Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Kèm đáp án)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                                    (…)Hồn dân tộc dậy ta làm thi sĩ

                                                    Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua

                                                    Mọi tai ương khủng khiếp đã qua

                                                    Gà đã gáy xôn xao chào buổi sớm

                                                    Mai gắn lại những vết thương xé thịt

                                                    Dân tộc mình mở tới một trang vui

                                                    Hoa gạo hồng lại nở, bà ơi

                                                    Cháu đã đi từ lòng bà ấm áp

                                                    Để sống hết những vui buồn dân tộc

                                                    Những hoa bìm hoa súng nở trên ao

                                                    Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu

                                                    Bà hiền hậu têm trầu trên chõng nước

                                                    Em đi gặt trên cánh đồng cổ tích

                                                    Lúa bàng hoàng chín rực những triền sông…

(Trích Đất nước đàn bầu, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007, tr. 260 - 261)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh nói lên sự hồi sinh mãnh liệt của dân tộc trong đoạn thơ.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh của đất nước qua câu thơ: Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua?

Câu 4. Qua đoạn thơ, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả?

docx 1 trang ngocdiemd2 15/08/2023 11140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc.docx
  • docxĐề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Phần đ.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I BẮC GIANG NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 12 - THPT Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: ( )Hồn dân tộc dậy ta làm thi sĩ Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua Mọi tai ương khủng khiếp đã qua Gà đã gáy xôn xao chào buổi sớm Mai gắn lại những vết thương xé thịt Dân tộc mình mở tới một trang vui Hoa gạo hồng lại nở, bà ơi Cháu đã đi từ lòng bà ấm áp Để sống hết những vui buồn dân tộc Những hoa bìm hoa súng nở trên ao Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu Bà hiền hậu têm trầu trên chõng nước Em đi gặt trên cánh đồng cổ tích Lúa bàng hoàng chín rực những triền sông (Trích Đất nước đàn bầu, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007, tr. 260 - 261) Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh nói lên sự hồi sinh mãnh liệt của dân tộc trong đoạn thơ. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh của đất nước qua câu thơ: Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua? Câu 4. Qua đoạn thơ, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách đối với thế hệ trẻ hiện nay. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau: Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.198-199) Hết Họ và tên học sinh: . Số báo danh: