Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn nằm trên NST X quy định tính trạng thường?
A. Tính trạng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY.
B. Có hiện tượng di truyền chéo.
C. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX.
D. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau.
Câu 3. Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Cho rằng 1 trong 2 gen nói trên được tạo thành do đột biến điểm của gen còn lại. Biết rằng gen B hơn gen b 1 liên kết hiđrô. Dạng đột biến nào đã xảy ra?
A. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit.
B. Mất một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit
D. Chuyển đổi vị trí của 2 cặp nuclêôtit cho nhau.
Câu 4. Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để
A. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
B. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
C. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng.
D. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_1_sinh_hoc_lop_12_ma_de_101_nam_hoc_2021.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)
- SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT TX QUẢNG TRỊ Môn: SINH Lớp: 12 Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 04 trang) Mã đề:101 Họ và tên học sinh: . Lớp: Câu 1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBBdd cho đời con thuần chủng về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ A. 18,75%. B. 12,5%. C. 25%. D. 37,5%. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn nằm trên NST X quy định tính trạng thường? A. Tính trạng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY. B. Có hiện tượng di truyền chéo. C. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX. D. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau. Câu 3. Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Cho rằng 1 trong 2 gen nói trên được tạo thành do đột biến điểm của gen còn lại. Biết rằng gen B hơn gen b 1 liên kết hiđrô. Dạng đột biến nào đã xảy ra? A. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit D. Chuyển đổi vị trí của 2 cặp nuclêôtit cho nhau. Câu 4. Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để A. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. B. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp. C. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng. D. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận Câu 5. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? A. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G- X thì sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến. B. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm. C. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit. D. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A- T thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit không thay đổi Câu 6. Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau: A. Vùng vận hành (O) > vùng khởi động (P) >các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. B. Gen điều hoà (R) >vùng khởi động (P) > vùng vận hành (O) >các gen cấu trúc. Mã đề 101 - Trang 1/4
- C. Vùng khởi động (P) >vùng vận hành (O) >các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. D. Gen điều hoà (R) >vùng vận hành (O) > các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. Câu 7. Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây? 1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. 2. Thay thế nhân tế bào 3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng. 5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. A. 2,4,5. B. 1,3,5. C. 1,2,3. D. 3,4,5. Câu 8. Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong 4 quần thể người, người ta xác định được cấu trúc di truyền của mỗi quần thể như sau: - Quần thể I: 25% MM : 25% NN : 50% MN. - Quần thể II: 39% MM : 6% NN : 55% MN. - Quần thể III: 4% MM : 81% NN : 15% MN. - Quần thể IV: 64% MM : 32% MN : 4% NN. Những quần thể nào ở trạng thái cân bằng di tryền? A. Quần thể I và IV. B. Quần thể I và II. C. Quần thể I và III. D. Quần thể II và IV. Câu 9. Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuclêôtit nhu sau: 5’ . . .GXT XTT AAA GXT 3’. Biết các bộ ba mã hóa các axit amin là GXU: Ala, AAA: Lys, XUU: Leu. Trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit đuợc tổng hợp từ đoạn gen trên là A. - Ala - Leu - Lys - Ala - C. - Leu - Ala - Lys - Ala - B. - Lys - Ala - Leu - Ala -D.- Leu - Lys - Ala - Ala - Câu 10. Trình tự lần lượt các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là: A. Tạo dòng thuần => Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. B. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn => tạo dòng thuần. C. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn => Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => tạo dòng thuần. D. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến => tạo dòng thuần => chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. Câu 11. Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên A. thành phần kiểu gen của quần thể. B. kiểu hình của quần thể. C. vốn gen của quần thể. D. kiểu gen của quần thể. Câu 12. Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành: A. gây đột biến nhân tạo. B. tạo các giống thuần chủng C. lai kinh tế. D. lai khác giống. Câu 13. Một loài thực vật, cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 4% cây thân thấp, quả chua. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F 1 có 10 loại kiểu gen. II. Xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. III. Ở F 1 có 74% số cá thể có kiểu gen dị hợp. IV. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, có 2/27 số cây đồng hợp tử. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 14. Tương tác gen là A. một gen chi phối nhiều tính trạng. B. di truyền đa gen. Mã đề 101 - Trang 2/4
- C. nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng. D. hiện tượng gen đa hiệu. Câu 15. Phương pháp nào dưới đây tạo ưu thế lai tốt nhất? A. Lai khác nòi. B. Lai khác loài. C. Lai khác thứ. D. Lai khác dòng. Câu 16. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích gì? A. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống. B. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ. C. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ. D. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn. Câu 17. Ở một loài thực vật alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phối 2 cây thuần chủng cùng loài (P) khác nhau về hai cặp tính trạng, tương phản thu được F1 gồm toàn cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 kiểu hình, trong đó 50,16% cây thân cao, quả tròn. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1 là: A. AB/ab; f = 8% B. AB/ab ; f = 16% C. Ab/aB; f = 16%D. Ab/aB; f = 8% Câu 18. Điều nào dưới đây nói về quấn thể ngẫu phối là không đúng? A. Các cá thể trong những quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối với nhau. B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình. C. Đặc trưng về tần số tương đối của các alen. D. Điểm đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể. Câu 19. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,1 AA + 0,8 Aa + 0,1 aa = 1. Sau 3 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào? A. 0,20 AA + 0,60 Aa + 0,20 aa = 1. B. 0,45 AA + 0,10 Aa + 0,45 aa = 1. C. 0,30 AA + 0,40 Aa + 0,30 aa = 1. D. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1. Câu 20. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới A. Tính thoái hoá. B. Tính liên tục. C. Tính phổ biến. D. Tính đặc hiệu. Câu 21. Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n =16. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 50 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân đều diễn ra bình thường. Các tế bào còn lại đều giảm phân bình thường. Theo lý thuyết trong tổng số giao tử tạo ra, giao tử có 9 NST chiếm tỉ lệ A. 0,5% B. 5% C. 2% D. 2,5% Câu 22. Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn? A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp. B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST. C. Làm giảm kiểu hình trong quần thể. D. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. Câu 23. Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây? A. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. B. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt. C. Tạo ra cừu Đôly. D. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. Câu 24. Ở một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền xét cặp gen Aa và Bb phân ly độc lập, mỗi gen quy định 1 tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn, trong đó tần số các alen là A=0,4; a=0,6; B=b=0,5. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quần thể này? 1. Quần thể có 4 loại kiểu gen dị hợp 2. trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. 3.Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang 2 tính trạng trội, xác suất thu đuợc cá thể thuần chủng là 3/68. Mã đề 101 - Trang 3/4
- 4. Cho tất cả các cá thể có kiểu hình aaB- tụ thụ phấn thì sẽ thu được đòi con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 5:1. Có bao nhiêu phương án đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 25. Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so với bình thường. Cá thể đó được gọi là A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể khuyết. Câu 26. Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn sau: (1)Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây. (2)Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. (3)Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. (4)Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. Quy trình tạo giống theo thứ tự: A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4), (2). C. (2), (3), (4), (1). D. (1), (4), (3), (2). Câu 27. Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1)Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. (2)Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3)Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4)Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. Trình tự đúng của các thao tác trên là: A. (1) ->( 2) -> (3) -> (4) B. (2) -> (1) -> (3) -> (4) C. (1) -> (4) -> (3) -> (2) D. (2) -> (4) -> (3) -> (1) Câu 28. Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật? 1. Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống. 2. Tạo được nhiều biến dị tổ hợp. 3. Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. 4. Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. A. 1,3,4 B. 2,3,4 C. 3,4 D. 1,2,3 Câu 29. Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là gì? A. Các alen trội thường có tác dụng có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai. B. Trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen này biểu hiện. C. Cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcut trên 2 NST của cặp tương đồng. D. Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ. Câu 30. Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là A. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff B. B, B, D, d, E, e, F, f C. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE D. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm. Mã đề 101 - Trang 4/4