Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Ca trước - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn thơ:

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

                                                           Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

(Trích Bài thơ Hắc Hải, Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên Việt Nam được tác giả miêu tả trong đoạn thơ.

Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ: 

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam được thể hiện trong đoạn thơ.

doc 4 trang Minh Uyên 30/06/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Ca trước - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_12_ca_truoc_nam_hoc_2021_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Ca trước - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - LỚP 12 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG NĂM HỌC 2021-2022 ( Đề thi gồm có 01 trang) Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ KIỂM TRA DÀNH CHO CA TRƯỚC - Họ và tên thí sinh: – Số báo danh : I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ: Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung. Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. (Trích Bài thơ Hắc Hải, Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên Việt Nam được tác giả miêu tả trong đoạn thơ. Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ: “Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”. Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam được thể hiện trong đoạn thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của quê hương trong cuộc sống của mỗi con người. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. (Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.191 - 192). ___ Hết ___ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ Văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) DÀNH CHO CA TRƯỚC I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Thể thơ: lục bát 0,75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời : không cho điểm 2 Những hình ảnh thiên nhiên Việt Nam được miêu tả trong đoạn thơ: đất nắng 0,75 chan hoà; hoa thơm quả ngọt; bốn mùa trời xanh. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời được 3 ý: 0,75 điểm - HS trả lời được 2 ý: 0,5 điểm - HS trả lời được 1 ý: 0,25 điểm 3 - Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên 1,0 - Tác dụng: + Làm cho câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm + Gợi ra niềm tự hào về vẻ đẹp tài hoa của con người Việt Nam trong lao động. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0đ - HS trả lời được tác dụng, không chỉ ra biện pháp so sánh hoặc chỉ ra được biện pháp so sánh nhưng nêu tác dụng không đầy đủ như đáp án: 0,75đ - HS chỉ trả lời được tác dụng của biện pháp so sánh nhưng không đầy đủ như đáp án: 0,5đ - HS chỉ nêu biện pháp so sánh, không nêu được tác dụng: 0,25đ 4 HS nhận xét theo quan điểm cá nhân, nhưng phải bám vào đoạn trích và phải đủ 0,5 2 ý (vẻ đẹp của đất nước và vẻ đẹp của con người). Có thể theo hướng sau: đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú; con người Việt Nam thủy chung, tình nghĩa, khéo léo, tài hoa Hướng dẫn chấm: - Trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Trình bày chung chung, thiếu thuyết phục: 0,25. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của quê 2,0 hương trong cuộc sống của mỗi con người. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 150 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của quê hương trong cuộc sống 0,25 của mỗi con người. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo
  3. nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau: Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, là nơi gắn bó máu thịt với mỗi người. Quê hương có ý nghĩa thiêng liêng với cuộc đời mỗi người: Đó vừa là nguồn cội, là nơi sinh dưỡng, nơi cho ta tình yêu thương, vừa là điểm tựa tinh thần giúp ta vững bước và trưởng thành trong cuộc sống Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75đ). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5đ). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25đ). * Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập 0,5 luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25đ 2 Cảm nhận về đoạn trích trong “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà từ điểm 0,5 nhìn của một du khách khi ngồi thuyền trên sông. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận 0,5 * Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà từ điểm nhìn của một du khách 2,5 khi ngồi thuyền trên sông: - Sông Đà mang vẻ đẹp của sự tĩnh lặng, yên ả, thanh bình : Cảnh ven sông ở đây lặng tờ ; tịnh không một bóng người - Sông Đà mang vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống: nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa; Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp; Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm; đàn cá dầm xanh quẫy vọt - Sông Đà mang vẻ đẹp trong trẻo, nguyên sơ, cổ kính: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa - Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà được thể hiện qua nghệ thuật kể và miêu tả đặc sắc: điệp ngữ, lặp cú pháp -> tạo chất thơ và cảm xúc lâng lâng, mơ màng; nghệ thuật lấy động tả tĩnh; những so sánh độc đáo, nhân hóa hợp lí, liên tưởng bất
  4. ngờ, thú vị, -> khiến du khách như lạc vào thế giới cổ tích. Hướng dẫn chấm: - HS cảm nhận và phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0đ – 2,5đ - HS cảm nhận và phân tích chưa thật đầy đủ, sâu sắc: 1,0đ – 1,75đ - HS cảm nhận và phân tích chung chung: 0,25đ – 0,75đ. * Đánh giá: 0,5 - Đoạn văn cho thấy óc quan sát tinh tế, sự giao cảm mãnh liệt của nhà văn với vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của con Sông Đà. - Đoạn văn góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài tùy bút cũng như làm rõ hơn phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: - HS đánh giá được 2 ý: 0,5đ - HS đánh giá được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các đoạn trích khác trong bài tùy bút “Người lái đò Sông Đà” hoặc các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiến đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25đ Hết