5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Cẩm Lệ (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích: 
[…] Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích 
cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi 
nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng 
điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến 
ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và 
khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực. 
Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi 
đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tớ báo lừng danh Washington Post có lẽ 
đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không 
nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, 
lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất 
các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng 
của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục 
cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này. 
Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. 
Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt 
với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu 
phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng 
đường chông gai trước mắt! 
(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, Vân Anh spiderum, theo Trí thức trẻ 20:55 
05/04/2017) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.  

Câu 2. Theo anh/chị, hai ý kiến sau đây có mâu thuẫn với nhau không, vì sao?  
“Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói 
phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. 
Và: 
“Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy 
người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta 
sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực”. 

pdf 23 trang Minh Uyên 30/06/2023 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Cẩm Lệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Cẩm Lệ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT CẨM LỆ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: [ ] Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tớ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này. Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt! (Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, Vân Anh spiderum, theo Trí thức trẻ 20:55 05/04/2017) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
  2. Câu 2. Theo anh/chị, hai ý kiến sau đây có mâu thuẫn với nhau không, vì sao? “Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Và: “Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực”. Câu 3. Đặc điểm chung của những người thành công được nêu trong đoạn trích là gì? Câu 4. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự thay đổi bản thân để đạt được thành công trong cuộc sống. Câu 2.(5,0 điểm) Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết: Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nhìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
  3. Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu (Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121 Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2: Hai ý kiến trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Vì: - Việc cần phải suy nghĩ trước khi phát ngôn hay hành động là một điều cần thiết vì nó thể hiện sự cẩn trọng, đôi khi suy nghĩ chín chắn sẽ giúp con người hành xử một cach tử tế và văn minh, không làm tổn thương người khác. - Việc suy nghĩ quá nhiều lại là biểu hiện sự đắn đo và cân nhắc thiệt hơn. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi trước khi hành động. Câu 3: - Đặc điểm chung của những người thành công được nêu trong đoạn trích là: không ngủ quên trên chiến thắng, kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình Câu 4:
  4. - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu nội dung: * Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam. - Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc. * Phân tích đoạn thơ trên - Hai câu đầu: giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của cả đoạn thơ. Câu đầu có tính chất đưa đẩy: Ta về mình có nhớ ta + Đây là lời của của người ra đi nói với người ở lại, ướm hỏi, nhắc nhở tình nghĩa khi chia xa. Và hỏi cũng là để gợi dẫn, để tìm cơ hội bộc lộ tình cảm của mình: Ta về ta nhớ những hoa cùng người + Hoa và người đan xen hài hòa đằm thắm tạo nên nét riêng biệt của mảnh đất này. - Tám câu thơ tiếp theo: được tổ chức trong một cấu trúc đặc sắc, những câu sáu dành để tả cảnh, những câu tám lại dành để tả người. Bốn cặp câu giống như bốn bức tranh của một bộ tứ bình. + Cảnh mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Gam màu chủ đạo trong bức tranh này là gam màu xanh. Trên nền xanh bát ngát ấy, nổi bật lên những bông “hoa chuối đỏ tươi” xua tan đi vẻ âm u, thổi hơi ấm xua tan sương mù và gió rét. Sức nặng của hai câu thơ dồn vào hai chữ “đèo cao”, gợi lên tư thế hiên ngang của con người Việt Bắc trong công việc lao động. + Cảnh mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
  5. Núi rừng Việt Bắc đã ngập trong một màu trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa mơ. Thấp thoáng trong rừng hoa mơ ấy, ta bắt gặp hình ảnh con người Việt Bắc trong lao động, mang vẻ đẹp cần mẫn và tài hoa phù hợp với thiên nhiên thơ mộng và thanh khiết. + Cảnh mùa hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Câu thơ trên chỉ có sáu âm tiết nhưng đã gợi ra cả một chuỗi vận động liên hoàn: tiếng ve kêu gọi mùa hè đến, mùa hè với sắc nắng chói chang của nó nhuộm vàng cả rừng phách. Hình ảnh con người hiện ra qua cách gọi “cô em gái” khiến người Việt Bắc hiện lên thật thân thương, gần gũi. Đó có thể là người em gái đang hái măng rừng để nuôi quân. Con người hiện ra hết sức lặng lẽ: “côi em gái” chỉ có “một mình” giữa rừng măng, lao động trong thầm lặng, trong lãng quên, không cần được biết đến hay ngợi ca. + Cảnh mùa thu: Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung Lẽ thường các bộ tứ bình thường bắt đầu là bức tranh mùa xuân và kết lại bằng bức tranh mùa đông. Nhưng trong tác phẩm của mình, nhà thơ lại mở màn bằng cảnh mùa đông và kết lại bằng một bức họa phẩm mùa thu với vầng trăng hòa bình chiếu rọi. Cảnh thật thơ mộng, hữu tình và yên bình, hạnh phúc! Nếu như trong toàn bộ tác phẩm, cặp xưng hô ta- mình luôn đồng hiện thì ở đây ta bắt gặp đại từ “ai”. Ai - phải chăng đó cũng chỉ là mình mà thôi. Đại từ phiếm chỉ khiến lời thơ trở nên tình tứ hơn, khiến nỗi nhớ như mang hình sắc của lứa đôi. Người ra về không tái hiện lại lời ca mà chỉ ghi lại ấn tượng mà bài ca đọng lại trong lòng người “ân tình thủy chung”. Đó là phẩm chất của những con người Việt Bắc, luôn son sắt thủy chung, một lòng với cách mạng. Chiến tranh dù qua đi, bụi thời gian dù có phủ bụi mờ lên những kỉ niệm thì vẻ đẹp của tấm lòng ấy mãi mãi vẹn nguyên trong kí ức của người ra đi. * Tổng kết. ĐỀ SỐ 4 I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
  6. “Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa” [ ] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.” (Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3 (1,0 điểm): Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy? Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật “bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc. Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
  7. I: ĐỌC HIỂU Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự. Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên: - Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau .Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc. Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên: - Cuộc sống - nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau - Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc Câu 4. - Trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến “Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.” - Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Hạnh phúc cần được vun trồng từ bàn tay của những người biết trân quý, nâng niu hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời nếp nhà. Và để hạnh phúc của mỗi gia đình được trọn vẹn, mỗi người phải biết “chịu” nhau một chút. Hạnh phúc được ươm mầm, chắc chiu mỗi ngày, mỗi người; hạnh phúc không dễ tìm cũng không thể cầu xin. - Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng nên sắc màu của hạnh phúc cũng thật phong phú, đa dạng. - Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. a. Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về hạnh phúc b. Thân đoạn:
  8. - Giải thích khái niệm hạnh phúc: + Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí. - Trình bày quan điểm hạnh phúc của bản thân: thế nào là hạnh phúc, làm thế nào để tạo hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc? + Tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng những gì bản thân đang có. Sống tích cực, có ý nghĩa; mang lại niềm vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh. + Giữ hạnh phúc giống như trồng một cái cây cần được vun trồng, chăm sóc mỗi ngày. Cây hạnh phúc đó cũng chính là cây đời của mỗi người. Khi ta hạnh phúc, đời ta sẽ tỏa hương hoa. - Bàn bạc mở rộng. - Nêu bài học nhận thức và hành động. c. Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của hạnh phúc đối với mỗi người, mỗi nhà. Câu 2: * Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân I. Mở bài - Nguyễn Tuân là một tác giả tài hoa, uyên bác, luôn kiếm tìm cái đẹp. Trước cách mạng ông tìm kiếm vẻ đẹp trong quá khứ, khi cách mạng thành công ông tìm kiếm vẻ đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại. Người lái đò sông Đà là tùy bút tiêu biểu cho những sáng tác sau cách mạng của ông. - Ông lái đò chính là chất vàng mười đã được thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm kiếm, người anh hùng trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liên hệ hình ảnh người anh hùng trong thơ ca Nguyễn Tuân trước cách mạng (Huấn Cao – Chữ người tử tù) II. Thân bài - Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo. - Về lai lịch: tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến: “tay lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, chất mun”, đó là ngoại hình khỏe khoắn của con người lao động luôn gắn bó với nghề - Là người có lòng dũng cảm, tình yêu nghề: “giữ mái chèo, nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái”
  9. - Có thể liên hệ đến hình ảnh Huấn Cao – người anh hùng trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng ông lái đò. - Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo. - Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ những luồng nước”, “sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc xuống dòng”, - Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: + Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ” để phá trùng vi thạch trận thứ nhất, + Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông ”“nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ” + Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường: sau khi vượt thác nhà đò đốt lửa nướng cơm lam và toàn bàn về chuyện cá anh vũ, cá dầm xanh, - Khái quát về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: là nhà văn tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mĩ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. III. Kết bài - Nêu cảm nhận về hình tượng nhân vật ông lái đò: là đại diện cho con người lao động Tây Bắc trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, là con người vừa có phẩm chất anh hùng vừa tài hoa nghệ sĩ, chứa đựng chất vàng mười đã qua thử lửa. - “Người lái đò sông Đà” là tùy bút xuất sắc miêu tả chân thực vẻ đẹp vừa hung bạo vừa trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc, giữa nền thiên nhiên nổi bật lên là vẻ đẹp của những người lao động bình dị. ĐỀ SỐ 5 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.
  10. Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn? Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ , cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"! Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - BV Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác". (Nguồn: Kênh 14.Vn) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ) Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ) Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ) Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng thế nào trong xã hội? (1,0đ) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. HẾT
  11. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 đ) Câu 1 (0,5 đ) Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ Báo chí Câu 2 (0,5 đ) Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản: thao tác lập luận bác bỏ (bác bỏ hoài nghi của những người cho rằng không biết quyết định hiến giác mạc đó có thực sự là của Hải An). Câu 3 (1 đ) Khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" vì: tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng. Câu 4 (1 đ) Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng tích cực, trong xã hội đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký hiến giác mạc. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. rất nhiều người đã chia sẻ sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ, giúp họ hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Phần II. LÀM VĂN (7,0 đ) Câu 1 (2,0 đ) Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải A, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ - Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề. - Nghị luận về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi * Một vài định hướng về nội dung: - Mỗi người có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc - Tuy nhiên, giá trị của hạnh phúc đích thực luôn hướng con người tới những lẽ sống cao đẹp - Khi được cho đi tức là chúng ta đã làm việc tốt, mang lại vô vàn tình yêu thương cho cuộc sống - Cho đi là còn mãi bởi ta sẽ sống trong tim mọi người với sự quý trọng, lòng biết ơn và khi đó ta thực sự hạnh phúc Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. * Dàn ý phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
  12. 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc. 2. Thân bài: a. Hai câu thơ đầu - 2 câu thơ đầu người ra đi khẳng định mình luôn nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. b. Hai câu tiếp - Mùa đông: “hoa chuối đỏ tươi” tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng làm cho bức tranh mùa đông của Việt Bắc thêm hài hòa màu sắc. c. Hai câu tiếp - Mùa xuân: “mơ nở trắng rừng” mùa xuân Việt Bắc đặc trăng là màu trắng tinh khiết của của rừng hoa mơ, giữa khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con người cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo chuốt từng sợi giang để đan nón. d. Hai câu tiếp - Mùa hạ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng” tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp. e. Hai câu cuối - Mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình” ánh trắng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo gợi cảm giác thanh mát, hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm. → Hình ảnh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người tạo nên bức tranh Việt Bắc vô cùng xinh đẹp khiến người ta nhớ mãi. 3. Kết bài - Khái quát lại vấn đề nghị luận.