Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích: 
Nếu như bạn muốn người khác lẩn tránh mình, chê cười sau lưng, hay thất vọng về mình thì cứ 
hành động như thế này: Đừng bao giờ lắng nghe ai cả, cứ nói liên tục và liên tục về mình. Khi chợt nảy 
ra ý gì thì bạn cứ việc cắt ngang lời người ta, cứ mặc kệ mọi người đang nói. 
Thực chất, những người chỉ nghĩ về mình đều là những người thiếu giáo dục cho dù có học cao 
đến mấy. 
Muốn có tài ăn nói thì phải biết chú ý lắng nghe. Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan 
tâm đến người khác, hỏi những câu mà họ thích trả lời, khuyến khích họ nói về chính họ. Bởi sự cảm 
thông chia sẻ mạnh hơn lời nói, niềm vui cùng với sự chân thành sẽ thật sự bền vững khi bạn biết quan 
tâm đến những người khác như đã từng quan tâm đến bản thân mình. 
Xin hãy nhớ rằng, những người bạn đang trò chuyện đều quan tâm đến chính họ, những vấn đề 
của họ gấp trăm lần việc quan tâm đến bạn và những vấn đề của bạn. Hãy nhớ điều đó mỗi khi bắt đầu 
một cuộc trò chuyện. Chúng ta được sinh ra với một cái miệng, nhưng miệng là vũ khí sắc bén. Miệng có 
thể làm tổn thương, làm đau lòng hay thậm chí có thể giết chết người khác. Xin bạn hay ghi nhớ câu này: 
“Nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều” và một nguyên tắc nổi tiếng trong quản lý con người: “Mọi người 
thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến 
những vấn đề của họ”. 
(Đắc nhân tâm, Dale Canegie, NXB Thế giới, 2014, tr.155-156) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, những người chỉ biết nghĩ về mình là những người như thế nào? 
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói trong đoạn trích: Muốn có tài ăn nói thì phải biết chú ý lắng 
nghe? 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Miệng có thể làm tổn thương, làm đau lòng hay thậm chí có thể 
giết chết người khác không? Vì sao?
pdf 4 trang ngocdiemd2 15/08/2023 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_chat_luong_dau_nam_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC: 2022 - 2023 (Đề gồm 01 trang) Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Nếu như bạn muốn người khác lẩn tránh mình, chê cười sau lưng, hay thất vọng về mình thì cứ hành động như thế này: Đừng bao giờ lắng nghe ai cả, cứ nói liên tục và liên tục về mình. Khi chợt nảy ra ý gì thì bạn cứ việc cắt ngang lời người ta, cứ mặc kệ mọi người đang nói. Thực chất, những người chỉ nghĩ về mình đều là những người thiếu giáo dục cho dù có học cao đến mấy. Muốn có tài ăn nói thì phải biết chú ý lắng nghe. Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác, hỏi những câu mà họ thích trả lời, khuyến khích họ nói về chính họ. Bởi sự cảm thông chia sẻ mạnh hơn lời nói, niềm vui cùng với sự chân thành sẽ thật sự bền vững khi bạn biết quan tâm đến những người khác như đã từng quan tâm đến bản thân mình. Xin hãy nhớ rằng, những người bạn đang trò chuyện đều quan tâm đến chính họ, những vấn đề của họ gấp trăm lần việc quan tâm đến bạn và những vấn đề của bạn. Hãy nhớ điều đó mỗi khi bắt đầu một cuộc trò chuyện. Chúng ta được sinh ra với một cái miệng, nhưng miệng là vũ khí sắc bén. Miệng có thể làm tổn thương, làm đau lòng hay thậm chí có thể giết chết người khác. Xin bạn hay ghi nhớ câu này: “Nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều” và một nguyên tắc nổi tiếng trong quản lý con người: “Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến những vấn đề của họ”. (Đắc nhân tâm, Dale Canegie, NXB Thế giới, 2014, tr.155-156) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, những người chỉ biết nghĩ về mình là những người như thế nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói trong đoạn trích: Muốn có tài ăn nói thì phải biết chú ý lắng nghe? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Miệng có thể làm tổn thương, làm đau lòng hay thậm chí có thể giết chết người khác không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của việc đồng cảm trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục, 2016, Tr.39) Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ trên. Từ đó nhận xét về khát vọng sống mãnh liệt của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 12 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/phương thức nghị luận 0.75 2 Những người chỉ nghĩ về mình đều là những người thiếu giáo dục 0.75 3 - Lời khuyên đối với mỗi người muốn có tài ăn nói thì cần phải biết học cách 1.0 lắng nghe. - Khẳng định vai trò của việc cần phải biết lắng nghe. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án đạt 1,0 điểm - Học sinh trả lời được một trong hai ý đạt 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa 4 - HS trình bày theo quan điểm cá nhân, có thể đồng tình hoặc không đồng 0.5 tình nhưng cần hợp lí, thuyết phục, không vi phạm chuẩn mực đạo đức, có thể theo gợi ý sau: - Đồng tình, vì: + Lời nói của con người có một sức mạnh ghê gớm, có khả năng tác động sâu sắc đến nhận thức và tình cảm của người nghe. + Lời nói nếu không xuất phát từ động cơ tốt đẹp có thể làm tổn thương người khác hoặc thậm chí có thể làm tổn hại đến tính mạng người khác. - Không đồng tình, vì: + Lời nói là cách để con người bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ lẫn nhau. + Lời nói nếu xuất phát từ sự chân thành, trái tim thương yêu và sự đồng cảm với mọi người sẽ mang đến niềm vui, sự hạnh phúc, niềm tin tưởng vào cuộc sống. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò của việc đồng cảm trong 2.0 cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Vai trò của việc đồng cảm trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về vai trò của việc đồng cảm trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: - Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. - Vai trò của việc đồng cảm trong cuộc sống: + Giúp ta biết thấu hiểu, cảm thông, trân trọng và yêu thương mọi người hơn. + Mang lại cho chúng ta niềm vui; cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp và có ý nghĩa hơn. + Góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn bó hơn - Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
  3. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhạn hai khổ thơ trên.Từ đó nhận xét về khát vọng sống mãnh liệt 5.0 của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận hai khổ thơ đầu.Từ đó nhận xét về khát vọng sống mãnh liệt của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và 2 0,5 khổ thơ. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, 2 khổ thơ: 0,25 điểm. Cảm nhận hai khổ thơ 2.0 * Khổ 1: - Câu hỏi tu từ: là sự phân thân của nhân vật trữ tình để thể hiện niềm day dứt tiếc nuối và khát khao được trở về với thôn Vĩ. - Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm: + Thiên nhiên thôn Vĩ: trong trẻo, tinh khôi, tràn đầy sức sống trong màu sắc tươi sáng. + Con người thôn Vĩ: duyên dáng, đoan trang, hài hòa với thiên nhiên tươi đẹp. - Tâm trạng nhân vật trữ tình: chan chứa tình yêu thương và niềm day dứt, tiếc nuối. - Đặc sắc nghệ thuật: cách dùng câu hỏi tu từ và những sáng tạo đặc sắc về từ ngữ, hình ảnh. * Khổ 2: - Tứ thơ có sự vận động, từ cảnh vườn tược sang sông nước, từ bình minh sang chiều tà, đêm trăng. - Bức tranh sông Hương: đẹp, vắng vẻ, đìu hiu với dự cảm chia lìa - Tâm trạng nhân vật trữ tình: qua hình ảnh “bến sông trăng” và câu hỏi tu từ, thể hiện sự chờ mong, bồn chồn, đau đáu cùng nỗi cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. * Đánh giá: 0.75 - Hai khổ thơ khắc họa hình ảnh thiên nhiên xứ Huế với vẻ đẹp trong trẻo và vẻ đẹp hư ảo, lãng mạn đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời, tinh tế, nhạy cảm nhưng khắc khoải, đớn đau với dự cảm chia lìa của nhà thơ. - Về nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ đặc sắc, sáng tạo. Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận đầy đủ, sâu sắc đoạn thơ: 2,25 điểm – 2,75 điểm - Cảm nhận đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc cảm nhận sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,25 điểm – 2,0 điểm - Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm. Nhận xét: Khát vọng sống mãnh liệt của Hàn Mặc Tử trong bài thơ 0,5 - Niềm hạnh phúc khi được trở về thôn Vĩ trong hoài niệm
  4. - Những rung động tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế. - Niềm khát khao hạnh phúc, tình yêu đan xen cùng mặc cảm chia lìa; nỗi buồn từ lòng người toả lan đến cảnh vật trở thành niềm hi vọng đày khắc khoải về tình yêu, tình người nơi đất Huế. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, trình bày bài bản, 0,25 có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình cảm nhận, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm TỔNG ĐIỂM 10.0