Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)

1. Khái niệm: 

- Gen hoạt động hiểu là gen phiên mã và dịch mã. Gen hoạt động khác nhau theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hđ của TB 

2. Điều hoà hoạt động của gen ở SV nhân sơ:

* Cấu tạo ôpêrôn lac theo Jacốp và Mônô: 

Opêron: các gen có liên quan về chức năng thường được phân bố thành 1 cụm, có chung 1 cơ chế điều hoà. 

Gồm 3 thành phần 

- Nhóm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng nằm kề nhau. 

- Vùng vận hành (O): là vị trí tương tác với chất ức chế. 

- Vùng khởi động P: Vị trí tương tác của ARN polimeraza để khởi đầu phiên mã. 

* Cơ chế hoạt động: 

- Trạng thái ức chế: Gen điều hoà R phiên mã → mARN → Pr ức chế → vùng vận hành bị ức chế (khi Pr ức chế bám vào) → gen cấu trúc không phiên mã. 

- Trạng thái hoạt động: MT có lactozơ → lactozơ tác dụng với chất ức chế làm cho chất ức chế bất hoạt → Vùng vận hành tự do điều khiển gen cấu trúc phiên mã. 

Lưu ý: SV nhân sơ, một trong những lí do để nhân đôi nhanh chính là sự tạo thành ôpêrôn 3. Điều hoà hoạt động của gen ở SV nhân chuẩn: 

Cơ chế điều hoà phức tạp hơn. 

Sự điều hoà hoạt động của gen qua nhiều giai đoạn: NST tháo xoắn, phiên mã, biến đổi sau phiên mã, dịch mã và biến đổi sau dịch mã. 

Có gen tăng cường và gen bất hoạt tham gia cơ chế điều hoà. 

4. Ý nghĩa 

-     Sự điều hòa hoạt động của gen bảo đảm cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hòa. 

-     Tùy nhu cầu của tế bào, tùy từng mô, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cơ thể mà mỗi tế bào có nhu cầu tổng hợp các loại prôtêin không giống nhau, tránh tổng hợp lãng phí. 

-     Các prôtêin được tổng hợp vẫn thường xuyên chịu cơ chế kiểm soát để lúc không cần thiết, các prôtêin đó lập tức bị enzim phân giải. 

docx 40 trang Minh Uyên 24/06/2023 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 12 HỌC KỲ I CÓ ĐÁP ÁN DI TRUYỀN HỌC Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CÁC CƠ CHẾ DI TRUYỀN GEN, MÃ DI TRUYỀN 1. Khái niệm về gen: Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm xác định (chuỗi polypeptit hoặc ARN). 2. Mã di truyền: Khái niệm: Trình tự các nuclêôtit trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử Prôtêin. Mã di truyền được đọc trên cả mARN và ADN. Đặc điểm chung của MDT: - MDT đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba nu mà không gối lên nhau. - Mã DT có tính phổ biến - Chứng tỏ mọi loài sinh vật đều có một nguồn gốc chung. - Mã DT có tính đặc hiệu (Một bộ ba chỉ mã hoá 1 a.a). - Mang tính thoái hoá (dư thừa) Hiện tượng này có ý nghĩa bảo hiểm thông tin di truyền - Có 1 bộ ba mở đầu là AUG, 3 bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA. CÁC CƠ CHẾ DI TRUYỀN Nhân đôi ADN Phiên mã Dịch mã Nguyên Bổ sung. Bổ sung Bổ sung tắc Giữ lại một nửa (bán bảo tồn). Khuôn mẫu Khuôn mẫu Enzim tháo xoắn, ADN ligaza, ADN ARN - polimeraza Enzim - polimeraza I,II,III ARN - polimeraza - Tháo xoắn phân tử ADN Gồm 3 giai đoạn Hoạt hoá aa - Tổng hợp các mạch ADN mới - Khởi đầu - Dịch mã gồm 3 giai + Mạch khuôn có đầu 3 ’-OH tách trước Kéo dài đoạn: - Mở đầu: Diễn biến tổng hợp liên tục theo chiều 5’-3’ . - Mạch - Kết thúc - Kéo dài chuỗi thứ hai có đầu 5’- ) mạch mới bổ sung poli peptit: được tổng hợp gián đoạn, từng đoạn - Kết thúc: okazaki Hai phân tử ADN con được tạo thành: Một gen phiên mã 1 lần Một mARN có 1 Rb trượt Giống nhau và giống mẹ; mỗi ADN con tạo 1 phân tử ARN không lặp tổng hợp được Kết quả đều có 1 mạch mới được tổng hợp từ 1 chuỗi polipeptit nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại của ADN mẹ - Nhân đôi ADN là cơ sở của nhân - Truyền thông tin Quá trình tổng hợp đôi NST, đảm bảo cho quá trình phân bào di truyền của gen cấu trúc prôtêin cung cấp nguồn xảy ra bình thường. đến prôtêin. nguyên liệu cấu tạo các - Tạo ra các loại bào quan, tế bào, mô, Ý nghĩa - Giúp truyền đạt TTDT đặc trưng - Tạo ra hàng loạt bản sao của một đoạn ARN khác nhau tham gia và đảm bảo thực hiện ADN phục vụ cho công tác nghiên cứu tổng hợp prôtêin : chức năng biểu hiện tính và ứng dụng thực tiễn mARN, tARN, rARN trạng cùng các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Trang 1
  2. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN 1. Khái niệm: - Gen hoạt động hiểu là gen phiên mã và dịch mã. Gen hoạt động khác nhau theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hđ của TB 2. Điều hoà hoạt động của gen ở SV nhân sơ: * Cấu tạo ôpêrôn lac theo Jacốp và Mônô: Opêron: các gen có liên quan về chức năng thường được phân bố thành 1 cụm, có chung 1 cơ chế điều hoà. Gồm 3 thành phần - Nhóm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng nằm kề nhau. - Vùng vận hành (O): là vị trí tương tác với chất ức chế. - Vùng khởi động P: Vị trí tương tác của ARN polimeraza để khởi đầu phiên mã. * Cơ chế hoạt động: - Trạng thái ức chế: Gen điều hoà R phiên mã → mARN → Pr ức chế → vùng vận hành bị ức chế (khi Pr ức chế bám vào) → gen cấu trúc không phiên mã. - Trạng thái hoạt động: MT có lactozơ → lactozơ tác dụng với chất ức chế làm cho chất ức chế bất hoạt → Vùng vận hành tự do điều khiển gen cấu trúc phiên mã. Lưu ý: SV nhân sơ, một trong những lí do để nhân đôi nhanh chính là sự tạo thành ôpêrôn 3. Điều hoà hoạt động của gen ở SV nhân chuẩn: - Cơ chế điều hoà phức tạp hơn. - Sự điều hoà hoạt động của gen qua nhiều giai đoạn: NST tháo xoắn, phiên mã, biến đổi sau phiên mã, dịch mã và biến đổi sau dịch mã. - Có gen tăng cường và gen bất hoạt tham gia cơ chế điều hoà. 4. Ý nghĩa - Sự điều hòa hoạt động của gen bảo đảm cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hòa. - Tùy nhu cầu của tế bào, tùy từng mô, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cơ thể mà mỗi tế bào có nhu cầu tổng hợp các loại prôtêin không giống nhau, tránh tổng hợp lãng phí. - Các prôtêin được tổng hợp vẫn thường xuyên chịu cơ chế kiểm soát để lúc không cần thiết, các prôtêin đó lập tức bị enzim phân giải. CÁC CƠ CHẾ BIẾN DỊ DI TRUYỀN - ĐỘT BIẾN Đột biến NST Đột biến gen Số lượng Cấu trúc Lệch bội Đa bội Trang 2
  3. Các dạng Mất, thêm, thay thế, đảo vị Mất đoạn NST. - Là những Tự đa bội: là sự trí một hoặc một số cập Lặp đoạn. biến đổi về số lượng tăng một số nguyên nu. Đảo đoạn: Gồm: NST xảy ra ở 1 hay lần số NST đơn bội Đảo đoạn chứa tâm 1 số cặp NST tương của cùng một loài và động và đảo đoạn đồng. lớn hơn 2n. ngoài tâm động. - Một số Đa bội chẵn Chuyển đoạn: dạng: 2n+1; 2n-1; Đa bội lẻ -Chuyển đoạn trong 2n-2; 2n+2; 2n+1+1 Dị đa bội: Khi cả cùng 1 NST. hai bộ NST của 2 -Chuyển đoạn giữa loài khác nhau cùng các NST không tồn tại trong một. tương đồng gồm Thể đa bội được chuyển đoạn tương hình thành do lai xa hỗ và chuyển đoạn kết hợp đa bội hoá. không tương hỗ. Nguyên nhân - Các bazơ dạng Do tác nhân vật lí, Do tác nhân vật lí, Do tác nhân vật lí, hiếm hoá học của MT hoá học của MT hoá học của MT (hỗ biến) ngoài hoặc rối loạn ngoài hoặc rối loạn ngoài hoặc rối loạn - Do môi trường bên ở MT nội bào ở MT nội bào ở MT nội bào ngoài: Vật lí, hoá học - Do MT bên trong: RL quá trình sinh lí, hoá sinh của TB. - ĐBG có thể phát sinh trong tự nhiên hoặc do nhân tạo Cơ chế - Sự kết cặp không đúng -Mất đoạn là dạng + Trong giảm - Cơ chế phát sinh trong nhân đôi ADN - Tác đột biến làm mất đi phân: Do sự phân li tự đa bội: động của các tác nhân 1 đoạn nào đó của 1 hay 1 số cặp NST + Trong giảm phân: gây đột biến NST. trong GF tạo giao tử Bộ NST không thừa hay thiếu 1 hay + Tác động của tác nhân - Lặp đoạn:là phân li tạo giao tử 1 số NST. Các g.tử vật lí như tia tử ngoại dạng đột biến làm 2n: 2n x n → 3n; 2n cho một đoạn nào này kết hợp với x 2n → 4n (UV) có thể làm cho 2 giao tử bình thường bazơ timin trên cùng một đó của NST có thể + Trong nguyên tạo ra thể lệch bội. phân: Trong mạch đơn liên kết với được lặp lại 1 hay nhiều lần Xảy ra NST thường nguyên phân đầu nhau dẫn đến phát sinh hoặc tiên của hợp tử gen đột biến. - Tác nhân - Đảo đoạn NST giới tính. (2n), nếu tất cả các hóa học như 5-brôm NST: là dạng đột + Trong nguyên cặp NST urxin (5BU) là chất đồng biến làm cho một phân: có thể xảy ra không phân đẳng của đoạn của NST bị trong nguyên phân li tạo nên thể tứ bội. timin gây thay thế A-T - đứt ra và quay đảo o ở các TB sinh RL nguyên phân TB Tác nhân sinh học như ngược 180 rồi nối lại tại vị trí cũ. dưỡng. Nếu xảy ra xôma tạo thể khảm. một số virut có thể gây ở giai đoạn phát - Cơ chế phát sinh dị nên đột biến gen. Ví dụ, - Chuyển triển sớm của hợp đa bội: virut viên gan B, virut đoạn: là dạng đột tử thì một phân cơ Thể dị đa bội được hecpet, biến có sự trao đổi đoạn trong một thể mang ĐB lệch hình thành do lai xa, NST hoặc giữa các bội và hình thành kết hợp với đa bội NST thể khảm hóa. Trang 3
  4. C. nằm ở ngoài nhân. D. có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính. 48. Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là A. kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái. B. các tính trạng DT không tuân theo các quy luật DT NST. C. vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con. D. tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng 1 nhân có cấu trúc khác. 49. Thường biến có đặc điểm là những biến đổi A. đồng loạt, xác định, không di truyền. B. đồng loạt, không xác định, không di truyền. C. đồng loạt, xác định, một số trường hợp có thể di truyền. D. riêng lẻ, không xác định, di truyền. 50. Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi A. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen. B. do tác động của môi trường. C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. D. không liên quan đến rối loạn phân bào. ĐÁP ÁN 1D 2A 3D 4D 5B 6B 7A 8D 9D 10D 11D 12A 13B 14A 15C 16C 17D 18D 19B 20A 21B 22C 23A 24A 25B 26B 27D 28D 29B 30C 31D 32C 33D 34B 35B 36A 37B 38C 39D 40B 41B 42B 43A 44A 45D 46A 47C 48C 49A 50A CHƯƠNG III, IV, V: – DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ, ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC, DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI 1. Quần thể sinh vật không xảy ra đột biến và chọn lọc có đặc điểm là A. Tỉ lệ các kiểu gen và kiểu hình ổn định qua nhiều thế hệ. B. Dần đồng hợp tử hóa qua các thế hệ. C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình. D. Tần số tương đối các alen ổn định qua nhiều thế hệ. 2. Quần thể tự phối có đặc trưng cơ bản là A. Hình thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. B. Tần số alen ổn định qua các thế hệ. C. Hình thành các cá thể dị hợp có kiểu gen khác nhau. D. Thành phần kiểu gen ổn định qua các thế hệ. 3. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ thể dị hợp cao, tự thụ phấn nhiều thế hệ thì tỉ lệ A. thể dị hợp và thể đồng hợp đạt ổn định. B. thể đồng hợp trội tăng, thể đồng hợp lặn giảm. C. thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm. D. thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. 4. Quần thể có thành phần kiểu gen thỏa mãn định luật Hacđi-Vanbec là quần thể A. giao phối có lựa chọn. B. ngẫu phối. C. giao phối. D. giao phối gần. 5. Quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi- Vanbec thì tỉ lệ kiểu gen tuân theo công thức A. p2 + q2 = 1 B. p2 + pq + q2 = 1 C. p2 + 2pq + q2 = 1 D. p2 + 4pq + q2 = 1 6. Quần thể đạt cân bằng di truyền khi quá trình ngẫu phối diễn ra A. 1 lần. B. nhiều lần. C. 2 lần. D. 3 lần. 7. Một quần thể sinh vật có tỉ lệ các kiểu gen là 0, 3AA: 0, 6Aa: 0, 1aa. Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là A. 0,6 và 0,4. B. 0,4 và 0,6 C. 0,5 và 0,5. D. 0,3 và 0,7. 8. Quần thể có cấu trúc di truyền: 0, 8AA : 0, 2aa. Tần số tương đối của các alen A, a lần lượt là A. 0,9 và 0,1 B. 0,6 và 0,4 C. 0,8 và 0,2 D. 0,4 và 0,6 Trang 34
  5. 9. Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0, 60. Sau ba thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tần số kiểu gen dị hợp ở quần thể là A. 0,025 B. 0,075 C. 0,2 D. 0,60 10. Thế hệ xuất phát có toàn thể dị hợp. Sau thời gian tự thụ phấn liên tiếp, hình thành quần thể có cấu trúc di truyền: 37, 5%AA : 25%Aa : 37, 5%aa. Số đợt tự thụ đã xảy ra là A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 11. Cấu trúc di truyền ở P của quần thể tự thụ phấn bắt buộc là 0,6AA : 0,4aa. Cấu trúc di truyền ở F4 là A. 0,24AA : 0,6Aa : 0,16aa. B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. C. 0,6AA : 0,4aa. D. 0,15AA : 0,75Aa : 0,1aa. 12. Một quần thể khởi đầu có 100% cá thể kiểu gen AabbDd, sau quá trình tự thụ phấn sẽ hình thành tối đa số dòng thuần chủng là A. 4 B. 6 C. 8 D. 2 13. Quần thể giao phối đã diễn ra ngẫu phối có thành phần kiểu gen là A. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa. B. 0,5AA : 0,5aa. C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 100% Aa. 14. Quần thể người đã cân bằng di truyền có 1/10000 cơ thể bị bạch tạng (aa). Tỉ lệ người da bình thường có mang gen bệnh là A. 81,8% B. 1,98% C. 25% D. 10% 15. Ở bò, lông hung đỏ (A) trội hoàn toàn so với lông khoang (a). Một quần thể bò đã ngẫu phối có 84% bò đỏ thì tỉ lệ bò đồng hợp là A. 36% B. 70,56% C. 52% D. 16% 16. Quần thể giao phối có tỉ lệ kiểu gen chưa cân bằng di truyền là A. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa. B. 0,36AA : 0,5Aa : 0,14aa. C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa D. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. 17. Một giải thích được thừa nhận phổ biến về hiện tượng ưu thế lai là A. giả thuyết giao tử thuần khiết. B. giả thuyết siêu trội. C. giả thuyết trội hoàn toàn. D. giả thuyết trội không hoàn toàn. 18. Nội dung không đúng về ưu thế lai là A. được biểu hiện cao nhất ở đời con lai thứ nhất B. hiện tượng con lai có sức sống cao qua nhiều thế hệ. C. lai khác dòng và lai thuận-nghịch thu ưu thế lai cao nhất. D. có ứng dụng làm kinh tế ở đời con F1. 19. Phương pháp gây đột biến trong chọn giống không thực hiện bước A. tạo dòng thuần chủng. B. tạo ADN tái tổ hợp. C. chọn lọc thể đột biến có kiếu hình mong muốn. D. xử lí mẫu bằng tác nhân lí – hóa. 20. Qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là A. tạo dòng thuần chủng → chọn lọc kiểu hình → xử lí mẫu bằng tác nhân đột biến. B. tạo dòng thuần chủng → xử lí mẫu bằng tác nhân đột biến → chọn lọc thể đột biến mong muốn. C. xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → tạo dòng thuần chủng. D. xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → tạo dòng thuần chủng → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 21. Một trong những phương pháp được sử dụng để làm làm biến đổi hệ gen của cơ thể sinh vật là A. nhân bản vô tính. B. cấy truyền phôi. C. kĩ thuật chuyển gen. D. nuôi cấy tế bào xoma tạo mô sẹo. 22: Thể truyền thường được dùng trong kĩ thuật chuyển gen cho vi sinh vật là A. vi khuẩn E. Coli. B. nấm men bánh mì. C. vi tiêm hoặc súng bắn gen. D. plasmit hoặc thể thực khuẩn. 23. Những loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là Trang 35
  6. A. ADN polimeraza và ligaza. B. ADN polimeraza và rectrictaza. C. ligaza và rectrictaza` D. amilaza và ligaza. 24. Ứng dụng công nghệ tế bào trong sản xuất vật nuôi có sử dụng phương pháp A. tạo dòng ADN tái tổ hợp. B. dung hợp tế bào trần. C. chọn dòng tế bào xoma có biến dị. D. cấy truyền phôi. 25. Mục đích chọn thể truyền có chứa gen đánh dấu để A. tách dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. B. tách ADN từ tế bào cho. C. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. tạo ADN tái tổ hợp. 26. ADN tái tổ hợp được hình thành sau khi A. nối thể truyền và gen cần chuyển. B. nối thể truyền và ADN cần chuyển. C. cắt thể truyền và gen cần chuyển. D. cắt thể truyền và ADN cần chuyển. 27. Sử dụng phagơ trong kĩ thuật chuyển gen cho vi khuẩn Ecoli có vai trò A. làm tế bào nhận. B. làm tế bào cho. C. làm thể truyền plasmit. D. làm thể truyền thực khuẩn. 28. Chủng E. coli mang gen sản xuất Insulin đã được tạo ra nhờ A. gây đột biến nhân tạo. B. nhân bản vô tính. C. dung hợp tế bào trần. D. công nghệ gen. 29. Sử dụng conxixin tạo giống mới luôn có hiệu quả kinh tế ở loài A. lúa. B. ngô C. củ cải đường. D. đậu tương. 30. Cừu Đôly được tạo ra từ phương pháp A. gây đột biến B. kĩ thuật chuyển gen C. lai khác loài D. nhân bản vô tính 31. Công nghệ gen là A. kĩ thuật chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. B. chuyển một gen mong muốn vào vi khuẩn Ecoli. C. qui trình tạo tế bào, sinh vật có gen biến đổi, gen mới. D. tạo sinh vật theo nguyên tắc tính toàn năng của tế bào. 32. Công nghệ tế bào ở thực vật không đạt mục đích A. tạo giống mới mang đặc điểm của 2 loài. B. nhân nhanh giống cây trồng, sạch bệnh. C. tạo giống cây hoàn toàn thuần chủng D. duy trì giống thuần chủng mang biến dị tổ hợp. 33. Thành tựu của kĩ thuật chuyển gen là A. tạo sinh vật chuyển gen. B. tạo ADN tái tổ hợp. C. tái tổ hợp thông tin di truyền giữa 2 loài xa nhau. D. tạo dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. 34. Kĩ thuật chuyển gen cho động vật thường sử dụng phương pháp A. dùng thể truyền plasmit. B. dùng thể truyền Ti-plasnit C. vi tiêm ở giai đoạn nhân non. D. dùng súng bắn gen. 35. Phương pháp giúp nhân nhanh các giống cây trồng từ một cây ban đầu có kiểu gen quý là A. công nghệ tế bào. B. lai xa và đa bội hóa B. công nghệ gen. D. đột biến nhân tạo 36. Nội dung đúng khi nghiên cứu về di truyền y học? A. Bệnh di truyền là bệnh do bố mẹ truyền cho con. B. Liệu pháp gen là kĩ thuật chữa trị bệnh bằng cách phục hồi chức năng gen đột biến. C. Ung thư là hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức tạo khối u lớn nhanh. D. Chỉ số IQ là tính trạng chất lượng nên rất phụ thuộc vào di truyền từ bố mẹ. 37. Bệnh (tật) di truyền là những bệnh A. được di truyền qua các thế hệ con. B. do đột biến gen gây ra. C. do đột biến NST gây ra. D. của bộ máy di truyền. Trang 36
  7. 38. Bệnh hồng cầu liềm ở người do gen trội quy định, nằm trên NST thường đã được xác định bằng phương pháp nghiên cứu A. phả hệ B. DT học phân tử C. DT học tế bào D. DT học quần thể 39. Nguyên nhân gây hồng cầu liềm là do đột biến gen được xác định bằng phương pháp nghiên cứu A. phả hệ B. DT học phân tử C. DT học tế bào D. DT học quần thể 40. Bệnh bạch tạng (aa). Quần thể người đạt cân bằng di truyền có tỉ lệ người bệnh là 0, 01%. Tần số các alen gây bệnh và bình thường là A. 0,9 và 0,1. B. 0,99 và 0,01. C. 0,1 và 0,9. D. 0,01 và 0,99. 41. Những người bị hội chứng Tocno, ung thư máu, Đao, siêu nữ, Claiphento có số lượng NST ở tế bào xoma lần lượt là A. 45, 46, 47, 47, 47 B. 44, 45, 47, 46, 47 C. 45, 45, 47, 47, 46 D. 47, 46, 47, 47, 45 42-43. Kí hiệu qui ước về các bệnh(tật) di truyền ở người như sau: 1. Bạch tạng 2. Hồng cầu liềm 3. Hội chứng Đao 4. Máu khó đông 5. Hội chứng Claiphento 6. Ung thư máu 7. Pheniketo niệu 8. Hội chứng Patau 42. Các thể đột biến gen là A. 1, 4, 6, 8 B. 1, 2, 4, 7 C. 1, 2, 6, 7 D. 1, 4, 6, 7 43. Các đột biến dạng thể ba là A. 2, 4, 6 B. 3, 5, 6 C. 3, 4, 6 D. 3, 5, 8 44-46*: Bệnh do 1 gen qui định và không phát sinh thêm ĐB. Biết ông bà nội bình thường sinh ra bố bình thường, cô em gái bị bệnh. Ông ngoại bình thường, bà ngoại bệnh đã sinh ra mẹ bình thường. 44. Bệnh do sự chi phối của quy luật di truyền A. liên kết với giới tính- gen trên X. B. liên kết với giới tính- gen trênY. C. phân li của MenĐen. D. tác động nhiều gen lên 1 tính trạng. 45. Kiểu gen lần lượt của bố và mẹ này có thể là A. XAY x XAXa B. XAY x XAXA C. Aa x Aa D. AA x aa 46. Khả năng họ sinh ra con gái bị bệnh là A. 75% B. 37, 5% C. 8, 33% D. 16, 67% 47- 50: Bệnh mù màu do gen lặn chỉ nằm trên NST X. 47. Số lượng kiểu gen có trong quần thể người về có bệnh và không có bệnh này là A. 2 loại. B. 3 loại. C. 5 loại. D. 6 loại. 48. Con trai mù màu đã nhận gen gây bệnh có từ A. mẹ. B. bố. C. Ông nội. D. bà nội. 49. Bố và mẹ đều bình thường thì khả năng sinh bé trai đầu lòng bị bệnh là A. 0% B. 6, 25% C. 12, 5% D. 25% 50. Bố mẹ đã sinh con trai mù màu và con gái bình thường. Kiểu gen nào sau đây không thể là bố mẹ của chúng A. XmY x XMXm B. XMY x XMXm C. XmY x XMXM D. XMY x XmXm ĐÁP ÁN 1D 2A 3D 4B 5C 6A 7A 8C 9B 10C 11C 12A 13C 14B 15C 16B 17B 18B 19B 20C 21C 22D 23C 24D 25° 26A 27D 28D 29C 30D 31C 32D 33C 34C 35° 36B 37D 38A 39B 40D 41A 42B 43D 44C 45C 46C 47C 48A 49C 50C Tiến hóa Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Trang 37
  8. Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 2: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 3: Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan tương tự? A. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn. B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà lan. C. Cánh sâu bọ và cánh dơi. D. Tuyến sữa ở các con đực của động vật có vú. Câu 4: Theo Đacuyn, nguyên nhân nào làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú? A. Tính biến dị và tính di truyền của sinh vật. B. CLTN theo con đường phân li tính trạng. C. CLTN dựa trên tính biến dị và tính di truyền của sinh vật. D. Đấu tranh sinh tồn. Câu 5: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Câu 6: Theo Đacuyn cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 7: Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hoá là A. những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định. C. các đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản của từng cá thể. D. những biến đổi dưới tác động trực tiếp của ngoại cảnh và của tập quán hoạt động ở động vật. Câu 8: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 9: Trong tiến hoá, CLTN được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể. Câu 10: Nhân tố tiến hoá là những nhân tố A. làm xuất hiện các loài mới, chi mới. B. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường. C. làm biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể. Trang 38
  9. D. làm cho thế hệ sinh vật ngày càng phong phú, đa dạng. Câu 11: Khi nói về đột biến trong tiến hóa, nhận định nào sau đây đúng? A. Khi môi trường thay đổi, thể đột biến vẫn giữ được giá trị thích nghi của nó. B. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có lợi, giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. C. Tất cả các đột biến đều được di truyền qua các thế hệ của loài. D. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen. Câu 12: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. di-nhập gen. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 13: Theo quan niệm hiện đại, đối tượng tác động chủ yếu của CLTN là A. dưới cá thể. B. cá thể và quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể. Câu 14: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh chóng, đặc biệt ở những quần thể có kích thước nhỏ là A. đột biến. B. di - nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 15: Khi nói về quá trình giao phối, phát biểu nào sau đây sai? A. Phát sinh các alen mới. B. Phát tán các đột biến trong quần thể. C. Tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. D. Trung hòa tính có hại của đột biến. Câu 16: Theo Đacuyn, nhân tố chính trong quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là A. các yếu tố phức tạp trong ngoại cảnh. B. sự phong phú và đa dang của các biến dị cá thể. C. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền. D. sự phân li tính trạng trong CLTN. Câu 17: Theo Đacuyn, con cháu xuất phát từ một nguồn gốc chung ngày càng khác xa nhau và khác xa tổ tiên ban đầu là do A. đào thải các biến dị có hại. B. xuất hiện các biến dị cá thể. C. tích lũy các biến dị có lợi. D. sự phân li tính trạng. Câu 18: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do A. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời. C. sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. D. tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. Câu 19: Khi nói về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình đột biến làm phát sinh các đột biến có lợi. II. Quá trình đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. III. Quá trình chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. IV. Quá trình giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen. A. 1. B.2. C. 3. D. 4. Câu 20: Khi nói về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? I. tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp. II. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. III. trung hoà tính có hại của đột biến. IV. làm cho các đột biến trội có hại tồn tại ở trạng thái dị hợp. A. 1. B.2. C. 3. D. 4. Câu 21: Tác động của CLTN sẽ dẫn đến sự đào thải một loại alen khỏi quần thể, nhưng không dự đoán được loại alen nào bị đào thải, đó là Trang 39
  10. A. chọn lọc chống lại thể dị hợp. B. chọn lọc chống lại thể đồng hợp. C. chọn lọc chống lại alen lặn. D. chọn lọc chống lại alen trội. Trang 40