viển vông bằng tầm nhìn vượt thời đại, mang đến những thành tựu lớn. - Đồng tình nhưng bổ sung ý kiến:
  9. + Về cơ bản, mọi tiến bộ đều bắt nguồn từ thực tế, từ tư duy khoa học, từ các hiện tượng có tính quy luật. + Người vô lí không đồng nhất với người điên rồ, ảo tưởng, phi thực tế hay những lối tư duy phi lí. - Nếu thí sinh trả lời không đồng tình, nhưng giải thích hợp lí vẫn cho điểm. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Thí sinh chọn lựa các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý sau: - Giải thích vấn đề: + Giới hạn: Những phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua. + Nhận thức thông thường: sự tiếp thu, am hiểu kiến thức thường có, thường thấy, không có gì đặc biệt. - Vấn đề nghị luận là: bàn luận về ý nghĩa, vai trò của việc vượt lên những nhận thức phổ biến, theo đám đông, theo lối mòn tư duy. - Bàn luận: về ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống. + Với cá nhân: việc phá vỡ giới hạn về nhận thức thông thường, phổ biến như bao người khác sẽ giúp chúng ta thoát khỏi lối mòn nhận thức, phát huy hết trí tuệ bản thân, vượt qua thử thách để thành công + Với cộng đồng: phá vỡ giới hạn nhận thức thông thường mang đến những phát minh mới, những thành tựu tiến bộ, thậm chí những bước ngoặt cho nhân loại. + Tuy nhiên, phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người sống gấp, sống vội, bỏ qua những giới hạn đạo đức, đốt cháy mình. Tự phá vỡ giới hạn chỉ có ý nghĩa khi cái giới hạn đó chật hẹp, đi ngược với xu thế tiến bộ. Mặt khác, khả năng của mỗi con người là khác nhau, biết giới hạn, biết tự bằng lòng với những gì mình đã có, đang có là cách để con người đạt được bình an và hạnh phúc. - Bài học: Để làm được điều đó đòi hỏi con người phải không ngừng học hỏi, khám phá, phải quyết tâm đẩy xa các giới hạn nhận thức, phải biết chấp nhận sự chỉ trích, cười nhạo,
  10. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ Câu 2 (5,0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng sóng và em trong đoạn thơ Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ, Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng sóng và em trong đoạn thơ * Cảm nhận về sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng sóng và em: - Khổ 1, 2: Nhà thơ phát hiện ra những đặc tính tự nhiên của sóng tương đồng với đặc tính của tình yêu, với tâm trạng khi yêu của em + Sóng tồn tại các trạng thái đối cực Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ cũng như những cung bậc cảm xúc của em trong tình yêu. + Bản chất của sóng là sự lan tỏa, chảy muôn trùng, theo sông ra biển lớn và luôn có sự cộng hưởng Sóng tìm ra tận bể. Đặc điểm này của sóng tương đồng với khát vọng của em là hướng tới sự lớn lao, cao thượng, từ bỏ cái tầm thường, hữu hạn trong tình yêu. + Đặc tính của sóng là trường tồn vĩnh cửu cùng thời gian, như khát vọng tình yêu của em vĩnh hằng, không thay đổi. - Khổ 3,4: Nhà thơ phát hiện ra sự tương đồng ở nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu đều lạ lùng, bí ẩn và kì diệu. + Mối quan hệ của sóng và em là mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, cái nhỏ bé và cái vô cùng, vì vậy em hòa hợp với sóng, mượn hình tượng sóng để cắt nghĩa tình yêu của em.
  11. + Cội nguồn của sóng là một sự bí ẩn Từ nơi nào sóng lên? Như nguồn cội tình yêu không thể lí giải: Khi nào ta yêu nhau. Tình yêu cũng như thiên nhiên bao la và đầy bí ẩn. Tình yêu như sóng biển, gió trời mênh mông không ai hiểu hết. * Nghệ thuật thể hiện sự tương đồng hòa hợp giữa sóng và em: - Xây dựng kết cấu song hành hai hình tượng sóng- em. - Tạo âm điệu đặc biệt cho bài thơ như nhịp điệu của sóng- tiếng lòng của nhân vật trữ tình bằng cách: + Sử dụng thể thơ năm chữ, ngắt nhịp linh hoạt. + Tổ chức ngôn từ theo nguyên tắc tương xứng, trùng điệp. - Xây dựng hình ảnh thơ quen thuộc mà độc đáo. * Đánh giá: - Mối quan hệ giữa sóng và em là mối quan hệ tương đồng hòa hợp bởi sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng. - Sóng và em có lúc phân đôi để làm nổi bật sự tương đồng, có lúc hòa nhập để cộng hưởng, âm vang. Hai hình tượng đan cài cho nhau nhằm diễn tả đầy đủ, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang trào dâng trong trái tim nữ sĩ. - Đoạn trích thể hiện cái Tôi, phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: giàu nữ tính, vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thương, vươn lên trên tất cả
  12. những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm. (Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 3: Anh/chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên ? Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. II. LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta ? Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, Tr.111) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt
  13. Câu 2: - Nội dung: Những trăn trở của người thanh niên Nguyễn Văn Thạc về lẽ sống của cuộc đời mình: sống cống hiến, sống cao thượng. Đó là những lẽ sống cao đẹp của người liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc hi sinh trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Câu 3: - Học sinh có thể nêu một số phẩm chất cao đẹp ở người liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc như: + Tâm hồn chính trực và cao cả; + Lẽ sống cao đẹp: sống cống hiến, sống cao thượng, => Biểu tượng cho vẻ đẹp người thanh niên thời đại chống Mỹ. Câu 4: - Về hình thức: + Số đoạn: 1 đoạn. + Số câu: 7 – 10 câu. - Về nội dung, học sinh có thể triển khai một số ý sau: + Bảo vệ và xây dựng đất nước vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ ngày nay. + Đặt trong bối cảnh 4.0, để đất nước có thể phát triển, thiết yếu phải có sự đóng góp của tuổi trẻ. + Để xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh hiện nay, tuổi trẻ cần: Xây dựng lí tưởng sống cao đẹp: sống cống hiến, sống cao thượng, vì cộng đồng chung. Có hành động thiết thực: học tập, rèn luyện đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh, II. LÀM VĂN (7 điểm) a. Yêu cầu chung: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề nghị luận – bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc. * Thân bài: 1. Khái quát:
  14. - Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, gồm sáu tỉnh viết tắt là “Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà”. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn, nghĩa tình (1940 – 1954). - Hoàn cảnh sáng tác: Sau hiệp định Giơnevơ, tháng 10.1954, Trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành niềm cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến gian khổ nhưng nghĩa tình. 2. Phân tích bức tranh tứ bình a. Bức tranh mùa đông - “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng. - “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống. b. Bức tranh mùa xuân - “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về. - Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình. c. Bức tranh mùa hạ - “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ” + Có thể liên tưởng màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống + Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa. - “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc. d. Bức tranh mùa thu - “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do. - Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.
  15. 3. Đánh giá chung - Nêu cảm nhận chung về bức tranh tứ bình: Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp của đối tượng, bốn bức tranh trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng. Đó là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. * Kết bài: - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và ý nghĩa của đoạn thơ đối với toàn bộ bài thơ “Việt Bắc”.