Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Kèm đáp án)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm
chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời
hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được
chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một
điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều
phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng
trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Khi ta quyết định lắng nghe một
người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải
nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ
giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại
mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?
(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, nhu cầu không thể thiếu của con người là gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu
sau: “Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để
chữa trị bệnh cho họ. (…) Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình
đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?”
Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm
chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời
hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được
chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một
điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều
phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng
trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Khi ta quyết định lắng nghe một
người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải
nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ
giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại
mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?
(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, nhu cầu không thể thiếu của con người là gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu
sau: “Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để
chữa trị bệnh cho họ. (…) Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình
đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?”
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_t.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Kèm đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên thí sinh: Số báo danh: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. ( .) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa? (Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, nhu cầu không thể thiếu của con người là gì? Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu sau: “Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. ( ) Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?” Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rài rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ văn 12, tập 1) Từ đó nêu nhận xét ngắn gọn về bút pháp hiện thực, lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng. Hết
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 I 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 Theo tác giả, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. 0,5 3 Các biện pháp nghệ thuật: 1,0 Câu hỏi tu từ: Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?” Tác dụng: giúp cho câu văn sinh động, gợi cảm xúc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe khi giúp đỡ và an ủi người khác. 4 HS rút ra thông điệp phù hợp với nội dung văn bản và giải thích hợp lí, 1,0 thuyết phục. Gợi ý cụ thể: Thông điệp: Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với những điều người khác chia sẻ. Vì chỉ khi lắng nghe với lòng thấu cảm ta mới hiểu rõ những nỗi đau tinh thần của những người xung quanh mình. Từ đó có thể giúp họ cảm thấy được quan tâm, an ủi, tâm trạng cũng nhờ đó mà tốt hơn, tránh được những suy nghĩ trầm cảm, tiêu cực II LÀM VĂN 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn ba của bài thơ Tây 0,5 Tiến. Từ đó nêu nhận xét ngắn gọn về bút pháp hiện thực, lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp theo trình tự, sử dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng, có cảm nhận sâu sắc. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và luận đề 0,5 Cảm nhận/phân tích về đoạn thơ: Bằng bút pháp hiện thực xen lãng mạn, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể đoàn binh Tây Tiến với vẻ đẹp đậm chất bi tráng: hào hùng, hào hoa và bi thương, hùng tráng. Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 1.5 Quân xanh màu lá dữ oai hùm + Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”: là một hình ảnh thực chứ không phải tưởng tượng. Lính Tây Tiến, người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc, trọc đầu họ vẫn không rời quân ngũ. - Nghệ thuật ẩn dụ, đối lập trong câu “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, làm rõ phẩm chất ngoan cường của người lính Tây Tiến. Cái vẻ xanh xao vì sốt rét của họ, qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên vẻ oai phong, dữ tợn của những “chúa sơn lâm” nơi rừng thiêng. Họ không vì thiếu thốn, khó khăn mà nhụt chí chiến đấu, vẫn làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Không hề che giấu những khó khăn gian khổ, những căn bệnh
- nguy hiểm và sự hi sinh lớn lao của người lính nhưng Quang Dũng cũng không miêu tả hiện thực một cách trần trụi mà qua một cách nhìn đậm màu sắc lãng mạn khiến người đọc vừa cảm thương vừa khâm phục, ngưỡng mộ những người lính dám hi sinh vì lí tưởng cao đẹp. Tâm hồn lãng mạn, mơ mộng: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - Hình ảnh “mắt trừng” là cách nói cường điệu hóa của bút pháp lãng mạn để chỉ sự trằn trọc, khó ngủ vì nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thương của các chiến sĩ Tây Tiến. Cũng có người hiểu “mắt trừng” là hình ảnh hoán dụ, thể hiện cái nhìn căm giận với mộng giết giặc lập công của người lính. Hai câu thơ miêu tả tâm trạng rất thật của người lính Tây Tiến trong những đêm xa nhà, xa quê trên đất bạn Lào. Họ nhớ da diết nhưng không hề nản chí, vẫn sẵn sàng đón nhận hi sinh. Lí tưởng quên mình: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” - Cảm hứng của Quang Dũng mỗi khi chìm vào bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Vì vậy, cái bi được 1.5 giảm nhẹ đi rất nhiều. Hơn nữa, nhà thơ sử dụng rất hiệu quả những từ Hán Việt trang trọng, cổ kính để diễn tả chân dung người lính trong chiến tranh tàn khốc. - Cách đảo ngữ “chiến trường đi” và hoán dụ “đời xanh” ngợi ca sự hi sinh quên mình vì lí tưởng của người lính Tây Tiến Ta như thấy tất cả sự khẳng khái rất đáng khâm phục ở những con người dám “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Sự hi sinh phi thường: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” - Hình ảnh “áo bào thay chiếu” nói lên sự thật đau lòng: Nơi chiến trường khốc liệt, người lính về với đất không có nổi một manh chiếu để bọc thi hài. Dù vậy, họ đi vào cõi chết vẫn thật trang trọng. - Nghệ thuật nói giảm, nói tránh: “Anh về đất” chỉ cái chết nhẹ nhàng vì lí tưởng của người lính. - Nghệ thuật nhân hóa “sông Mã gầm lên” cùng với từ Hán Việt “khúc độc hành” khiến nỗi bi thương như bị át đi, tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã như khúc nhạc tiễn đưa những người lính đã hi sinh. Bằng bút pháp lãng mạn, bằng cảm hứng bi tráng, nhà thơ đã dựng lại chân thật sự hi sinh oanh liệt của các chiến sĩ Tây Tiến. Trong âm hưởng hào hùng của thiên nhiên Tây Bắc, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy, ngược lại thấm đẫm tinh thần bi tráng. Nghệ thuật: Sự kết hợp uyển chuyển giữa dòng cảm xúc tha thiết, mãnh liệt cùng với ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Giọng thơ được thay đổi theo dòng cảm xúc. Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính; những kết hợp từ độc đáo; những từ ngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn 0,5 Nhận xét ngắn gọn về bút pháp hiện thực, lãng mạn của nhà thơ Quang 1,0 Dũng: Sự hòa quyện giữa chất hiện thực và lãng mạn góp phần tạo nên
- phong cách độc đáo trong thơ Quang Dũng. + Trong thơ Quang Dũng, hiện thực khốc liệt của chiến tranh được nói đến thẳng thắn, không hề né tránh, nhưng cách mà nhà thơ nhìn nhận và biểu đạt trong từng câu thơ dù có đau thương chết chóc nhưng không khiến người đọc cảm thấy bi quan buồn chán, mà trái lại, hiện thực chỉ càng thổi bùng lên ý thức đấu tranh đòi sự sống, cùng tình yêu và sự tôn vinh đẹp đẽ hào hùng. + Người lính Tây Tiến phải vượt qua biết bao khó khăn gian khổ trên đường hành quân, thậm chí phải đối diện cái chết nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời và luôn mạnh mẽ ý chí chiến đấu tiêu diệt giặc d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ về vấn đề nghị luận. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm