Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích :

          Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học để làm.

Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. […] Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được.

Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này.

Thực hiện các yêu cầu sau

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2.Theo tác giả, các bạn sinh viên sẽ làm gì để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”?

Câu 3.Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học” không? Vì sao ?

docx 8 trang Minh Uyên 30/06/2023 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 12 TT Kĩ Mức độ nhận thức Tổng % năng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian hỏi 1 Đọc 15 10p 10 5p 5 5p 0 0p 4 20p 30 hiểu - Nhận Hiểu Thông diện ý kiến điệp được của có ý phương tác nghĩa thức giả nhất biểu thể đối với đạt. hiện bản - Trích trong thân xuất thông đoạn tin có trích trong văn bản 2 Viết 5 5p 5 5p 5 5p 5 5p 1 20p 20 đoạn - Xác Diễn Vận - Huy văn định giải dụng động nghị được được các kĩ kiến luận vấn đề nội năng thức và xã nghị dung, dùng trải hội luận ý từ, viết nghiệm - Xác nghĩa câu, của định của các bản được cách vấn phép thân để thức đề NL liên bàn trình kết, luận bày các vấn đề đoạn thao - Sáng văn tác lập tạo, luận thuyết để phục triển khai
  2. vấn đề 3 Viết 20 10p 15 10p 10 20p 5 10p 1 50p 50 bài - Xác Diễn - Vận - So văn định giải dụng sánh nghị được được các kĩ với các luận kiểu những năng tác văn bài, đặc dùng phẩm học vấn đề sắc về từ, viết khác NL nội câu, một - Liên dung viết đoạn hệ thực và đoạn trích tiễn văn nghệ để xuôi. thuật phân - Sáng - Giới của tích, tạo thiệu đoạn cảm trong tác giả, trích nhận diễn tác về nội đạt, phẩm, dung viết đoạn và văn trích nghệ cảm thuật. xúc -Nhận xét , đánh giá Tổng 40 25p 30 20p 20 30p 10 15p 6 90p 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung
  3. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 12 (Đề kiểm tra có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên SBD I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích : Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học để làm. Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. [ ] Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này. ( Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Theo tác giả, các bạn sinh viên sẽ làm gì để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”? Câu 3.Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học” không? Vì sao ? Câu 4.Trong ba thông điệp: “học để biết”, “học để thi”, “học để làm”, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc "học để làm". Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau: Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng
  4. còi xúp-lê(1) của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành:“Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầmxanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nởchạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên (Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12,Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.191,192) Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm. * Chú thích: (1) Còi xúp-lê (tiếng Pháp siffler: cái còi): tiếng còi báo hiệu của tàu bè hoặc của nhà máy.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75điểm - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 2 - Theo tác giả, để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái 0,75 biết và những cái làm được”, các bạn sinh viên “sẽ đi làm thêm để có nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn”. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm 3 Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến 1,0 của tác giả - Đồng tình. Vì: + Khi xác định mục đích của học tập là để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì, cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học để thực hành, tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội và đáp ứng nhu cầu của bản thân. + Lựa chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân, tránh sai lầm, lãng phí tiền bạc, công sức. + Không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập và trong công việc. - Không đồng tình: Học sinh đưa ra những lí lẽ thuyết phục, phù hợp với thuần phong mĩ tục và pháp luật của Nhà nước. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời thuyết phục: 1,0 điểm - Học sinh trả lời chưa thuyết phục: 0,5 điểm 4 - Học sinh lựa chọn một thông điệp có ý nghĩa nhất với bản 0,5 thân. - Học sinh có cách lý giải phù hợp, thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văntrình bày suy nghĩ của anh/chị về việc 2,0 "học để làm". a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:Vấn đề "học để làm" 0,25
  6. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn 0,75 các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ một số ý sau: - Giáo dục - Đào tạo chính là chìa khóa, động lực quan trọng để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức của mỗi quốc gia, dân tộc. - “Học để làm” là xác định rõ ràng, nhất quán và thống nhất mục đích, mục tiêu của việc “học đi đôi với hành” để lao động, sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội và đáp ứng nhu cầu của bản thân. - Khi xác định mục đích của học tập “học để làm”sẽ giúp mỗi người lựa chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, đóng góp công sức nhỏ bé trong công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước. - “Học để làm” chính là phương pháp học tập hiệu quả giúp mỗi người từng bước trưởng thành, vững vàng trong hành trình “học để làm người”. - Phê phán những người chưa xác định đúng mục đích của việc học. - Liên hệ bản thân Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 0,75 điểm. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 0,5 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đên vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0,25 điểm. Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, 0,5 có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con sông Đà trong 5,0 2 đoạn trích a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân 0,25 bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bài khái quát được
  7. vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp trữ tình của 0,5 sông Đà khi đi thuyền trên sông và khát khao của tác giả. Hướng dẫn chấm: -Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. -Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:Học 3,5 sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng xong cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích 0,5 (0,25 điểm) * Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và khát khao của tác giả. 2,5 - - Khái quát vẻ đẹp của sông Đà đến chỗ xuất hiện đoạn trích. - - Vẻ đẹp của sông Đà khi đi thuyền trên sông. + Cảnh ven sông đẹp, tĩnh lặng, bình yên như còn dấu tích của lịch sử cha ông: Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi + Vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống:Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm + Vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa - Khát khao, ước mơ, hi vọng về một tương lai tốt đẹp (sự đổi mới) cho mảnh đất Tây Bắc của Tổ quốc:Thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ-Yên Bái- Lai Châu - Nghệ thuật: Biện pháp nhân hóa, so sánh, liên tưởng độc đáo; câu văn mềm mại, giàu chất thơ; quan sát, cảm nhận tinh tế; vốn ngôn ngữ phong phú, đặc sắc Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đoạn trích thể hiện sự tài hoa, uyên bác trong cảm nhận về sông Đà nhằm thể hiện tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước. - Đoạn trích góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật viết tuỳ bút của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
  8. -Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0,5 có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc tuỳ bút của Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng 10,00