5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tư Giản (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao 
giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách 
mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, 
kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói 
buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan 
trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình. 
(Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con 
người. 

pdf 21 trang Minh Uyên 30/06/2023 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tư Giản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_truong_th.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tư Giản (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TƯ GIẢN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình. (Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành". Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm ) Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. Câu 2 (1đ): Nội dung chính của đoạn trích: nói lên những quy luật của thơ văn và tầm quan trọng của thơ, lời khuyên của tác giả để có một bài thơ hay, ý nghĩa, giàu biện pháp nghệ thuật.
  2. Câu 3 (1,5đ): Tầm quan trọng của thơ văn trong cuộc sống: nuôi dưỡng tâm hồn con người; làm phong phú cuộc sống nội tâm, II. Làm văn (7,0 đ): Câu 1 Dàn ý Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành” 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”. 2. Thân bài: a. Giải thích: - “Một điều nhịn” khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp, “chín điều lành”: sự bình yên, an lành. → Câu nói mang ý nghĩa: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, mỗi con người cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên. b. Giải thích - Mỗi con người biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn. - Người biết nhường nhịn là người có bản lĩnh và được người khác tôn trọng. - Nếu con người không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra. - Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp của con người, phản ánh nhân cách của người đó. c. Chứng minh - Học sinh tự lấy dẫn chứng những người có tính nhường nhịn làm dẫn chứng cho bài văn của mình. d. Phản biện - Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường → đáng bị chỉ trích, phê phán. 3. Kết bài Nêu tầm quan trọng của việc nhường nhịn và rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 2
  3. * Dàn ý phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc 1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc. 2. Thân bài a. Hai câu thơ đầu - 2 câu thơ đầu người ra đi khẳng định mình luôn nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. b. Hai câu tiếp - Mùa đông: “hoa chuối đỏ tươi” tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng làm cho bức tranh mùa đông của Việt Bắc thêm hài hòa màu sắc. c. Hai câu tiếp - Mùa xuân: “mơ nở trắng rừng” mùa xuân Việt Bắc đặc trăng là màu trắng tinh khiết của của rừng hoa mơ, giữa khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con người cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo chuốt từng sợi giang để đan nón. d. Hai câu tiếp - Mùa hạ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng” tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp. e. Hai câu cuối - Mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình” ánh trắng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo gợi cảm giác thanh mát, hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm. → Hình ảnh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người tạo nên bức tranh Việt Bắc vô cùng xinh đẹp khiến người ta nhớ mãi. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng
  4. ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác. Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân. (Trích Lăng kính tâm hồn - Trish Summerfield, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân? Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh? Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biếu đạt chính: Nghị luận Câu 2: Sai lầm của người phụ nữ: không trung thực với chính mình chỉ toàn nhìn vào điểm mạnh của người chị dâu, và đánh giá họ dựa trên những cái mình không có.
  5. lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người c. Tổng kết. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Học sinh thường quan niệm, đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức, đồng nghĩa với việc, cơ hội đỗ đạt thi cử càng cao. Nhưng trên thực tế, không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt, và cũng không ít người chỉ học trên lớp và tự học mà vẫn đạt kết quả cao trong học tập. Muốn nâng cao kiến thức, ngoài việc chăm chú lắng nghe các bài giảng của thầy cô giáo thì phần quyết định vẫn ở bản thân bạn. Mỗi học sinh cần tự trang bị cho mình tinh thần tự học, ôn luyện đều đặn thì dù không học thêm, kiến thức của bạn cũng chẳng kém ai. Ngược lại, nhiều học sinh mải mê “chạy show” (học chưa xong lớp này đã mài mông đến lớp khác) học thêm, mất quá nhiều thời gian, các buổi học nối tiếp nhau, dồn dập cuối cùng cũng chẳng hiểu, chẳng nhớ được gì! Một “sở thích” của nhiều học sinh cuối cấp đó là học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao. Nhưng thật sự là người “trúng tủ” thì ít, mà người bị “tủ đè” lại nhiều không kể xiết. Đặc biệt, đối với những môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan việc học tủ lại càng “sai sách” bởi hình thức thi trắc nghiệm phổ tra rộng và bao quát hơn so với tự luận. Bởi thế, hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử. Chỉ cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn, hợp lý bạn mới dễ dàng “chiến thắng” những kỳ thi. Với tâm lý “học trước sẽ quên sau” nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ. Vậy nên gần trước ngày thi, các bạn học sinh mới nhanh chóng nhồi nhét tất cả những kiến thức cần học. Điều này chẳng những không giúp bạn nhớ lâu mà còn khiến bạn dễ bị “loạn” và phá vỡ mạch liên kết của khối kiến thức cũ. Nhiều kiến thức học dồn dập một lúc sẽ khiến bạn bị quá tải. Điều này không hề giúp bạn nâng cao điểm số, ngược lại làm tinh thần bạn mệt mỏi. Chinh vì thế, hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một kì thi phía trước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. (Học sinh cuối cấp thường mắc phải những sai lầm này – Kenh14.vn, ngày 11/4/2017) Câu 1. (0,5 điểm) Nêu các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên. Câu 2. (0,75 điểm) Người viết đã chỉ ra những sai lầm gì mà học sinh thường mắc phải trong học tập? Câu 3. (0,75 điểm) Theo tác giả, học sinh cần làm gì để có kết quả tốt trong thi cử?
  6. Câu 4. (1,0 điểm) Theo anh/chị, vì sao cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt”. Câu 2. (5,0 điểm) Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh xuất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra. (Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di Gian phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1: - Các thao tác lập luận: phân tích, bác bỏ. Câu 2: Những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong học tập:
  7. - Quan niệm đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức. - Học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao. - Nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ và gặp phải tình trạng học nhồi nhét. Câu 3: Theo tác giả, để có kết quả tốt trong thi cử học sinh cần: - Hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử; cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn. - Hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một. Câu 4: - Cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước vì: + Kế hoạch giúp ta làm việc một cách nhịp nhàng và hiệu quả hơn. + Khi có kế hoạch, bản thân ta cũng sẽ bình tĩnh và ổn định về tâm lý hơn. II. LÀM VĂN Câu 1: * Nêu vấn đề * Giải thích vấn đề - Học thêm nghĩa là ngoài việc tham gia học trên trường, trên lớp, sẽ tham gia học các lớp học dạy thêm ở ngoài. - Không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn sẽ tăng vọt. * Phân tích, bàn luận vấn đề - Tại sao “Không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn sẽ tăng vọt”? + Việc học thêm nhiều cũng chính là tình trạng nhồi nhét quá nhiều, khiến cho người học không có sức hoặc không kịp tiếp thu. + Học thêm cũng làm cho người học thiếu tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. - Học thêm hiện tại đang diễn ra phổ biến ở tất cả các cấp học, gây nguy hại cho học sinh. - Biện pháp khắc phục:
  8. + Mỗi người tự xây dựng cho mình những phương pháp học tích cực. + Cần có kế hoạch cụ thể cho việc học, tránh việc học theo kiểu mì ăn liền, học tủ, học vẹt + Cần chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức - Phê phán những người học thêm tràn lan * Liên hệ bản thân Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích - Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. - Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Đặc biệt ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ. - Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của ông: tài hoa, uyên bác, lịch lãm. - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí, Tất cả được thể hiện qua lối hành văn súc tích, mê đắm và tài hoa. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên. - Hai đoạn trích trên là hai đoạn trích tiêu biểu của hai tác phẩm. 2. Phân tích 2.1. Đoạn trích trong tác phẩm Người lái đò sông Đà: Đoạn văn miêu tả hình tượng con sông hung bạo - Sự hung bạo thể hiện ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành: + Hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã gợi ra được độ cao và diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của khúc sông. + Hình ảnh so sánh “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” đã diễn tả sự nhỏ hẹp của dòng chảy gợi ra lưu tốc rất lớn nhất là vào mùa nước lũ với bao nhiêu nguy hiểm rình rập.
  9. + Bằng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. - Sự hung bạo thể hiện ở ghềnh đá “quãng mặt ghềnh Hát Loóng” + Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ thuê: dữ dằn, gắt gao, tàn bạo. + Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió) được hỗ trợ bởi những thanh trắc liên tiếp đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của sóng, gió và đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn, tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với bất kì người lái đò nào “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. 2.2. Đoạn trích trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí – cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và quyến rũ. - Sông Hương được lột tả trong không gian núi rừng Trường Sơn: + Là bản trường ca của rừng già: Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt. + Như cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại: biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông. 2.3. So sánh hai đoạn trích * Giống nhau: - Cả hai đoạn trích đều cho thấy cái tôi tài hoa, uyên bác của tác giả với những liên tưởng và tưởng tượng phong phú về hai con sông. - Cả hai đoạn trích đều cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết của hai tác giả. * Khác nhau: - Đối tượng được miêu tả: + Người lái đò sông Đà: hình ảnh con sông Đà với tính cách hung bạo + Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Sông Hương với vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng - Ngôn ngữ: + Người lái đò sông Đà: ngôn ngữ được xếp đặt, kết hợp linh hoạt, táo bạo. + Ai đã đặt tên cho dòng sông?: ngôn ngữ uyển chuyển, mềm mại
  10. * Lí giải - Do đặc điểm về phong cách chi phối: + Nguyễn Tuân luôn quan sát, khám phá và diễn tả thế giới ở góc độ thẩm mĩ; quan sát, khám phá, diễn tả con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ. Ta thấy chỉ có cảnh cực kì hùng vĩ, dữ dội hoặc cảnh tuyệt mĩ mới thu hút ngòi bút của ông; chỉ có tài tử, giai nhân, anh hùng, nghệ sĩ mới rung động ngòi bút Nguyễn Tuân. + Hoàng Phủ Ngọc Tường: là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí, Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. ĐỀ SỐ 5 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Hầu hết những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện. Sự thật đó có khiến bạn suy nghĩ điều gì không ? Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách. Một số người tuyên bố rằng có thể đọc vài cuốn tiểu thuyết rẻ tiền bởi vì đôi khi bạn vẫn tìm thấy vài điều ý nghĩa trong đó. Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà. Tất cả những gì bạn cần để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn và thành công hơn đã được viết ra hết rồi. Và hãy đoán xem: chúng luôn sẵn có cho bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là đọc chúng. Sách rất dễ tìm và dễ mua. Một cuốn sách thông thường hiện nay có giá khoảng 70-80 nghìn. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó”. (Trích “Triết lý cuộc đời” – Jim Rohn, Thủy Hương dịch) Thực hiện các yêu cầu: 1. Theo tác giả, đâu là điểm chung của những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ ? 2. Câu văn “Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách” muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì?
  11. 3. “Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà”. Theo anh / chị, “cách khác” mà tác giả muốn nói đến ở đây nhằm ám chỉ điều gì? 4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó” không? Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách? Câu 2: (7,0 điểm) Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1: Theo tác giả, điểm chung của những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện. Câu 2: Câu văn “Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách” muốn nhắn nhủ chúng ta hãy về tầm quan trọng của sách và việc đọc sách. Câu 3: “Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà”. “Cách khác” mà tác giả muốn nói rằng: thay vì đọc những loại tiểu thuyết rẻ tiền để tìm kiếm một vài điều có ý nghĩa hiếm hoi trong đó, hãy đọc những loại sách thực sự có giá trị. Câu 4: Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm. - Ví dụ nếu đồng tình: Lí giải: số tiền mà bạn bỏ ra để mua một cuốn sách, nếu đem so với những giá trị mà quyển sách đem lại cho bạn, thì quả thực là vô cùng rẻ. Cho nên nếu chúng ta vì tiếc tiền mà không mua sách, không đọc sách, thì sau này, những hệ lụy của việc không đọc sách gây ra sẽ vô cùng nghiêm trọng. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách? Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
  12. HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu. Có thể theo hướng sau: - Thời đại ngày nay, con người ta bị cuốn theo những thiết bị công nghệ thông minh, sống nhiều trong thế giới của mạng Internet nên thói quen đọc sách bị mai một nghiêm trọng. - Dù Internet luôn hứa hẹn mang cả thế giới vào ngôi nhà của bạn, nhưng kể cả như vậy, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận tầm quan trọng, những lợi ích của việc đọc sách, vì một số lý do sau: + Thời đại nào thì con người cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện mình: nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn, và đọc sách giúp cho con người thực hiện điều đó. + Trong nhịp sống hối hả hôm nay, đọc sách giúp cho con người có những phút trầm tư mặc tưởng, sống chậm lại, qua đó giúp cân bằng tâm trí. + Đọc sách trong thời đại công nghệ giúp con người có bản lĩnh văn hóa vững vàng, do đó có thể tránh xa những thứ dễ dãi, phù phiếm, thậm chí là nguy hại. + Đọc sách giúp chúng ta tiếp xúc với những nguồn tri thức đáng tin cậy, đã được kiểm chứng qua thời gian. -Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2 (5,0 điểm) Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ 1. Mở bài Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. 2. Thân bài Phân tích tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ - Giới thiệu sơ lược về A Phủ: một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia. - Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ: + Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đọa đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.
  13. + Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo. - Thương người cùng cảnh ngộ: Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi Người kia việc gì phải chết thế? - Tình thương lớn hơn cái chết: Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ tới thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ. - Từ cứu người đến cứu mình: + Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất. + Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. 3. Kết luận: - Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đọa đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy. - Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị – cởi trói cho A Phủ – có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam”.