Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 12

I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI  
1/ Yêu cầu chung:  
1.1. Học sinh viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện 
tượng đời sống.  

1.2. Dù viết đoạn văn hay bài văn, học sinh cũng cần phải đảm bảo bố cục hoàn chỉnh.  
Cụ thể:  
a/ Bài văn:  
- Bài văn phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.  
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài 
phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:  
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn... để chuyển ý.  
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn 
trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).  
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn.  
- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng 
như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” 
(phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).  
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng 
minh, so sánh, bác bỏ, bình luận... Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng 
các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?  
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, 
miêu tả, thuyết minh... hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.  
b/ Đoạn văn:  
b1. Đặc điểm:  
* Về nội dung: Diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý.  
* Về hình thức:  
- Bắt đầu là chữ cái viết hoa và lùi vào đầu dòng, kết thúc là một dấu chấm xuống dòng.  
- Do nhiều câu liên kết tạo thành (cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp).  
b2. Cấu tạo: gồm 3 phần - Phần mở đoạn: nêu vấn đề.  
- Phần thân đoạn (khai triển đoạn): phát triển vấn đề ở phần mở đoạn.  
- Phần kết đoạn: khép lại vấn đề.  

pdf 27 trang ngocdiemd2 05/08/2023 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 12

  1. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất Về nội dung đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 thì Đọc tài liệu xin giới thiệu tới các em đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất theo chuẩn cấu trúc đề thi để các em tìm hiểu và đưa ra phương án ôn tập tốt nhất cho mình! ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 12 (Dùng chung cho Chương trình Chuẩn và Nâng cao) * * * * * * * * * I/ PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đối với câu hỏi ở cấp độ nhận biết, học sinh sẽ phải thực hiện các yêu cầu sau: a. Chỉ ra các thao tác lập luận (giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh). b. Chỉ ra các phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ). c. Xác định và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ - Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh - Tu từ về từ vựng: so sánh; nhân hóa; ẩn dụ; hoán dụ; cường điệu; nói giảm, nói tránh; chơi chữ; điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, - Tu từ về cú pháp: liệt kê, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc; chêm xen, im lặng, d. Chỉ ra các phép liên kết trong văn bản (phép thế, phép nối, phép lặp, phép liên tưởng) e. Tìm và xác định vị trí của câu chủ đề trong văn bản. f. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản - Phong cách ngôn ngữ nói (khẩu ngữ, sinh hoạt) - Phong cách ngôn ngữ viết (gọt giũa) + Phong cách ngôn ngữ khoa học + Phong cách ngôn ngữ hành chính + Phong cách ngôn ngữ báo chí + Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (văn chương)
  2. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất + Phong cách ngôn ngữ chính luận g. Xác định các kiểu diễn đạt trong văn bản (diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng– phân–hợp, so sánh, kết cấu đòn bẩy – bắc cầu, ). h. Xác định thể thơ - Thơ cũ (thơ truyền thống): + Các thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ hát nói. + Các thể thơ Đường luật: thơ ngũ ngôn (tứ tuyệt và bát cú), thơ thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú). - Thơ mới (thơ hiện đại): thơ năm tiếng, thơ bảy tiếng, thơ tám tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi, * Lưu ý: Nếu câu hỏi yêu cầu xác định thao tác lập luận (phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ) chính hoặc chủ yếu thì chỉ trả lời một thao tác lập luận (phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ) mà thôi. 2. Đối với câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, học sinh sẽ phải thực hiện các yêu cầu sau: - Xác định nội dung chính của văn bản hoặc tóm tắt nội dung của văn bản. Đối với dạng câu hỏi này, HS cần đọc kỹ văn bản, có thể dựa vào nhan đề, những câu mở đầu và kết thúc của của văn bản để xác định nội dung chính của văn bản. - Đặt nhan đề văn bản (nếu văn bản chưa có nhan đề). - Trả lời các câu hỏi vì sao. 3. Đối với câu hỏi ở cấp độ vận dụng, học sinh sẽ phải thực hiện các yêu cầu sau: - Tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản. - Ý nghĩa của từ ngữ sử dụng trong văn bản (thường là từ ngữ được sử dụng với nghĩa hàm ẩn, nghĩa chuyển). - Viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của bản thân liên quan đến nội dung của văn bản. B. PHẦN II: LÀM VĂN I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1/ Yêu cầu chung: 1.1. Học sinh viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
  3. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất 1.2. Dù viết đoạn văn hay bài văn, học sinh cũng cần phải đảm bảo bố cục hoàn chỉnh. Cụ thể: a/ Bài văn: - Bài văn phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải: + Sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý. + Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn). + Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn. - Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”). - Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao? - Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. b/ Đoạn văn: b1. Đặc điểm: * Về nội dung: Diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý. * Về hình thức: - Bắt đầu là chữ cái viết hoa và lùi vào đầu dòng, kết thúc là một dấu chấm xuống dòng. - Do nhiều câu liên kết tạo thành (cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp). b2. Cấu tạo: gồm 3 phần - Phần mở đoạn: nêu vấn đề. - Phần thân đoạn (khai triển đoạn): phát triển vấn đề ở phần mở đoạn. - Phần kết đoạn: khép lại vấn đề.
  4. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất 2. Định hướng nội dung, vấn đề nghị luận: 2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: - Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống - Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi - Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. 2.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: - Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt - Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên. 3. Định hướng dàn bài chung: 3.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề ( ) - Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài ( ) - Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) ( ) b. Thân bài: * Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau: - Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
  5. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học II. Đoạn trích “Đất Nước” 1. Xuất xứ “Đất Nước” thuộc phần đầu của chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng - tác phẩm được hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. 2. Nội dung 2.1. Phần 1: Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước a. Đất nước được cảm nhận ở phương diện văn hóa, phong tục - tập quán - Đất nước thật giản dị, đời thường, gắn bó với con người Việt Nam. Đất Nước hiện lên qua câu chuyện cổ tích mẹ kể ; qua miếng trầu bà ăn ; qua những dãy tre làng ; qua gừng cay, muối mặn, cái kèo, cái cột, hạt gạo - Đất nước kết tinh trong văn hóa, phong tục - tập quán của người Việt : tục ăn trầu, tục bới tóc sau đầu của phụ nữ, tục đặt tên bình dị của người bình dân ; trong truyền thống đánh giặc ; trong cuộc sống nghĩa tình lứa đôi ; trong công việc mưu sinh vất vả của người nông dân Việt Nam Cách cảm nhận như thế gợi nên một đất nước vừa xa xôi vừa gần gũi, trừu tượng nhưng cụ thể, thiêng liêng, huyền ảo nhưng cũng hết sức bình dị, thân quen với con người Việt Nam. - Nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện: Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hoá dân gian với hình thức thơ trữ tình - chính luận. b. Đất nước được cảm nhận ở phương diện không gian - địa lý, thời gian - lịch sử. * Về không gian - địa lý : + Đất nước là nơi rất gần gũi với cuộc sống mỗi người ( nơi anh đến trường nơi em tắm). + Đất Nước tồn tại ngay cả trong những không gian riêng tư của tình yêu đôi lứa : “Đất Nước là nơi ta hò hẹn. Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. + Đất Nước còn là không gian sinh tồn hết sức đời thường của nhân dân qua bao thế hệ “Những ai đã khuất. Những ai bây giờ. Yêu nhau và sinh con đẻ cái. Gánh vác phần người đi trước để lại ”). * Về thời gian - lịch sử : - Đất Nước được cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
  6. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học + Đó là một Đất Nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ (gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và u Cơ, truyền thuyết về các vua Hùng dựng nước). + Đó là một Đất nước giản dị, gần gũi trong hiện tại (“Trong anh và em hôm nay. Đều có một phần Đất Nước”) + Và một Đất Nước triển vọng sáng tươi trong tương lai (“Mai này con ta lớn lên. Con sẽ mang Đất Nước đi xa. Đến những tháng ngày mơ mộng”). - Từ cách cảm nhận và lí giải Đất Nước như thế nhà thơ suy nghĩ về trách nhiệm của mọi người : + Đất nước kết tinh, hoá thân trong cuộc sống của mỗi con người, vì thế mọi người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở. + Cần biết gắn bó biết san sẻ: sự sống của mỗi con người không chỉ là của riêng cá nhân mà còn thuộc về đất nước. + Lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ, lời tự nhủ với chính bản thân đầy chân thành tha thiết. 2.2. Phần 2: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” a. Về địa lý : - Nhà thơ đã nhìn ngắm đất nước mình qua các danh thắng trải dài từ Bắc chí Nam. Tất cả các địa danh được nhắc đến đều gắn liền với một huyền thoại, huyền tích và sự thật về nhân dân trong lịch sử. Nói cách khác, chính những huyền thoại, huyền tích và sự thật lịch sử về nhân dân đã làm nên tên tuổi của các địa danh ấy, biến chúng thành danh thắng, thành di tích lịch sử văn hóa được mọi người thừa nhận và biết đến : + những người vợ nhớ chồng - núi Vọng Phu; + cặp vợ chồng yêu nhau - hòn Trống Mái; + người học trò nghèo - núi Bút, non Nghiên; + Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Trong con mắt của nhà thơ, mỗi danh thắng không chỉ là một nét vẽ tô điểm vào bức “tranh họa đồ” đất nước mà còn ẩn chứa những nét đẹp tâm hồn của nhân dân trong mấy nghìn năm lịch sử : sự thủy chung; tình nghĩa vợ chồng; tinh thần yêu nước; ý thức hướng về tổ tông, nguồn cội; tinh thần hiếu học, ý chí vượt khó vươn lên; tinh thần xả thân vì cộng đồng, dân tộc
  7. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học - Sử dụng hình thức diễn đạt quy nạp: từ những bằng chứng riêng lẻ, cụ thể, nhà thơ khái quát nâng lên thành chân lý. Qua đó ông khẳng định: Nhân dân là người làm ra đất nước. b. Về lịch sử : - Khi nhìn vào “bốn nghìn năm đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh đến vai trò lịch sử của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Bên cạnh những người anh hùng có tên tuổi là những anh hùng vô danh. Đó là nhân dân lao động. Trong cuộc sống mưu sinh, họ đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, bản sắc văn hóa các vùng miền Cũng chính họ “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm. Có nội thù thì vùng lên đánh bại” tạo dựng chủ quyền, đắp nền xây móng cho ngôi nhà đất nước để các thế hệ mai sau kế thừa và tiếp tục dựng xây, phát triển. c. Về văn hóa : - Khi khẳng định chất liệu để làm nên “Đất Nước của nhân dân” chính là văn hóa dân gian, mà tiêu biểu là ca dao. Ca dao chính là diện mạo tinh thần, là nơi lưu giữ đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn ra từ kho tàng thơ ca dân gian ba nét đẹp tiêu biểu nhất của tâm hồn Việt, của bản sắc văn hóa đất nước: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh chống ngoại xâm. 3. Nghệ thuật - Thể thơ tự do. - Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi - Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, biến đổi linh hoạt - Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình. Xem thêm văn mẫu: Phân tích bài Đất nước Sóng (XUÂN QUỲNH) Xem lại: Soạn bài Sóng I. Tác giả - Là gương mặt thơ nữ tài năng, hiếm hoi trong nền thi ca cách mạng Việt Nam. - Cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử. - Đặc điểm hồn thơ: là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời thường, bình dị, nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
  8. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học - Tác phẩm chính: Lời ru trên mặt đất, Hoa dọc chiến hào, II. Bài thơ “Sóng” 1. Hoàn cảnh sáng tác Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). 2. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ - Âm điệu của bài thơ Sóng là âm điệu, của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội lúc nhẹ nhàng, khoan thai. m điệu đó được tạo nên bởi: Thể ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt. - Bài thơ có hai hình tượng là “sóng” và “em” - lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nhập hòa làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh. 3. Nội dung a. Khổ 1 : + Sóng hiện ra với những đối cực Dữ dội › ‹ Dịu êm; ồn ào › ‹ lặng lẽ như những cung bậc tâm trạng của người phụ nữ khi yêu. + Sóng khát khao thoát khỏi giới hạn chật hẹp (sông) để tìm ra “bể” như người phụ nữ khát khao tìm đến những chân trời đích thực của tình yêu. b. Khổ 2 : + Từ ngàn, triệu năm qua, con sóng vẫn thế như từ ngàn, triệu năm qua, tình yêu vẫn là một khát vọng cháy bỏng trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. + Đó cũng là khát vọng cháy bỏng trong trái tim không bao giờ thôi khát khao yêu đương của nhân vật trữ tình trong bài thơ. c. Khổ 3, 4 : + Không thể truy nguyên nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu của con người. Đó mãi mãi là bí ẩn diệu kì, là sức hấp dẫn mời gọi của tình yêu. Không thể cắt nghĩa tình yêu và cũng chẳng nên cắt nghĩa tình yêu bởi rất có thể khi ta biết yêu vì lẽ gì thì cũng là lúc tình yêu ra đi. + Người phụ nữ, nhân vật em trong bài thơ cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu. Một sự bất lực đáng yêu của một trái tim yêu không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi nhận thức mãnh liệt.
  9. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học d. Khổ 5 : + Con sóng, dù ở trạng thái nào (trong lòng sâu, trên mặt nước, ngày hay đêm), đều thao thức một nỗi niềm “nhớ bờ”. Nỗi nhớ choáng cả không gian, thời gian. + Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ cũng vậy. Hạt nhân của nó là nỗi nhớ, một nỗi nhớ cồn cào, da diết, nỗi nhớ chiếm cả tầng sâu, chiều rộng và trải dài theo thời gian, lúc hiện hữu, khi lắng sâu, lúc ý thức, khi nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức. e. Khổ 6, 7 + Cũng như sóng chỉ có một hướng đích duy nhất là bờ, em chỉ có phương anh làm điểm đến, bất chấp cuộc đời có nhiều trái ngang. + Sự thuỷ chung của sóng với bờ hay cũng chính là sự chung thuỷ của em với anh. Nếu nỗi nhớ làm thành biểu hiện nồng nàn, sôi nổi của tình yêu thì sự thuỷ chung lại là phần đằm sâu trong trái tim người phụ nữ. f. Hai khổ cuối : + Sự sống, tình yêu ở thời đại nào cũng luôn hữu hạn trong tương quan với cái vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận của thiên nhiên, vũ trụ. Trước cái vĩnh hằng của tạo hoá, trước dòng chảy vô hồi, vô hạn của cuộc đời, tình yêu của con người mãi mãi chỉ là “bóng câu qua cửa sổ”. Đó là cảm thức về thời gian. Dường như càng yêu mãnh liệt, càng khát khao gắn bó, con người càng hay nghĩ về thời gian. Người phụ nữ đang cháy bỏng khát khao yêu và được yêu trong Sóng cũng không phải là ngoại lệ. + Vậy, chỉ có một cách duy nhất để tình yêu trường tồn với thời gian, để trái tim yêu được đập mãi đó là hóa thân vào sóng. Đó là khát vọng được vĩnh cửu hóa tình yêu, được hòa tình yêu của mình vào khối tình chung của nhân loại, như con sóng hòa vào đại dương mênh mông, bất tận. Xem thêm: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 4. Nghệ thuật - Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh hoạt. - Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu. - Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thuật về tình yêu của người phụ nữ. - Kết cấu song hành: sóng và em Đàn ghi ta của Lor-ca (THANH THẢO)
  10. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học Xem lại: Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca I/ Tác giả - Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông được công chúng ngưỡng mộ qua những bài thơ và trường ca mang phong cách độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến. - Thơ ông là tiếng nói của người trí thức có nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông luôn tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. - Tác phẩm chính: Dấu chân qua trảng cỏ, Những người đi tới biển, Khối vuông ru - bích, II/ Tác phẩm 1. Xuất xứ Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. 2. Ý nghĩa nhan đề, lời đề từ a. Nhan đề + Ghi ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật ở đất nước này + Lor-ca là nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia nổi tiếng người Tây Ban Nha, người đã khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật ⇒Đàn ghi ta của Lor-ca là biểu tượng cho những cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài Ga-xi-a Lor-ca. b. Lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. + Đây là câu thơ trích từ bài thơ Ghi nhớ của Lor-ca, mang ý nghĩa như một lời di nguyện của ông lúc còn sống. + Thể hiện tình yêu say đắm với nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban Nha của Lor-ca. + Với tư cách là một nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca nghĩ rằng đến một ngày nào đó thơ ca của ông cũng sẽ án ngữ, ngăn cản sự sáng tạo nghệ thuật của những người đến sau. Vì thế, nhà thơ đã
  11. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học căn dặn các thế hệ sau : hãy “chôn” nghệ thuật của ông (cùng với ông) để bước tiếp. Điều này thể hiện vẻ đẹp nhân cách của ông. 3. Nội dung bài thơ 3.1. Đoạn 1 (6 dòng đầu): Hình tượng người “kỵ sĩ văn chương” đơn độc. - Gợi liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường với những võ sĩ đấu bò tót nổi tiếng dũng cảm ở Tây Ban Nha. - Cuộc chiến đấu giữa: + Khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài. + Khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ với nền nghệ thuật già nua. - “Những tiếng đàn bọt nước” (tiếng đàn không chỉ cảm nhận bằng thính giác mà còn bằng thị giác), cùng chuỗi hợp âm li-la li-la li-la đã cho thấy nghệ sĩ Lor-ca đang bay bổng với những giai điệu mới, với khát vọng cách tân nghệ thuật. Tiếng đàn bọt nước gợi ra số phận mong manh của người nghệ sĩ. - Lor-ca đơn độc,mệt mỏi tranh đấu bền bỉ cho những khát vọng nghệ thuật cao đẹp. Như vậy, 6 dòng thơ đầu tiên là “khúc tiền tấu” của bản độc tấu ghi ta mang tên Lor-ca. Trong những giai điệu đầu tiên vút lên mạnh mẽ, hào hùng có những khoảnh khắc lắng xuống, day dứt, mong manh. 3.2. Đoạn 2 (12 dòng tiếp): Lor-ca bị bắn và tiếng đàn ghi ta “máu chảy” - Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” gợi lên cái chết thê thảm của Lor-ca. - Cái chết đã ập đến quá nhanh và phũ phàng, giữa lúc Lor-ca không ngờ tới (Chàng vẫn còn đang “hát nghêu ngao” và vẫn chưa thể tin được rằng việc mình “bị điệu về bãi bắn” lại là một sự thật - Lor-ca đã “đi như người mộng du”). - Tiếng ghi ta không còn vẹn nguyên, nó đã vỡ ra: thành màu sắc (tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy); thành hình khối (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan); thành dòng máu chảy (tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy). - Mỗi tiếng ghi ta là một nỗi niềm của con người trước cái chết của Lorca: + Sự tiếc thương của người tình thủy chung (Tiếng ghi ta nâu. Bầu trời cô gái ấy). + Nỗi niềm xót xa, tiếc nuối của con người, của nhà thơ trước hành trình dở dang của những cách tân nghệ thuật (Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy. Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan)
  12. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học + Nỗi đau của chúng ta trước cái chết thê thảm của người nghệ sĩ (Tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy). Như vậy, Lor-ca đã phải dừng lại vĩnh viễn trong cuộc chiến đấu cho tự do, công lý và những khát vọng cách tân của người nghệ sĩ cũng theo đó mà như “bọt nước vỡ tan”. - 4 lần cụm từ “tiếng ghi ta”được lặp lại, thể hiện cảm xúc mãnh liệt và cảm nhận đa chiều (mỗi “tiếng ghi ta” gắn liền với một hình ảnh) của tác giả về cái chết của Ga-xi-a Lor-ca. - Thủ pháp chuyển đổi cảm giác tạo nên những cảm nhận rất mới, rất độc đáo, phù hợp với những nỗ lực và khát vọng cách tân của người nghệ sĩ Lor-ca. 3.3 Đoạn 3 (4 dòng tiếp) : Những tiếng đàn không được tiếp tục + Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” đồng nghĩa với nghệ thuật như cỏ mọc hoang tức là nghệ thuật thiếu vắng những người dẫn đường, vắng bóng người định hướng. Hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca không có người tiếp tục. + “không ai chôn cất tiếng đàn” thể hiện một nỗi thất vọng lớn bởi dường như không ai thực sự hiểu Lor-ca, hiểu những suy nghĩ sâu sắc của người nghệ sĩ thiên tài gửi lại cho hậu thế. “Không ai chôn cất tiếng đàn” có nghĩa là không ai dám chôn nghệ thuật của Lor-ca. + “Vầng trăng”: vừa là hình ảnh thật vừa là hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật. + “Giọt nước mắt” và “đáy giếng” là những hoán dụ nghệ thuật về người nghệ sĩ Lor-ca. ⇒ Hai câu thơ là nỗi buồn - một nỗi buồn trong sáng và rất đẹp của người nghệ sĩ chân chính luôn day dứt, khắc khoải những giá trị nghệ thuật đích thực và những khát vọng sáng tạo không bao giờ ngừng nghỉ. Hình ảnh của Lor-ca, di sản nghệ thuật của ông, lý tưởng của người nghệ sĩ suốt đời đấu tranh cho nền dân chủ, cho nghệ thuật chân chính không bao giờ lụi tắt. Trái lại, nó càng “long lanh” hơn bao giờ hết. Vầng trăng của thiên nhiên, vầng trăng của nghệ thuật như đang giao thoa ánh xạ với nhau để soi tỏ một con người đã chết cho quê hương. 3.4. Đoạn 4 (9 dòng cuối) : Suy tư về sự ra đi của Lor-ca. - Tác giả đã nói về cái chết của Lor-ca từ góc độ tướng số học. Theo đó, cái chết của Lor-ca là một định mệnh đã được báo trước trên đường rãnh của bàn tay. Dòng thơ thể hiện một thái độ chấp nhận định mệnh phũ phàng, chấp nhận sự ra đi của Lor-ca như một quy luật không thể khác. - Lor-ca đau đớn khi những khát vọng cách tân của ông không được người đời sau tiếp tục. Nhưng Lor-ca còn đau đớn hơn nếu văn chương của ông, tên tuổi của ông là “lực cản” kìm hãm những nỗ lực sáng tạo của các thế hệ kế tiếp. Chính vì thế mà hình tượng Lor-ca “bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu bạc” thật nhẹ nhàng, thanh thản - Quyết định từ biệt thế giới mở đường cho những cách tân nghệ thuật của những người đến sau, Lor-ca đã hành động dứt khoát : “chàng ném lá bùa cô gái Di-gan - vào xoáy nước - chàng ném
  13. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học trái tim mình - vào lặng yên bất chợt”. Lor-ca ra đi thật đẹp, thật “sang”, thật đúng với tầm vóc và tư tưởng của người nghệ sĩ nổi tiếng. Những tiếng li-la li-la li-la một lần nữa lại cất lên như bài ca về sự bất tử của một con người, như bản độc tấu ghi ta ngợi ca người nghệ sĩ chân chính, ngợi ca con người sáng tạo. 4. Nghệ thuật - Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. - Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. Xem thêm văn mẫu: Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca CHÚC CÁC EM THI TỐT! -/- Trên đây là tóm tắt đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 phần Nghị luận văn học về một số tác phẩm chính mà các em học sinh cần lưu ý, đừng quên còn rất nhiều tài liệu Văn lớp 12 đang đợi các em tìm hiểu nữa nhé!