5 Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Hồng Phong (Có đáp án)
Câu 1: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện
đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
D. Mã di truyền có tính thoái hóa
Câu 2: Một gen có chiều dài 2006 A0 và có 1520 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường
cung cấp khi gen tái bản 3 lần là:
A. A = T = 1750; G = X = 2380 B. A = T = 2380; G = X = 1750
C. A = T = 2450; G = X = 1540 D. A = T = 1540; G = X = 2450
Câu 3: Chức năng của gen là:
A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất
B. Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
C. Vận chuyển aa đến ribôxôm để tham gia tổng hợp prôtêin
D. Làm khuôn cho quá trình dịch mã
Câu 4: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực diễn ra vào kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì giữa D. Kì đầu
đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
D. Mã di truyền có tính thoái hóa
Câu 2: Một gen có chiều dài 2006 A0 và có 1520 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường
cung cấp khi gen tái bản 3 lần là:
A. A = T = 1750; G = X = 2380 B. A = T = 2380; G = X = 1750
C. A = T = 2450; G = X = 1540 D. A = T = 1540; G = X = 2450
Câu 3: Chức năng của gen là:
A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất
B. Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
C. Vận chuyển aa đến ribôxôm để tham gia tổng hợp prôtêin
D. Làm khuôn cho quá trình dịch mã
Câu 4: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực diễn ra vào kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì giữa D. Kì đầu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Hồng Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 5_de_thi_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf
Nội dung text: 5 Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Hồng Phong (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021-2022 LÊ HỒNG PHONG MÔN SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba C. Mã di truyền có tính đặc hiệu. D. Mã di truyền có tính thoái hóa Câu 2: Một gen có chiều dài 2006 A0 và có 1520 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen tái bản 3 lần là: A. A = T = 1750; G = X = 2380 B. A = T = 2380; G = X = 1750 C. A = T = 2450; G = X = 1540 D. A = T = 1540; G = X = 2450 Câu 3: Chức năng của gen là: A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất B. Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền C. Vận chuyển aa đến ribôxôm để tham gia tổng hợp prôtêin D. Làm khuôn cho quá trình dịch mã Câu 4: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực diễn ra vào kì nào của chu kì tế bào? A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì giữa D. Kì đầu Câu 5: Một gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit loại Ađênin. Gen bị đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là : A. A = T = 360, G = X = 540. B. A = T = 361, G = X = 539. C. A = T = 359, G = X = 540. D. A = T = 359, G = X = 541. Câu 6: Sự trao đổi chéo bất thường giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I phân bào giảm nhiễm làm xuất hiện dạng đột biến : A. Lặp đoạn NST. B. Dị bội. C. Hoán vị gen. D. Đảo đoạn NST. Trang | 1
- Câu 7: Ở một loài thực vật, biết gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Các cơ thể đều giảm phân bình thường. Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là : A. AAaa x AAaa. B. AAa x AAa C. AAAa x AAAa D. AAaa x Aa Câu 8: Một đoạn phân tử ADN, có tổng số 2400 nuclêôtit. Đoạn phân tử ADN này (1) có chiều dài bằng 4080Å. (2) có tổng số liên kết hóa trị là 4798. (3) tổng số nuclêôtit trên một mạch là 600. (4) Số liên kết hóa trị nối giữa các nu trên một mạch đơn là 1999. Số nhận định đúng là : A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 9: Trong nhân đôi ADN, enzim tháo xoắn có vai trò: A. Nối các đoạn okazaki để tạo thành mạch ADN hoàn chỉnh B. Tổng hợp nên các đoạn ARN C. Lắp ráp các nuclêôtit theo NTBS D. Tháo xoắn phân tử ADN Câu 10: Trong các phát biểu về quá trình phiên mã của sinh vật, có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1) Diễn ra theo NTBS (2) Chỉ có 1 mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã (3) mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra tới đó (4) Đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau thành ARN hoàn chỉnh (5) enzim ARN – polimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’- 3’ A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 11: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Mất đoạn nhỏ. B. Đột biến gen. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội. Câu 12: Một nhóm gồm 10 tế bào sinh dưỡng của 1 loài nguyên phân 4 lần liên tiếp cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2400 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là : A. 14 B. 16 C. 18 D. 36 Câu 13: Khi nói về bộ mã di truyền ở sinh vật, có một số nhận định sau: Trang | 2
- (1) Trên mARN mã di truyền được đọc theo chiều 5’ – 3’ (2) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nu và không gối lên nhau (3) Có 61 bộ mã di truyền mã hóa cho các aa (4) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di truyền (5) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số aa (6) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại aa trừ AUG và UGG (7) Bảng mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng Các nhận định đúng là: A. 4,5,7 B. 1,2,4,7 C. 3,5,6,7 D. 1,2,3,6 Câu 14: Cho các bộ ba của mARN được mã hóa các aa như sau: UUU – Phe ; UAU – Tyr ; XAU – His; AGX – Ser . Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit trên mạch gốc như sau: 3’ GTAATAAAATXG 5’ sẽ quy định tổng hợp nên đoạn poli peptit tương ứng với trình tự aa là: A. His – Tyr – Phe – Ser B. Ser – Tyr – Phe – His C. Ser – Tyr – His – Phe D. Phe – Tyr – Ser – His Câu 15: Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Tất cả các tế bào con đều trở thành tế bào sinh tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%. Số hợp tử được hình thành là: A. 2 B. 4 C. 8 D. 6 Câu 16: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là : A. A = T = 900; G = X = 599 B. A = T = 599; G = X = 900 C. A = T = 600 ; G = X = 900 D. A = T = 600; G = X = 899 Câu 17: Tên thể lệch bội và bộ NST nào dưới đây không tương ứng? A. Thể một nhiễm kép (2n + 1+1) B. Thể 1 nhiễm (2n – 1) C. Thể ba nhiễm (2n + 1). D. Thể không nhiễm (2n – 2). Câu 18: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. Trang | 3
- A. các cây của quần thể 4n có hình thái, kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n. B. các cây của quần thể 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n. C. các cây của quần thể 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n tạo cây lai 3n bị bất thụ. D. các cây của quần thể 2n với các cây của quần thể 4n không thể cùng sống trên khu địa lí trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn. Câu 7: Các hình thức cách li sinh sản trước hợp tử gồm có A. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian và cách li cơ học. B. cách li tập tính, cách li thời gian và cách li cơ học. C. cách li cơ học, cách li tập tính và cách li sinh thái. D. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian, cách li sinh thái và cách li cơ học. Câu 8: Với tiến hóa, đột biến gen có vai trò A. cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa. B. cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong cùng quần thể. C. phát tán đột biến trong quần thể. D. định hướng quá trình tiến hóa. Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là A. tỉ lệ đực và cái trong quần thể. B. số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. C. số lượng cá thể có trong quần thể. D. tỉ lệ nhóm tuổi trong quần thể. Câu 10: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh? A. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn. B. Chim ăn sâu và sâu ăn lá. C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối. D. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa. Câu 11: Trang | 19
- Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ → chuột → rắn → đại bàng Rắn là sinh vật tiêu thụ A. bậc 1 B. bậc 2 C. bậc 3 D. bậc 4 Câu 12:Mối quan hệ nào sau đây giữa hai loài mà không có loài nào bị hại? A. Hội sinh B. Kí sinh C. Cạnh tranh D. Ức chế - cảm nhiễm Câu 13: Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên vì A. tạo ra sự thay đổi nhiều ở số lượng nhiễm sắc thể. B. làm thay đổi cấu trúc di truyền. C. phổ biến, ít gây chết và ít làm rối loạn sinh sản cơ thể. D. nhanh chóng tạo ra các loài mới. Câu 14: Loài đặc trưng trong quần xã là A. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. B. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. C. loài có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác. D. loài phân bố ở trung tâm của bất kỳ mỗi quần xã. Câu 15: Tất cả các con cá trắm đen sống ở Hồ Tây có thể xem như là một A. loài. B. quần xã. C. hệ sinh thái. D. quần thể. Câu 16: Ổ sinh thái của một loài là Trang | 20
- A. địa điểm cư trú, dinh dưỡng và sinh sản của loài. B. giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái. C. địa điểm cư trú của loài. D. tổ hợp các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái. Câu 17: Nước trong hồ hòa tan một lượng hóa chất độc diệt sâu bọ là DDT với nồng độ loãng (0,00005 ppm). Chuỗi thức ăn nào là có hại nhất với sức khỏe con người? A. Tảo đơn bào → ĐV phù du → giáp xác → cá → chim → người. B. Tảo đơn bào → ĐV phù du → cá → người. C. Tảo đơn bào → ĐV phù du → giáp xác → cá → người. D. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người. Câu 18: Năng lượng đồng hóa của sinh vật dị dưỡng trong chuỗi thức ăn: Sinh vật sản xuất → C1 (15.105 kcal) → C2 (18.104 kcal) → C3 (18.103 kcal). Hiệu suất sử dụng năng lượng của C3/C1 là A. 10% B. 1,2% C. 12% D. 1,8% Câu 19: Quần thể sinh vật là A. một lồng nuôi cá trên sông của một hộ ngư dân. B. một đám cỏ sau vườn nhà đã bị bỏ hoang. C. chim ở lũy tre làng. D. một đàn gà của một gia đình nông dân nuôi từ năm này qua năm khác. Câu 20: Trong sản xuất nông nghiệp muốn nhập nội một giống nào đó vào địa phương thì phải dựa vào A. giới hạn sinh thái của giống đó so với điều kiện khí hậu của địa phương. B. khả năng chịu đựng về nhiệt độ và độ ẩm của giống. C. khả năng sử dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương. D. khả năng chống bệnh của giống đó so với các giống khác. Câu 21: Tiến hoá nhỏ là: Trang | 21
- A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành các đặc điểm thích nghi. B. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành loài mới. C. Sự đa hình di truyền của quần thể và chúng được duy trì bằng các yếu tố ngẫu nhiên. D. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và hình thành các nhóm phân loại trên loài. Câu 22: Phương thức hình thành loài diễn ra nhanh nhất ở con đường hình thành loài nào? A. Con đường địa lí. B. Con đường cách li tập tính. C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội hóa. Câu 23: Câu nào là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Loài mới hình thành do tích luỹ nhiều đột biến trong một thời gian ngắn thông qua tác động của chọn lọc tự nhiên. B. Loài mới xuất hiện có thể là một cá thể không thông qua tác động của chọn lọc tự nhiên. C. Loài mới xuất hiện phải là một quần thể hay nhóm quần thể tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái. D. Loài mới xuất hiện phải là một quần thể hay nhóm quần thể không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Câu 24: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm: A. Cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn. B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn. C. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. Câu 25: Loài thực vật A có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 12, loài thực vật B có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 16. Một loài mới C, xuất hiện do kiểu dị đa bội con lai giữa loài A và loài B. Loài thực vật C có số nhiễm sắc thể trong tế bào là A. 56 B. 28 C. 12 D. 16 Câu 26: Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau: Trang | 22
- A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. Câu 27: Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là do tác động của 1. ngoại cảnh lên quần xã 2. quần xã đến ngoại cảnh 3. con người A. 1, 3 B. 2, 3 C. 1, 2, 3 D. 1, 2 Câu 28: Yếu tố ngẫu nhiên luôn A. làm tăng vốn gen của quần thể. B. thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. C. đào thải hết các alen có hại khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi. D. làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật. Câu 29: Các nhân tố sinh thái là A. mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong môi trường. B. các nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật. C. những tác động của con người đến môi trường. D. các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. Câu 30: Trong hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào cung cấp năng lượng cao nhất cho con người? A. Thực vật → động vật phù du → cá → con người. B. Thực vật → cá → chim → trứng chim → con người. C. Thực vật → con người. D. Thực vật → dê → con người. Trang | 23
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B B D C C C A A B D 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B A C A D D A B D A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B D A D B C C B B C ĐỀ SỐ 5. Câu 1: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai? A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi. B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn. C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể. Câu 2: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, các tế bào sơ khai đầu tiên (1) chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài. (2) hoàn toàn chưa có khả năng phân chia. (3) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. (4) không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. (5) là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thế sống đơn bào đầu tiên. Số phương án đúng là A. 2. Trang | 24
- B. 1. C. 4. D. 3. Câu 3: Trong các phát biểu sau về tế bào nguyên thuỷ, có mấy phát biểu đúng? (1) Tế bào nguyên thuỷ là tập hợp các đại phân tử hữu cơ, chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài. (2) Tế bào nguyên thuỷ hoàn toàn chưa có khả năng phân chia. (3) Tế bào nguyên thuỷ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. (4) Tế bào nguyên thuỷ không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. (5) Sự xuất hiện tế bào nguyên thủy là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 4: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất? A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng sinh học phân tử. C. Bằng chứng hoá thạch. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại? (1) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài mới gặp phổ biến ở động vật. (2) Loài mới không xuất hiện với một cá thế duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể. (3) Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi. (4) Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ qua hàng vạn, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh trong thời gian ngắn. Trang | 25
- (5) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái bao giờ cũng diễn ra độc lập với nhau. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn theo thứ tự: A. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học. B. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học. C. tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học. D. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học. Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật. B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li. D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến. Câu 8: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li A. tập tính. B. không gian. C. sinh sản. D. địa lí. Câu 9: Các nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể? (1) Di - nhập gen. Trang | 26
- (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên. (4) Chọn lọc tự nhiên. (5) Đột biến. A. (l), (5). B. (l), (2). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 10: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể? (1) Các yếu tố ngẫu nhiên. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 11: Khu phân bố của loài bị chia cắt bởi các vật cản địa lí như sông, biển, núi cao, dải đất liền làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, từ đó dần dần hình thành loài mới. Đây là cơ chế hình thành loài theo con đường A. lai xa và đa bội hoá. B. tự đa bội. C. địa lí (khác khu vực địa lí). D. sinh thái (cách li sinh thái). Câu 12: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành A. các chi, các họ mới. B. quần thể mới trong loài Trang | 27
- C. các đơn vị phân loại trên loài. D. loài mới. Câu 13: Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo hướng xác định? (l) Đột biến. (2) Di - nhập gen. (3) Chọn lọc tự nhiên. (4) Giao phối không ngẫu nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 14: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới A. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến. B. bằng lai xa và đa bội hoá thì chỉ cần xuất hiện một cá thể là chắc chắn sẽ hình thành nên một loài mới. C. bằng con đường sinh thái chỉ gặp ở động vật, không gặp ở thực vật. D. thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. Câu 15: Những kiểu giao phối nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần ti lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử? (1) Tự thụ phấn. (2) Giao phối gần. (3) Giao phối ngẫu nhiên. (4) Giao phối có chọn lọc. A. (1), (2), (3). B. (l), (2), (4). C. (2), (3), (4). Trang | 28
- D. (1), (3), (4). Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tiến hoá nhỏ? (1) Tiến hoá nhỏ diễn ra hoàn toàn độc lập với tiến hoá lớn. (2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. (4) Tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Giả sử dưới tác động của một nhân tố, tần số tương đối của các alen ở một quần thể từ 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nhân tố nào sau đây có khả năng đã tác động vào quần thể này? (1) Đột biến. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Di - nhập gen. (4) Giao phối không ngẫu nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên. (6) Các cơ chế cách li. (7) Chọn lọc tự nhiên. A. (1) hoặc (3) hoặc (6). B. (5) hoặc (6) hoặc (7). C. (3) hoặc (5) hoặc (7). D. (1) hoặc (2) hoặc (6). Câu 18: Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể? (1) Đột biến. (2) Chọn lọc tự nhiên. Trang | 29
- (3) Di - nhập gen. (4) Giao phối không ngẫu nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 19: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây sai? A. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. C. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá. D. Cách li địa lí không nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản. Câu 20: Theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu nhân tố sau đây tạo nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hoá? (1) Đột biến. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Chọn lọc tự nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 21: Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là - A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3 ) - B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3 ) - - C. biến đổi nitrit (NO2 ) thành nitrát (NO3 ) - D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3 ) Trang | 30
- Câu 22: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên? A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn C. Tự vệ tốt hơn D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh Câu 23: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất: A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước Câu 24: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn "thuỷ triều đỏ" ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ A. hội sinh B. hợp tác C. ức chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh Câu 25: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2oC đến 44oC . Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6oC đến +42oC . Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn Câu 26: Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là A. Homo erectus B. Homo habilis C. Nêanđectan D. Crômanhôn Trang | 31
- Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng? A. Chịu được ánh sáng mạnh B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu C. Lá xếp nghiêng D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng Câu 28: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) A. 0,57% B. 0,92% C. 0,0052% D. 45,5% Câu 29: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường A. hô hấp của động vật, thực vật B. lắng đọng vật chất C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Câu 30: Bảo vệ đa dạng sinh học là A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A D C C B B C A A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Trang | 32
- C D A D B C C B A D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C D C C A B B D B C HẾT . Trang | 33