5 Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung (Có đáp án)

Câu 7: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh: 
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá song hành. 
C. phản ánh nguồn gốc chung. D. sự tiến hoá đồng quy. 
Câu 8: Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? 
A. gôrilia B. tinh tinh C. vượn D. đười ươi 
Câu 9: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không 
đúng? 
A. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác 
định.  
B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. 
C. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra 
bởi các nhân tố tiến hóa. 
D. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp 
Câu 10: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa: 
A. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. 
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. 
C. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. 
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học. 
Câu 11: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: 
A. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học 
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học 
C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học 
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
pdf 42 trang Minh Uyên 30/06/2023 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021-2022 QUANG TRUNG MÔN SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho: A. cách li mùa vụ. B. cách li tập tính. C. cách li trước hợp tử. D. cách li sau hợp tử. Câu 2: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người. B. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người. C. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. D. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh. Câu 3: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 4: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với A. động vật B. động vật bậc thấp C. thực vật D. động vật bậc cao Câu 5: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là: A. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. Câu 6: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên A. chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Trang | 1
  2. B. làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. C. làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định. Câu 7: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh: A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá song hành. C. phản ánh nguồn gốc chung. D. sự tiến hoá đồng quy. Câu 8: Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? A. gôrilia B. tinh tinh C. vượn D. đười ươi Câu 9: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. C. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. D. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp Câu 10: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa: A. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. C. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. D. làm rõ tổ chức của loài sinh học. Câu 11: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học Câu 12: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n Trang | 2
  3. A. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n. B. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST C. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n. D. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ. Câu 13: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở A. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh C. kỉ Triat (Tam Điệp) thuộc đại Trung Sinh D. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh Câu 14: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là A. quần thể. B. phân tử. C. loài. D. cá thể. Câu 15: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọ lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đay không đúng?A. Chọc lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn mottj alen lặn có hại ra khỏi quần thể. B. Chọc lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. C. Chọc lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. D. Chọc lọc tự nhiên chống lại alen có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 16: Cho c¸c th«ng tin sau: (1) Trong tÕ bµo chÊt cña mét sè vi khuÈn kh«ng cã plasmit. (2) Vi khuÈn sinh s¶n rÊt nhanh, thêi gian thÕ hÖ ng¾n. (3) ë vïng nh©n cña vi khuÈn chØ cã mét ph©n tö ADN m¹ch kÐp, cã d¹ng vßng nªn hÇu hÕt c¸c ®ét biÕn ®Òu biÓu hiÖn ngay ë kiÓu h×nh. (4) Vi khuÈn cã thÓ sèng kÝ sinh, ho¹i sinh hoÆc tù d•ìng. Nh÷ng th«ng tin ®•îc dïng lµm c¨n cø ®Ó gi¶i thÝch sù thay ®æi tÇn sè alen trong quÇn thÓ vi khuÈn nhanh h¬n so víi sù thay ®æi tÇn sè alen trong quÇn thÓ sinh vËt nh©n thùc l•ìng béi lµ: A. (3), (4). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (2), (4). Câu 17: Mét quÇn thÓ sinh vËt ngÉu phèi ®ang chÞu t¸c ®éng cña CLTN cã cÊu tróc di truyÒn ë c¸c thÕ hÖ nh• sau: P: 0,50 AA + 0,30 Aa + 0,20 aa = 1. F1: 0,45 AA + 0,25 Aa + 0,30 aa = 1. F2: 0,40 AA + 0,20 Aa + 0,40 aa = 1. F3: 0,30 AA + 0,15 Aa + 0,55 aa = 1. F4: 0,15 AA + 0,10 Aa + 0,75 aa = 1. Trang | 3
  4. tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 26. Ở quần thể cá sống sâu (Edriolychnus schmidti và Ceratias sp) xảy ra hiện tượng con đực kí sinh vào con cái do A. số lượng cá thể quá ít. B. mật độ cá thể quá cao. C. nguồn thức ăn hạn hẹp. D. thiếu chỗ ở trầm trọng. Câu 27. Hình thành loài bằng con đường lai xa đa bội hóa gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì? A. Động vật dễ bị đột biến. B. Cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài động vật phức tạp, đa bội hóa gây rối loạn về giới tính. C. Thực vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng nên chỉ 1 cá thể đột biến sẽ tạo loài mới. D. Động vật không có hình thức sinh sản vô tính. Câu 28. Người hiện đại có những đặc điểm nào sau đây? A. Có lồi cằm, chứng tỏ tiếng nói phát triển, răng to khỏe lúc trưởng thành có 32 chiếc. B. Có nền văn hóa phức tạp, tiểu não to nên thông minh hơn động vật. C. Xương hàm nhỏ, manh tràng phát triển. D. Không có răng nanh. Câu 29. Nội dung nào sau đúng? A. Đại trung sinh lục địa gần giống hiện nay, xuất hiện loài người. B. Đại tân sinh lục địa gần giống hiện nay, xuất hiện loài người. C. Đại tân sinh bò sát khổng lồ xuất hiện, xuất hiện loài người. D. Đại nguyên sinh động vật di cư lên cạn hàng loạt. Câu 30. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là tiêu chuẩn A. cách li sinh sản. B. sinh thái. C. cách li di truyền. D. hoá sinh. Câu 31. Hai loài khi bị bắt ở rừng rậm Amazon và đưa về sở thú. Người ta thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó, họ phát Trang | 32
  5. hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai. Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện chúng cùng sống trong một khu rừng nhưng một loài chỉ kiếm ăn vào ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Cơ chế cách ly nào đã giữ 2 loài không giao phối với nhau? A. Cách li địa lý. B. Cách li di truyền. C. Cách li sinh sản. D. Cách li sinh thái. Câu 32. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài như sau: Loài A: 20C - 440C; Loài B: 10,60C - 320C; Loài C: 50C - 440C; Loài D: 80C - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất về nhiệt độ lần lượt là: A. A và B. B. A và C. C. C và A. D. D và B. Câu 33. Sự sống ngày nay không hình thành theo con đường hóa học vì A. Đã xuất hiện loài người. B. Đã cân bằng sinh thái. C. Thiếu điều kiện, giả sử có hình thành thì cũng không thể biết được. D. Thiếu điều kiện, giả sử có hình thành thì cũng làm mồi cho sinh vật dị dưỡng. Câu 34. Nhân tố làm xuất hiện các alen mới trong quần thể là A. đột biến và di nhập gen. B. đột biến và chọn lọc tự nhiên. C. đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen. Câu 35. Cách li trước hợp tử là trở ngại ngăn cản A. sự thụ tinh tạo hợp tử. B. con lai phát triển. C. tạo thành giao tử. D. tạo con lai hữu thụ. Câu 36. Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau. B. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới C. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. D. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch như chu kì bán phân rã của C 14 là 5730 năm. Câu 37. Hình thành loài nhanh nhất thuộc về con đường: A. Địa lí B. Sinh thái. Trang | 33
  6. C. Sinh sản. D. Lai xa và đa bội hóa. Câu 38. Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể? A. Cá rô phi đơn tính trong ao. B. Cá chép trong ao. C. Thông ở đồi thông Đà Lạt. D. Đồi chè Thái Nguyên. Câu 39. Theo Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. cá thể. C. quần xã. D. tế bào. Câu 40. Dạng người trong chi Homo tồn tại lâu nhất là A. Homo habilis. B. Homo sapiens. C. Homo neanderthalensis. D. Homo erectus. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D A C A A C A D B C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B B C C B D C C C B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C D A D B C B A B D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 D A D A A B D A B D ĐỀ SỐ 5. Câu 1: Quần xã sinh vật là A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau. B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ Trang | 34
  7. chặt chẽ với nhau. C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu, hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 3. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 4: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. kí sinh. Câu 5: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. cạnh tranh. B. ký sinh. C. vật ăn thịt – con mồi. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 6: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là A. hiện tượng khống chế sinh học B. trạng thái cân bằng của quần thể C. trạng thái cân bằng sinh học D. Sự điều hòa mật độ. Trang | 35
  8. Câu 7: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là A. vai trò của các loài trong quần xã. B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã. D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài. Câu 8. Nơi ở của các loài là: A. địa điểm cư trú của chúng. B. địa điểm sinh sản của chúng. C. địa điểm thích nghi của chúng. D. địa điểm dinh dưỡng của chúng. Câu 9: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. Câu 10: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là: A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật. B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người. Câu 11: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ A. cộng sinh. B. kí sinh - vật chủ. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái? 1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu, hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. 2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. 3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường Trang | 36
  9. dẫn đến một quần xã ổn định. 4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Ếch→ Diều hâu → Rắn hổ mang. B. Lúa → Sâu ăn lá lúa→ Ếch→ Rắn hổ mang→Diều hâu. C. Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang→ Ếch → Diều hâu. D. Lúa→ Ếch→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang → Diều hâu. Câu 14: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển? A. Cây thân cỏ ưa sáng. B. Cây bụi chịu bóng. C. Cây gỗ ưa bóng. D. Cây gỗ ưa sáng. Câu 15: Mối quan hệ hỗ trợ bao gồm 1. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. 2. Hải quỳ sống trên mai cua 3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. 4. Phong lan sống trên thân cây gỗ 5 . Trùng roi sống trong ruột mối. A. 1,2,3. B. 1, 3, 5. C. 2, 4, 5. D. 1, 3, 4. Câu 16: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. Câu 17: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. Trang | 37
  10. Câu 18: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. biến động tuần trăng. B. biến động theo mùa C. biến động nhiều năm. D. biến động không theo chu kì Câu 19: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép, vì: A.tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo B.tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao C.tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy D.mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau Câu 20. Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỷ lệ sinh là 12%/ năm, tỷ lệ tử vong là 8%/năm, xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu A. 10000 B. 12000 C. 11220 D. 11200 Câu 21: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do A. mỗi loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau nên sự phân tầng giúp tăng khả năng sử dụng nguồn sống. B. các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau nên sự phân tầng làm giúp tiết kiệm diện tích. C. nhu cầu làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích. D. sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Câu 22: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. Câu 23: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? Trang | 38
  11. A. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. C. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật và quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. Câu 24: Môi trường sống của sinh vật gồm có: A. Đất, nước, không khí B. Đất, nước, không khí, sinh vật C. Đất, nước, trên cạn, sinh vật D. Đất, nước, không khí, trên cạn Câu 25: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Độ ẩm. B. Ánh sáng. C. Vật ăn thịt. D. Nhiệt độ. Câu 26: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối vối cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là A. Khoảng chống chịu. B. Ổ sinh thái. C. Giới hạn sinh thái. D. Khoảng thuận lợi. Câu 27: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 15000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm, tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau hai năm số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là A. 15660. B. 15020. C. 15060. D. 15606. Câu 28: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Chim ở Trường Sa B. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ Câu 29: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 2oC, thời gian một vòng đời ở 30oC là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 22oC thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là A. 30 ngày. B. 28 ngày. C. 25 ngày. D. 15 ngày. Câu 30: Hai nhân tố đóng vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng của quần thể là A. mức sinh sản và mức nhập cư. B. mức tử vong và mức xuất cư. C. mức sinh sản và mức tử vong. D. mức sinh sản và mức xuất cư. Trang | 39
  12. Câu 31: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh. D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh. Câu 32: Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào: A. Đại thái cổ B. Đại cổ sinh C. Đại trung sinh D. Đại tân sinh Câu 33: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. (2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. (3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. (4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 34: Quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: (1) Tiến hóa tiền học (2) Tiến hóa hóa học (3) tiến hóa sinh học. Các giai đoạn diễn ra theo trình tự đúng là A. (1) → (2) → (3) B. (3) → (2) → (1) C. (2) → (1) → (3) D. (2) → (3) → (1) Câu 35: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ gì? A. Vượn người không có quan hệ họ hàng với người B. Người và vượn người có chung nguồn gốc C. Người có nguồn gốc từ vượn người D. Chúng có quan hệ thân thuộc, gần gũi Câu 36: Trong các loài động vật sau đây loài có quan hệ gần đến xa người nhất là A. Tinh tinh → khỉ sóc→gôrila→vượn. B. tinh tinh →gôrila→ khỉ sóc→vượn. Trang | 40
  13. C. Tinh tinh → gôrila→vượn→khỉ sóc. D. tinh tinh → khỉ sóc→vượn→gôrila. Câu 37: Con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình nhờ A. Tiến hóa nhỏ. B. Tiến hóa văn hóa. C. Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa lớn. Câu 38: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. (2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. (3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. (4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 39: Một trong những đặc trưng cơ bản của quần xã là A. Thành phần loài. B. Mật độ. C. Kích thước. D. Kiểu tăng trưởng. Câu 40: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ? A. Còng còng xuất hiện nhiều ở bãi cát khi thủy triều lên. B. Ếch có nhiều vào mùa mưa. C. Số lượng cá cơm ở vùng biển Peru cứ 9 – 10 năm lại giảm mạnh. D. Lợn chết hàng loạt do dịch tả Châu Phi. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C A D A A A B A C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A D B A C B A D D C Trang | 41
  14. 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D A C C C A D D B C 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A C B C D C B A A D HẾT . Trang | 42