Đề khảo sát, đánh giá chất lượng Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm)

Đọc ngữ liệu sau:

Bớt đi một chút ồn ào 
Cho lòng thư thái như vào chùa thiêng 
Bớt đi một chút của riêng 
Cho giàu ân nghĩa thiêng liêng ở đời

Bớt đi chút lửa, cơm sôi 
Cho tình chồng vợ suốt đời yên vui 
Bớt đi tham vọng nhẹ người 
Năm dài tháng rộng cuộc đời nhẹ tênh

Ngại cho sóng gió nổi nênh 
Bớt đi giận dỗi thác ghềnh phải lui 
Bớt buồn để cộng thêm vui 
Dao cau mắt ướt giếng trời long lanh

Chắt chiu ngày tháng dụm dành 
Thêm hoa thêm nụ bớt cành lắm gai 
Bớt đi thù hận oan sai 
Mưa dông rồi tạnh, nắng mai bên thềm. 
                                              (Bớt đi, Đặng Cương Lăng, Người Hà Nội, NXB Lao Động, 2010, tr.164) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1: Theo nhà thơ, trong cuộc sống, mỗi người khi biết “bớt đi” thì sẽ có được những điều gì?  
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:  
Bớt đi thù hận oan sai 
Mưa dông rồi tạnh, nắng mai bên thềm. 
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về lời khuyên trong hai câu thơ sau: 
Bớt đi một chút của riêng                                    
Cho giàu ân nghĩa thiêng liêng ở đời  
Câu 4: Theo anh/chị, vì sao tác giả lại khẳng định: Bớt đi tham vọng nhẹ người? 

pdf 6 trang ngocdiemd2 15/08/2023 4560
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát, đánh giá chất lượng Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_danh_gia_chat_luong_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát, đánh giá chất lượng Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TỈNH NINH BÌNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 12 THPT, GDTX NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: Ngữ văn (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau: Bớt đi một chút ồn ào Cho lòng thư thái như vào chùa thiêng Bớt đi một chút của riêng Cho giàu ân nghĩa thiêng liêng ở đời Bớt đi chút lửa, cơm sôi Cho tình chồng vợ suốt đời yên vui Bớt đi tham vọng nhẹ người Năm dài tháng rộng cuộc đời nhẹ tênh Ngại cho sóng gió nổi nênh Bớt đi giận dỗi thác ghềnh phải lui Bớt buồn để cộng thêm vui Dao cau mắt ướt giếng trời long lanh Chắt chiu ngày tháng dụm dành Thêm hoa thêm nụ bớt cành lắm gai Bớt đi thù hận oan sai Mưa dông rồi tạnh, nắng mai bên thềm. (Bớt đi, Đặng Cương Lăng , Người Hà Nội, NXB Lao Động, 2010, tr.164) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Theo nhà thơ, trong cuộc sống, mỗi người khi biết “bớt đi” thì sẽ có được những điều gì? Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Bớt đi thù hận oan sai Mưa dông rồi tạnh, nắng mai bên thềm. Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về lời khuyên trong hai câu thơ sau: Bớt đi một chút của riêng Cho giàu ân nghĩa thiêng liêng ở đời Câu 4: Theo anh/chị, vì sao tác giả lại khẳng định: Bớt đi tham vọng nhẹ người ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự nguy hại của lối sống chạy theo những giá trị ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Trang 1
  2. Câu 2 (5,0 điểm): Trong Cảnh VII vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt , nhân vật Trương Ba đã nói với Đế Thích: Không thể sống với bất kì giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được Anh/Chị hãy phân tích màn đối thoại sau để thấy được cái giá Trương Ba phải trả cho sự tồn tại của mình: Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn! Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa! Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi Ha ha! Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo. Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác Mỗi bữa cơm tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ! Hồn Trương Ba: Nhưng Nhưng Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ. (thì thầm) Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn Hồn Trương Ba: Chiều chuộng? Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi! Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện! Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một! Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời! (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt , Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12 , Tập 2 , NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.144 -145) HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TỈNH NINH BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 12 THPT, GDTX NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 - Theo nhà thơ, trong cuộc sống, mỗi người khi biết “bớt đi” thì sẽ có được: 0,75 Lòng thư thái; ân nghĩa; tình chồng vợ suốt đời yên vui; cuộc đời nhẹ tênh; sóng gió, thác ghềnh phải lui; thêm hoa, thêm nụ, bớt cành lắm gai. (Hoặc diễn đạt theo cách khác: Theo nhà thơ, trong cuộc sống, mỗi người khi 1 biết “bớt đi” thì sẽ có được: Sự thanh thản, cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, vượt (0,75 qua được mọi khó khăn, lạc quan yêu đời ) điểm) - Học sinh trả lời bằng lời nhận xét khái quát hoặc ghi theo những ý lẩy trong bài thơ từ 03 ý trở lên: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 02 ý: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời: không cho điểm. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: - Ẩn dụ: 0,75 2 + Mưa dông : những đau khổ, bất hạnh (0,75 + Nắng mai : niềm vui, niềm hạnh phúc điểm) - Học sinh trả lời như đáp án : 0,75 điểm. - Học sinh trả lời tên biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời/trả lời sai: không cho điểm Lời khuyên trong hai câu thơ Bớt đi một chút của riêng/Cho giàu ân nghĩa thiêng liêng ở đời được hiểu là: - Của riêng : (phần cá nhân) chỉ sự ích kỉ, lối sống vì quyền lợi cá nhân. - Hai câu thơ đã khẳng định: 1,0 + Mỗi người đừng nên quá tham lam, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi của cá nhân. 3 + Hãy biết trao yêu thương, trân trọng tình nghĩa. (1,0 -> góp phần xây dựng lối sống và những mối quan hệ tốt đẹp. điểm) - Học sinh trả lời đủ ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời ý nghĩa hai câu thơ nhưng không có phần giải thích từ: 0,75 điểm. - Học sinh giải thích và trả lời được 1 ý trong phần ý nghĩa : 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không rõ ý, chung chung, dài dòng: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời/trả lời sai: không cho điểm (Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, cần đảm bảo ý cơ bản) - Học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân, chấp nhận các cách diễn đạt khác nhau, cần đảm bảo hợp lí và thuyết phục. -Một số gợi ý: 4 Bớt đi tham vọng nhẹ người, vì: (0,5 0,5 + Tham vọng là những ước muốn mà con người đề ra và hướng tới thực hiện trong điểm) cuộc sống. Nhưng khi tham vọng càng lớn thì áp lực cuộc sống đối với con người càng nặng. Đôi khi con người sẽ bất chấp mọi giá để thực hiện cho bằng được (sẵn sàng trà đạp lên danh dự, nhân phẩm .)-> đánh mất chính mình.
  4. 2 + Khi biết bớt đi tham vọng, con người sẽ sống là chính mình, thoải mái, nhẹ nhõm hơn, biết trân trọng những gì mình đang có và thấu hiểu giá trị cuộc sống. - Học sinh trả lời đủ ý, thuyết phục, hợp lí: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 01 ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời sai/ không trả lời: không cho điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Qua một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), anh/chị hãy luận bàn về sự nguy (2,0 hại của lối sống chạy theo những giá trị ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay. điểm) a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự nguy hại của lối sống chạy theo những giá trị ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau: * Giải thích: Giá trị ảo là những giá trị không có thật, không bền vững; thiên về biểu hiện bề ngoài, hình thức, không phản ánh đúng bản chất (Ảo trong thế giới ảo/ảo trong cuộc sống thực) * Bàn luận: - Khi chạy theo những giá trị ảo, mối nguy hại là rất lớn: + Giới trẻ sẽ không hiểu được những giá trị thực của đời sống, mất khả năng phân biệt giữa giá trị thực và giá trị ảo; 1,0 + Con người sẽ đánh mất thời gian, đời sống tâm hồn sẽ ngày bị tàn lụi dẫn đến tha hóa về nhân cách, sẵn sàng giẫm đạp lên những chuẩn mực đạo đức xã hội, sống hưởng thụ, ích kỉ; + Khi những giá trị ảo biến mất -> con người sẽ thấy mệt mỏi, hoang mang, trống rỗng-> suy sụp; + Kéo lùi sự phát triển của xã hội khi quá coi trọng những giá trị phù phiếm (đặc biệt với giới trẻ-chủ nhân tương lai của Đất nước); tạo nên những trào lưu tiêu cực - Liên hệ rút ra bài học cho bản thân. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu: 1,0 điểm. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng không tiêu biểu: 0,75 điểm - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng không tiêu biểu: 0,5 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục;không có dẫn chứng: 0,25 điểm. (Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.) d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Không cho điểm nếu bài làm có trên 05 lỗi chính tả, ngữ pháp . e. Sáng tạo 0,25
  5. 3 Học sinh có những suy nghĩ, cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, lời văn sinh động, hấp dẫn. Đáp ứng được một trong hai yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích để thấy được cái giá (5,0 Trương Ba phải trả cho sự tồn tại của mình. điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát 0,25 được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cái giá mà Trương Ba phải trả cho sự tồn tại của mình qua màn đối thoại giữa 0,25 Trương Ba và Xác hàng thịt. - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định sai/thiếu vấn đề nghị luận: không cho điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 0,5 * Giải thích 0,5 - Hoàn cảnh của câu nói: do sự tắc trách của quan thiên đình, Trương Ba chưa đến số chết mà phải chết, Đế Thích hoá phép cho Trương Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt. Tuy nhiên, sau một thời gian sống nương nhờ trong thân xác hàng thịt, Trương Ba đau đớn nhận ra cái giá rất đắt phải trả cho sự tồn tại này. - Cái giá phải trả: là những điều Trương Ba phải chấp nhận đánh đổi để có được sự sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh làm đủ cả hai ý trên hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm - Học sinh làm được 1 trong hai ý trên hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,25 điểm * Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Xác hàng thịt để thấy được 2,0 cái giá mà Trương Ba phải trả cho sự tồn tại của mình. - Mở đầu cuộc đối thoại: + Trương Ba khẳng định mình vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn. + Giọng điệu: Cao giọng chê bai thân xác hàng thịt âm u, đui mù, không có tiếng nói, không có cảm xúc . -> Trương Ba ảo tưởng về chính mình, chưa nhận ra sự tha hoá của bản thân - Trong quá trình đối thoại: + Xác hàng thịt đưa ra những lỹ lẽ, dẫn chứng cho sự tha hoá của linh hồn Trương Ba; giọng điệu: khiêu khích, chế giễu. + Trương Ba dần nhận ra những cái giá phải trả của bản thân: ++ Không còn được sống với thân xác của mình (nhẹ nhàng, khéo léo ) -> phải mang thân xác hàng thịt (thô lỗ, kềnh càng) ++ Đánh mất mình trong tâm hồn, lối sống (thể hiện ở thói quen ăn uống, cách cư xử tàn bạo và lối sống giả dối – “trò chơi tâm hồn”). - Kết quả của cuộc đối thoại:
  6. 4 + Hồn Trương Ba càng ngày càng đuối lí, giọng điệu ấp úng, hành động lúng túng, khổ sở, từ chỗ xưng hô “mày – ta” chuyển thành “anh - tôi”. ( ) + Xác hàng thịt thì ngày càng tỏ ra có lí, lời thoại dài hơn, sắc sảo, giọng điệu biến hoá, khi giễu cợt, mỉa mai, lúc lại buồn rầu, an ủi ( ) -> Trương Ba lâm vào bi kịch đánh mất mình. - Nghệ thuật: + Tạo dựng tình huống đặc sắc, buộc nhân vật phải lựa chọn và hành động. + Xây dựng nhân vật có tính biểu tượng cao. + Ngôn ngữ kịch giàu tính triết lí + Hành động kịch sinh động, hấp dẫn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh làm đủ các ý trên, phân tích sâu sắc, lập luận chặt chẽ: 1,5 điểm - 2,0 điểm - Học sinh làm thiếu ý hoặc phân tích chung chung, chưa làm bật lên được luận điểm: 1,0 điểm – 1,25 điểm - Học sinh làm bài sơ sài, hời hợt: 0,5 điểm – 0,75 điểm. - Học sinh không làm: không cho điểm. * Đánh giá: 0,5 - Cái giá đắt phải trả của Trương Ba: Để có thể tồn tại, Trương Ba đã phải đánh đổi bằng sự tha hoá, sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo -> Bi kịch sống không được là chính mình. - Thông điệp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Cuộc sống của con người là phải là sự hài hoà giữa đời sống bật chất và tinh thần; nếu con người sống chung với những dung tục, sẽ bị nó lấn át, chế ngự, tàn phá những gì tốt đẹp của con người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh làm đủ các ý trên hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm - Học sinh làm được 1 trong 2 ý trên hoặc diễn đạt tương đương: 0,25 điểm. - Học sinh không làm: không cho điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Không cho điểm nếu bài làm mắc trên 10 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; làm 0,5 nổi bật nét đặc sắc của thể kịch, của hình tượng, của tác phẩm ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 Hết