6 Đề thi giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1. Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể? 
A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã. B. Chim ở Trường Sa. 
C. Cá ở Hồ Tây. D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ. 
Câu 2. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản 
sẽ bị diệt vong khi mất đi 
A. nhóm sau sinh sản 
B. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản 
C. nhóm đang sinh sản 
D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản 
Câu 3. Kết quả của diễn thế thứ sinh: 
A. hình thành quần xã ổn định 
B. luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực 
C. thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái 
D. phục hồi thành quần xã nguyên sinh 
Câu 4. Ý nghĩa quan trọng của dáng đi thẳng là 
A. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển 
B. dễ phát hiện kẻ thù từ xa 
C. cột sống bớt cong 
D. lồng ngực rộng
pdf 72 trang Minh Uyên 24/06/2023 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "6 Đề thi giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf6_de_thi_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_co_huong_dan_giai_chi.pdf

Nội dung text: 6 Đề thi giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 1 MÔN: SINH HỌC – LỚP 12 Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì II của chương trình sách giáo khoa Sinh học 12. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Sinh 12. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì II – chương trình Sinh 12. Câu 1. Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể? A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã. B. Chim ở Trường Sa. C. Cá ở Hồ Tây. D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ. Câu 2. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm sau sinh sản B. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản C. nhóm đang sinh sản D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản Câu 3. Kết quả của diễn thế thứ sinh: A. hình thành quần xã ổn định B. luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực C. thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái D. phục hồi thành quần xã nguyên sinh Câu 4. Ý nghĩa quan trọng của dáng đi thẳng là A. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển B. dễ phát hiện kẻ thù từ xa C. cột sống bớt cong D. lồng ngực rộng Câu 5. Học thuyết tiến hóa hiện đại dã làm sáng tỏ các con đường hình thành loài mới. Theo đó, có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?
  2. I. Các nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các con đường hình thành loài mới. II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn đến hình thành loài mới. III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. IV. Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách li địa lí hoặc cách ly sinh sản thì loài mới hình thành. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 6. Các cây tràm ở rừng U minh là loài A. ưu thế B. đặc biệt C. đặc trưng D. có số lượng nhiều. Câu 7. Tại Vũ Hán, Trung Quốc, tính tới 22h30 ngày 23/2/2020 đã có 2.442 người chết do COVID – 19 (Coronavirus disease 2019). Đây là ví dụ về dạng biến động A. Theo chu kì nhiều năm B. Theo chu kì mùa C. Không theo chu kì D. Chu kì tuần trăng Câu 8. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong. C. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. D. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. Câu 9. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở cả động vật và thực vật. B. Nếu không có cách li địa lí thì không xảy ra quá trình hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa. C. Từ các loài thực vật sinh sản vô tính, có thể sẽ làm phát sinh loài mới. D. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào của loài mới lớn hơn loài gốc. Câu 10. Diễn thế sinh thái là A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường. B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
  3. C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 11. Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở A. động vật. B. thực vật. C. vi khuẩn. D. nấm. Câu 12. Ở các loài sinh sản hữu tính, để xác định 2 cá thể có thuộc cùng 1 loài hay không thì tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất được sử dụng là A. hóa sinh. B. cách li địa lí. C. hình thái. D. cách li sinh sản. Câu 13. Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn: (1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm. Trình tự đúng của các giai đoạn là A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1) B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1) C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1) D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) Câu 14. Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi? (1) Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn. (2) Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh. (3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. (4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng. (5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn. (6) Cá ép sống bám trên cá lớn. A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 15. Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica rufa) A. Dinh dưỡng. B. Độ ẩm. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng.
  4. Câu 16. Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì có thể xảy ra bao nhiêu hệ quả sau I. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm. II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. III. Khả năng giao phối cận huyết giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần giảm. V. Số lượng cá thể của quần thể ngày càng giảm, có thể dẫn đến tuyệt chủng A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 17. Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên Câu 18. Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện: A. Biến động theo chu kì ngày đêm B. Biến động theo chu kì nhiều năm C. Biến động theo chu kì mùa. D. Biến động theo chu kì tuần trăng. Câu 19. Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Di – nhập gen. D. Đột biến. Câu 20. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì: A. Quần thể cây 4n khi giao phấn với quần thể cây 2n cho ra con lai bất thụ. B. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái khác hẳn quần thể cây 2n. C. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể. D. Quần thể cây 4n quần thể cây 4n không thể giao phấn với quần thể cây 2n. Câu 21. Một đầm sen có 7500 cây sen phân bố trên diện tích 3 ha. Mật độ cá thể của quần thể sen này là
  5. Câu 26 Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Chọn B Câu 27 2 loài chồn có mùa sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau sinh sản ra thế hệ sau. Đây là hiện tượng cách li thời gian. Chọn D Câu 28 Phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới là: III, IV I sai. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt giữa quần thể mới với phần thể gốc. II sai, hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá là nhanh nhất. Chọn C Câu 29 Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất (có 97,6% ADN giống với con người; không có sự sai khác về số axit amin trên chuỗi β - hemoglobin). Chọn A Câu 30 Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng khống chế sinh học. Chọn C
  6. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 6 MÔN: SINH HỌC – LỚP 12 Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì II của chương trình sách giáo khoa Sinh học 12. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Sinh 12. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì II – chương trình Sinh 12. Câu 1: Trong các cơ quan sau, cơ quan nào là cơ quan thoái hóa: A.Ruột thừa ở người, răng khôn ở người. B.Chi trước của mèo, xương cùng ở người. C.Xương cánh tay của người, xương chi trước của chuột. D.Gai xương rồng, tua cuốn đậu Hà Lan. Câu 2: Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm: A.Cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh. B.Cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ. C.Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh. D.Cộng sinh, hợp tác, hội sinh. Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây sẽ tạo môi trường cho diễn thế nguyên sinh diễn ra: 1.Núi lửa phun trào. 2.Bão lũ. 3.Hạn hán. 4.Rừng lim Hữu Lũng bị chặt hết tất cả các cây thân gỗ. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 4: Cho các giai đoạn tiến hóa của sự sống : (1)Trùng phân các đơn phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ như chuỗi polipeptit, ARN,ADN.
  7. (2)Hình thành các đơn phân hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ. (3)CLTN tác động giữ lại các tế bào sơ khai có khả năng thực hiện đầy đủ các chức năng sống. (4)Tương tác giữa các đại phân tử tạo nên các tế bào sơ khai. Thứ tự các bước hình thành nên sự sống Trái đất là: A.(1)-(3)-(2)-(4). B.(4)-(1)-(3)-(2). C.(2)-(1)-(4)-(3). D.(3)-(2)-(4)-(1). Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hóa thạch: A.Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới. B.Hóa thạch là những di tích, dấu vết của sinh vật chỉ tìm thấy được trên đá. C.Không thể xác định được tuổi của hóa thạch. D.Hóa thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Câu 6: Hình thức phân bố theo nhóm thường gặp khi: A.Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều. B.Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường ,các cá thể thành bầy trú đông, C.Khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D.Các cá thể không có tính lãnh thổ cao và cũng không có tính tụ họp Câu 7: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả? A.Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau. B.Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau. C.Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.a D.Cả B và C. Câu 8: Ở một quần thể động vật có số lượng cá thể là 1000 con. Dự đoán sau 1 năm quần thể này sẽ có bao nhiêu cá thể, nếu biết hàng năm quần thể này có mức sinh sản là 1,25; mức tử vong là 0,75; mức nhập cư là 0,43 và mức xuất cư là 0,55. A. 980. B. 1380. C. 1038. D. 1260.
  8. Câu 9: Điều sau đây không đúng với quan hệ cạnh tranh trong quần thể: A. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể. B. Nguồn sống môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. C. Xuất hiện khi mật độ các cá thể trong quần thể quá đông. D. Số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp. Câu 10: Các nhân tố tiến hóa nào có thể làm nghèo vốn gen của quần thể: A.Đột biến, di gen. B.Chọn lọc tự nhiên, đột biến. C.Giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên. D.Nhập gen, chọn lọc tự nhiên Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở A. Kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh. B. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh. C. Kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh. D. Kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh. Câu 12: Trong các cơ quan sau, cơ quan không phải là cơ quan tương đồng với các cơ quan còn lại là: A.Cánh chim. B.Cánh tay người. C.Chi trước chuột chũi. D.Cánh bướm. Câu 13: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất : A. Lai xa và đa bội hóa B. Cách li địa lí C. Cách li tập tính D. Cách li sinh thái Câu 14: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là A. Trên cạn B. Sinh vật C. Đất D. Nước Câu 15: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá rô phi có giá trị từ 20oC đến 35oC. Nhận định nào sau đây đúng ? A. 35oC là giới hạn trên B. 20oC là giới hạn dưới C. 42oC là điểm gây chết D. 10oC sẽ làm cá chết Câu 16: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
  9. A. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm. B.ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. C.Mã di truyền có tính phổ biến. D.Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. Câu 17: Trong quá trình hình thành loài địa lý, yếu tố địa lý đóng vai trò: 1. Quyết định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc. 2. Tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài. 3. Quyết định sự phân ly tính trạng của quần thể gốc. 4. Quyết định nhịp điệu biến đổi kiểu gen của quần thể gốc Câu 18: Sinh giới đã tiến hoá theo chiều hướng A. Sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú B.Sinh giới có tổ chức ngày càng cao C.Sinh giới thích nghi ngày càng hợp lí D.Tất cả đều đúng Câu 19: Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là: A. Giao phối. B. Đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di nhập gen. Câu 20: Đối với vi khuẩn, tốc độ tiến hoá diễn ra một cách nhanh chóng vì A. Vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen đột biến cao. B. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến được biểu hiện ngay thành kiểu hình. C. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, tốc độ trao đổi chất mạnh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường. D. Quần thể vi khuẩn có kích thước nhỏ nên dễ chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá. Câu 21: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, có các phát biểu sau: (1) Mật độ cá thể của quần thể bị ảnh hưởng bởi mùa, năm hoặc điều kiện môi trường. (2) Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. (3) Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trưởng thành có khả năng sinh sản sống trong một đơn vị thể tích hoặc diện tích. (4)Khi mật độ giảm tới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 22: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng
  10. A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển Câu 23: Nhận định nào sau đây là đúng về các bằng chứng giải phẫu so sánh? A.Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng giống nhau trên cơ thể, khác nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi. B.Cơ quan thoái hóa không phải là cơ quan tương đồng vì chúng không còn chức năng hoặc bị tiêu giảm chức năng. C.Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương tự. D.Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm vị trí khác nhau trên cơ thể, cùng nguồn gốc và thực hiện cùng một chức năng như nhau. Câu 24: Quá trình nào đã tạo nên các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy? A. Nhân đôi. B. Trùng phân. C. Phiên mã. D. Thủy phân. Câu 25: Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng? A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái B. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái. Câu 26: Cách li sinh sản là A.Trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau. B.Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai. C.Trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ. D.Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Câu 27: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là : A. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích.
  11. B. Biết biểu lộ tình cảm vui,buồn, giận dữ C. Dáng đi thẳng. D. Bộ não phát triễn hoàn thiện . Câu 28: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. Đột biến cấu trúc NST B. Biến dị cá thể C. Đột biến gen D. Đột biến số lượng NST Câu 29: Gai xương rồng và gai hoa hồng là bằng chứng về A. Cơ quan tương đồng B. Cơ quan thoái hóa C. Phôi sinh học D. Cơ quan tượng tự Câu 30: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì A.Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. B.Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo. C.Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. D. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao. Hết
  12. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. A 2. D 3. B 4. C 5. D 6. B 7. C 8. B 9. A 10. C 11. C 12. D 13. A 14. B 15. C 16. A 17. B 18. D 19. C 20. B 21. A 22. D 23. C 24. B 25. B 26. C 27. A 28. B 29. D 30. A Câu 1: Phương pháp: Lý thuyết cơ quan thoái hóa Lời giải: Đáp án A. Răng khôn và ruột thừ ở người đều không thực hiện chức năng gì, là cơ quan thoái hóa. Câu 2: Phương pháp: Lý thuyết các mối quan hệ khác loài. Lời giải: Đáp án D. A,B,C sai vì các mối quan hệ ức chế cảm nhiễm, kí sinh vật chủ và cạnh tranh đều gây hại cho sinh vật trong mối quan hệ. Câu 3: Phương pháp: Diễn thế nguyên sinh diễn ra trong môi trường trống trơn (chưa có sinh vật sinh sống), ngược lại, diễn thế thứ sinh lại diễn ra trong môi trường đã từng có sinh vật sinh sống. Lời giải: Đáp án B. Vì hạn hán, lũ lụt, bão đều xảy ra ở môi trường đang có sinh vật sinh sống nên trong trường hợp xấu nhất chỉ có thể làm xuất hiện diễn thế thứ sinh. - Sự phun trào núi lửa sẽ tạo ra môi trường hoàn toàn trống trơn và đây là điều kiện lý tưởng cho diễn thế nguyên sinh diễn. Câu 4: Phương pháp: Xem lý thuyết quá trình tiên hóa sự sống. Lời giải: Đáp án C. Câu 5:
  13. Phương pháp: xem lí thuyết về bằng chứng hóa thạch. Lời giải: Đáp án D. A sai vì hóa thạch là bằng chứng trực tiếp nghiên cứu quá trình tiến hóa. B sai vì có thể tìm được hóa thạch không chỉ trong đá, mà còn trong băng, hổ phách, C sai vì có thể xác định tuổi của hóa thạch băngnf phương pháp đồng vị phóng xạ. Câu 6: Phương pháp: Lý thuyết đặc điểm phân bố của các cá thể trong quần thể. Lời giải: Đáp án B. Câu 7: Phương pháp: Lý thuyết hình thành loài khác khu vực địa lí. Lời giải: Đáp án C. A sai vì trong quá khứ tuy có chung vốn gen nhưng sau khi tách nhau ra, mỗi nhóm sẽ phát triển theo hướng riêng phù hợp với môi trường riêng của từng bên. B sai vì phát sinh đột biến là ngẫu nhiên, tỷ lệ 2 nơi phát sinh những đột biến giống nhau là rất rất nhỏ, không đại diện cho quy luật chung được. Câu 8: Phương pháp: Xem lại lý thuyết đặc trưng kích thước của quần thể. Lời giải: Đáp án B. Ta có sự tăng kích thước của cá thể trong quần thể được tính theo công thức Tăng = Mức sinh - Mức tử + Mức nhập - Mức xuất = 1,25 - 0,75 + 0,34 - 0,55 = 0,38. Sau một năm thì số lượng cá thể trong quần thể sẽ là 1000 + 1000 × 0,38 = 1380 cá thể. Câu 9: Phương pháp:Xem lại lý thuyết quan hệ cạnh tranh trong quần thể. Lời giải: Đáp án A. Cạnh tranh không làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể Câu 10: Phương pháp: Lý thuyết các nhân tố tiến hóa. Lời giải: Đáp án C. Đột biến và di nhập gen ( trong trường hợp các cá thể nhập cư mang đến các alen mới) sẽ làm phong phú vốn gen của quần thể nên A,B,D sai.
  14. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp và các yếu tố ngẫu nhiên (ví dụ thiên tai) làm chết lượng lớn các cá thể sẽ đều làm nghèo vốn gen của quần thể. Câu 11: Phương pháp: Xem lại lý thuyết sự phát sinh loài người. Lời giải: Đáp án C. Loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh Câu 12: Phương pháp: Xem lý thuyết về cơ quan tương đồng. Lời giải: Đáp án D. Câu 13: Phương pháp: Lý thuyết hình thành loài. Lời giải: Đáp án A. Quá trình hình thành loài thông qua con đường cách li địa lý, cách li tập tính , cách li sinh thái thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian nên xảy ra rất chậm. Quá trình hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh nhất vì nó trực tiếp làm biến đổi vật chất di truyền của cá thể một cách nhanh chóng. Câu 14: Phương pháp: Vi khuẩn này sống trong một loài khác. Lời giải: Đáp án B. Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật. Câu 15: Phương pháp: Xem lại lý thuyết giới hạn sinh thái Lời giải: Đáp án C. 42oC là giới hạn trên trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam. A,B sai vì 42oC là giới hạn trên và 5,6oC là giới hạn dưới của cá rô phi. D sai vì 10oC vẫn cao hơn điểm giới hạn dưới 5,6oC nên cá vẫn sống. Câu 16: Phương pháp: Lý thuyết bằng chứng sinh học phân tử. Lời giải: Đáp án A. Bằng chứng không phải bằng chứng sinh học phân tử là A.
  15. Câu 17: Phương pháp: Lý thuyết quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Lời giải: Đáp án B. Trong quá trình hình thành loài địa lý, yếu tố địa lý đóng vai trò ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa 2 quần thể, từ đó tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài. Câu 18: Phương pháp: Lý thuyết tiến hóa lớn. Lời giải: Đáp án D. Sinh giới đã tiến hoá theo cả 3 chiều hướng: A, B, C. Câu 19: Phương pháp: Lý thuyết nhân tố tiến hóa. Lời giải: Đáp án C. Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là: chọn lọc tự nhiên, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, giữ lại những cá thể mang kiểu hình thích nghi và truyền lại cho đời sau. Câu 20: Phương pháp: Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào: (1) quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài, (2) tốc độ sinh sản của loài, (3) áp lực CLTN. Lời giải: Đáp án B. Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà tác động trực tiếp lên kiểu hình nên chỉ khi những thay đổi hệ gen được biểu hiện ra kiểu hình mới chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Vi khuẩn có hệ gen đơn bội nên đột biến được biểu hiện ngay, đồng thời inh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn, áp lực chọn lọc cao → tôc độ tiến hóa nhanh. Câu 21: Phương pháp: Lý thuyết đặc trưng mật độ cá thể của quần thể. Lời giải: Đáp án A. Các phát biểu đúng là 1,2 Câu 22: Phương pháp: Lý thuyết hình thành loài cùng khu vực địa lí. Lời giải: Đáp án D.
  16. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển. Câu 23: Phương pháp: Lý thuyết về bằng chứng giải phẫu. Lời giải: Đáp án C. A sai vì các cơ quan tương đồng có cùng nguồn gốc. B sai vì cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng. D sai vì các cơ quan tương đồng nằm trên cùng vị trí tương ứng trên cơ thể. Câu 24: Phương pháp: Lý thuyết nguồn gốc tiến hóa sự sống. Lời giải: Đáp án B. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ: các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy. Câu 25: Phương pháp: Lý thuyết nhân tố sinh thái. Lời giải: Đáp án B. Vì các loài sinh vật khác nhau thì phản ứng khác nhau đối với tác động của 1 nhân tố sinh thái. Câu 26: Phương pháp: Lý thuyết các cơ chế cách li của loài. Lời giải: Đáp án C. Cách ly sinh sản là: trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ. Câu 27: Phương pháp: Lý thuyết sự tiến hóa của loài người. Lời giải: Đáp án A. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích. Câu 28: Phương pháp: Lý thuyết học thuyết tiến hóa Đacuyn.
  17. Lời giải: Đáp án B. Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: Biến dị cá thể. Câu 29: Phương pháp: Lý thuyết cơ quan tương tự. Lời giải: Đáp án D . Đây là ví dụ về cơ quan tương tự vì gai xương rồng có nguồn gốc từ lá, gai hoa hồng có nguồn gốc là biểu bì. Câu 30: Phương pháp: Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái của các loài khác nhau. Lời giải: Đáp án A. Trong một ao, người ta có thể kết hợp được nhiều loại cá trên vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Qua đó có thể tận dụng được tối đa nguồn sống của ao (tầng nổi, tầng giữa, tầng đáy) , có hiệu quả kinh tế lớn.