Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Câu 1: Tự đa bội là dạng đột biến:

A. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

B. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n.

C. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

D. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n.

Câu 2: Cơ thể mang kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa là:

A. 2.                            B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 3: Thể đa bội lẻ

A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.

B. hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

C. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n +1.

D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường như thể lưỡng bội.

doc 9 trang Minh Uyên 24/06/2023 8220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT . ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NĂM HỌC: 2022- 2023 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Câu 1: Tự đa bội là dạng đột biến: A. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội cùng 1 loài và lớn hơn 2n. B. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n. C. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n. D. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n. Câu 2: Cơ thể mang kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa là: A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 3: Thể đa bội lẻ A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội. B. hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. C. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n +1. D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường như thể lưỡng bội. Câu 4: Đặc điểm di truyền của các tính trạng được qui định bởi gen lặn nằm trên NST X: A. Có hiện tượng di truyền chéo. B. Tính trạng chỉ biểu hiện ở cá thể mang XY. C. Có hiện tượng di truyền thẳng. D. Tính trạng chỉ biểu hiện ở cá thể mang XX. Câu 5: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
  2. A. Bb × BB. B. bb × bb. C. BB × bb. D. Bb × Bb Câu 6: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là: A. XM Xm × XM Y B. XM XM × XM Y C. XM Xm × Xm Y D. XM XM × Xm Y. Câu 7: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn b nằm trên NST thường, alen B qui định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường, họ sinh một con đầu lòng bị bạch tạng. Xác suất để họ sinh một con tiếp theo là con trai và không bị bệnh bạch tạng? A. 1/4. B. 3/8. C. 3/4. D. 1/8 Câu 8: Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho gen sau đột biến tăng lên 1 liên kết hiđrô? A. Thay một cặp A – T bằng một cặp G - X. B. Mất một cặp A - T. C. Mất một cặp G - X D. Thay một cặp G – X bằng một cặp A - T. Câu 9: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh nào là bệnh di truyền liên kết với giới tính? 1. Bệnh ung thư máu. 2. Bệnh tiểu đường. 3. Bệnh bạch tạng. 4. Bệnh máu khó đông. 5. Bệnh mù màu. A. 2,3. B. 4,5. C. 2,5. D. 1,4. Câu 10: Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng A. di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST thường.
  3. B. di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên các NST thường. C. di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trong tế bào chất. D. di truyền các tính trạng mà gen quy định chúng nằm trên NST giới tính. Câu 11: Từ một phân tử ADN ban đầu được đánh dấu N 15 trên cả hai mạch đơn, qua một số lần nhân đôi trong môi trường chỉ chứa N 14 đã tạo nên tổng số 32 phân tử ADN. Trong các phân tử ADN được tạo ra, có bao nhiêu phân tử ADN chứa cả N14 và N15? A. 2. B. 4. C. 16. D. 32. Câu 12: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. II. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 10 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 13: Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở : A. Con cái XX, con đực là XO. B. Con cái XO, con đực là XY. C. Con cái là XX, con đực là XY. D. Con cái XY, con đực là XX. Câu 14: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền? A. Bộ ba 5/UUA3/, 5/XUG3/ quy định tổng hợp lơxin. B. Bộ ba 5/AUG3/ quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã. C. Bộ ba 5/UUX3/ quy định tổng hợp phêninalanin. D. Bộ ba 5/AGU3/ quy định tổng hợp serin.
  4. Câu 15: Đột biến thể đa bội là dạng đột biến: A. Nhiễm sắc thể bị thay đổi cấu trúc. B. Bộ nhiễm sắc thể bị thừa một số nhiễm sắc thể. C. Bộ nhiễm sắc thể bị thiếu một số nhiễm sắc thể. D. Bộ nhiễm sắc thể tăng lên theo bội số của n và lớn hơn 2n. Câu 16: Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể? A. 42. B. 13. C. 15. D. 21. Câu 17: Một cá thể của một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể (2n = 20). Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 40 tế bào có cặp NST số 5 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện trong giảm phân diễn ra bình thường. Các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử chứa 9 NST chiếm tỉ lệ? A. 98%. B. 4%. C. 49%. D. 2%. Câu 18: Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể được gọi là: A. Đột biến. B. Thể đột biến. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 19: Một gen ở sinh vật nhân sơ thực hiện phiên mã 5 lần, số phân tử ARN tạo thành là A. 3. B. 1. C. 5. D. 4. Câu 20: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. B. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. C. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Câu 21: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình. II. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.
  5. III. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. IV. Đột biến gen chỉ xảy ra trong nguyên phân mà không xảy ra trong giảm phân. V. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 22: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen? A. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit. C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thêm một cặp nuclêôtit. Câu 23: Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của phép lai nào sau đây? A. Lai thuận nghịch. B. Giao phối cận huyết ở động vật. C. Tự thụ phấn ở thực vật. D. Lai phân tích. Câu 24: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây? A. Lipit. B. Prôtêin. C. ADN. D. Cacbôhidrat. Câu 25: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là A. một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin. B. mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, không chồng gối lên nhau. C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. D. nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định cho một loại axit amin. Câu 26: Các côđon nào sau đây không mã hoá cho axit amin? A. UUG, UUA, UAX. B. UAG, UAA, UGA. C. UGU, AAA, UGG. D. AUG, UUU, GGA. Câu 27: Các gen phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng. Tỉ lệ kiểu hình A-bbccD- ở đời con từ phép lai AaBbCcdd × AABbCcDd là bao nhiêu? A. 1/32. B. 1/64. C. 1/16. D. 1/8. Câu 28: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
  6. A. gen điều hoà (R), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A), vùng vận hành (O). B. gen điều hoà (R), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A), vùng vận hành (O), vùng khởi động (P). C. vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A). D. gen điều hoà (R), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A), vùng khởi động (P). Câu 29: Mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit 3' ATGXTAG 5'. Trình tự các nuclêôtit của mạch bổ sung là A. 3' ATGXTAG 5'. B. 5' TAXGATX 3'. C. 3' UAXGAUX 5'. D. 5' UAXGAUX 3'. Câu 30: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này? A. 12. B. 24. C. 25. D. 23. Câu 31: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc. B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc ( Z, Y, A). D. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã của nhóm gen cấu trúc ( Z, Y, A). Câu 32: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AABb × aaBb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Đột biến điểm là đột biến A. liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen. B. liên quan đến một nuclêôtit trong gen. C. liên quan đến một số nuclêôtit trong gen. D. liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen. Câu 34: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau
  7. đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng? A. XA Xa × XA Y. B. XA XA × Xa Y. C. XA Xa × Xa Y. D. Xa Xa × XA Y. Câu 35: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN pôlimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. B. Vì enzim ADN pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. C. Vì enzim ADN pôlimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. D. Vì enzim ADN pôlimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. Câu 36: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn A. phiên mã. B. dịch mã. C. trước phiên mã. D. sau dịch mã. Câu 37: Thực hiện phép lai P: ♂ AaBbDdEe × ♀ AaBbddee. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST thường khác nhau và không có đột biến xảy ra. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen ở F1 khác kiểu gen bố, mẹ ? A. 6,25. B. 75%. C. 12,5. D. 87,5%. Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã di truyền có tính phổ biến. C. Mã di truyền là mã bộ ba. D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. Câu 39: Đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể trong tế bào gọi là A. thể tứ bội. B. thể tam bội. C. thể dị đa bội. D. thể lệch bội.
  8. Câu 40: Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ giới tính xấp xỉ 1: 1 vì A. vì số giao tử đực bằng với số giao tử cái. B. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau. C. vì sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau. D. vì cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau. HẾT
  9. PHÒNG GD&ĐT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022– 2023 MÔN: SINH HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài phút, không kể thời gian giao đề 1A 11A 21B 31C 2D 12B 22B 32C 3B 13C 23D 33D 4A 14A 24C 34C 5A 15D 25C 35B 6C 16C 26B 36A. 7B 17D 27A 37D 8A 18B 28C 38D 9B 19C 29B 39D 10D 20A 30A 40D