Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu (Có đáp án)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: 
Cuộc sống của chúng ta ngày nay lệ thuộc quá nhiều vào thói quen. Nhiều lúc, ta tưởng như mình 
bị chính những thói quen điều khiển. Những thói quen ấy và ảnh hưởng của chúng là tích cực hay tiêu 
cực hoàn toàn phụ thuộc vào chọn lựa của bạn. Bạn có thể chọn cách để tâm trí mình luôn ở thế chủ 
động, không bị những suy nghĩ u mê khống chế. Bạn cũng có thể thay thế những thôi thúc tiêu cực 
bằng ý nghĩ tích cực. Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng 
tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức 
mạnh. 
Thái độ tích cực tạo ra một lực hút lớn đối với những điều tốt đẹp. Tương tự, người sở hữu tinh 
thần tích cực sẽ có sức cuốn hút người khác bằng chính sự lạc quan, tin yêu vào cuộc sống của mình. 
Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan 
và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng. Chúng ta sẽ không cảm 
thấy quá căng thẳng, nặng nề khi phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, 
để từ đó biết rút ra bài học kinh nghiệm. 
                                    (Michael J. Ritt- Chìa khóa tư duy tích cực, Nhà xuất bản trẻ) 
Câu 1 (0.5). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.  
Câu 2 (1.0).  Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Nhờ những 
thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt 
tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh. 
Câu 3 (1.0). Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, 
nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm 
giác khổ đau, tuyệt vọng” 
Câu 4 (0.5). Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
pdf 19 trang ngocdiemd2 15/08/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn thi: NGỮ VĂN 12 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 121 PHẦN 1. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn. Ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi. (Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh". Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi"? Câu 4 (0,5 điểm) Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? PHẦN 2. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1. Đoạn văn Nghị luận xã hội (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống. Câu 2. Nghị luận Văn học (5.0 điểm). Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Quân xanh màu lá dữ oai hùm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2016) Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Hết Họ và tên thí sinh .số báo danh Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2022 – 2023 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn thi: NGỮ VĂN 12 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 122 PHẦN 1. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Cuộc sống của chúng ta ngày nay lệ thuộc quá nhiều vào thói quen. Nhiều lúc, ta tưởng như mình bị chính những thói quen điều khiển. Những thói quen ấy và ảnh hưởng của chúng là tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào chọn lựa của bạn. Bạn có thể chọn cách để tâm trí mình luôn ở thế chủ động, không bị những suy nghĩ u mê khống chế. Bạn cũng có thể thay thế những thôi thúc tiêu cực bằng ý nghĩ tích cực. Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh. Thái độ tích cực tạo ra một lực hút lớn đối với những điều tốt đẹp. Tương tự, người sở hữu tinh thần tích cực sẽ có sức cuốn hút người khác bằng chính sự lạc quan, tin yêu vào cuộc sống của mình. Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng. Chúng ta sẽ không cảm thấy quá căng thẳng, nặng nề khi phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, để từ đó biết rút ra bài học kinh nghiệm. (Michael J. Ritt- Chìa khóa tư duy tích cực, Nhà xuất bản trẻ) Câu 1 (0.5). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (1.0). Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh. Câu 3 (1.0). Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng” Câu 4 (0.5). Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Đoạn văn Nghị luận xã hội (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống . Câu 2. Nghị luận Văn học (5.0 điểm). Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Quân xanh màu lá dữ oai hùm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2016) Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Hết Họ và tên thí sinh .số báo danh Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  3. MÃ ĐỀ: 122 .,,,,, ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.5 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng 1.0 trong câu: Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh. + Liệt kê: Đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh=> Liệt kê những tác dụng của thói quen tích cực. Tác dụng: - Liệt kê giúp diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các khía cạnh khác nhau của sự việc được nêu, giúp tăng hiệu quả cao cho sự diễn đạt. Từ đó đã cho thấy suy nghĩ tích cực giúp chúng ta nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, giúp con người đến gần với thành công hơn. 3 Câu nói: “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng 0.5 nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng” có nghĩa là: Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó có cách nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn hơn, tránh được những suy nghĩ bi quan, buồn bã từ đó giúp họ chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. 4 Học sinh chọn được thông điệp/bài học có ý nghĩa nhất đối với bản 1.0 thân và lí giải thuyết phục, hợp lý. Ví dụ: Thông điệp: + Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, vì lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. + Thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực dù tình huống có đang bi quan tới mức nào vì tinh thần lạc quan vô cùng quan
  4. trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. (HS có thể chọn một trong những thông điệp khác, chỉ cần giải thích theo hợp lí là cho điểm). II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải có mục tiêu trong cuộc đời 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Hs có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 HS có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có mục tiêu trong cuộc đời. Có thể theo hướng: - Giải thích Lạc quan: là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống.người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống. - Biểu hiện của người sống lạc quan: Có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng sống cho bản thân. Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước mỗi khó khăn thử thách, người lạc quan luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua một cách tốt nhất. - Ý nghĩa của tinh thần lạc quan: Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Tinh thần lạc quan vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. - Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng cụ thể, xác thực và nổi bật để minh họa cho bài làm văn của mình. - Phản đề Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã;
  5. lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm; - Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của lạc quan; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng người lính Tây 5.0 Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc . Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ yêu cầu, từ đó nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Hs có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giưa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Giới thiệu khái quát tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và đoạn 0.5 thơ trong đề. Bức chân dung về người lính Tây Tiến 2.0 a. Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa và lãng mạn (4 câu đầu). Với bút pháp tả thực, nhà thơ tái hiện chân thực chân dung và cuộc sống gian khổ của đoàn quân Tây Tiến. Nhà thơ không hề che giấu những gian khổ, khó khăn, bệnh tật nhưng qua ngòi bút của Quang Dũng lại đậm màu sắc lãng mạn: - Ngoại hình của người lính đã gây ấn tượng mạnh. + “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”: Hình ảnh độc đáo, lạ mắt. Cái khốc liệt của cuộc chiến tranh, hậu quả của những cơn sốt rét nơi rừng thiêng nước độc.
  6. + “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”: Nghệ thuật đối lập giữa hình thức và nội tâm  cái vẻ xanh xao vì đói rét, vì bệnh tật của người lính qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên nét tính cách oai phong, khí phách, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng. => Khí phách hiên ngang, tinh thần quả cảm và sức mạnh phi thường. - Tâm hồn của những người lính thật phong phú, lãng mạn: + Hình ảnh “mắt trừng”: thể hiện ý chí, quyết tâm của người lính. Sự oai phong lẫm liệt toát ra từ đôi mắt rực lửa căm thù. + “Gửi mộng”: là khát vọng lập chiến công, mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương tổ quốc. - Một thế giới tâm hồn đầy mộng mơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: Họ là những chàng trai thanh niên HS, SV Hà thành khoác áo lính đi chiến đấu dấn thân vào gian khổ nhưng tâm hồn và trái tim rạo rực, khát khao yêu đương. Trong sự mong manh giữa sự sống và cái chết họ vẫn không mất đi chất lãng mạn, bay bổng, vẫn nhớ về những kỉ niệm đẹp. Phải chăng đó là nguồn động viên cổ vũ, tiếp sức cho họ trong hành trình chiến đấu gian khổ. => Quang Dũng đã tạc nên một bức tượng đài tập thể người lính Tây Tiến không chỉ ở dáng vẻ bề ngoài mà còn cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ. Họ vừa là một chiến sĩ, vừa là một nghệ sĩ, vừa hiên ngang kiêu hùng, vừa lãng mạn, hào hoa. b. Vẻ đẹp bi tráng (2 câu tiếp). - Khi dựng lên hình tượng tập thể người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy mà được nâng đỡ bằng đôi cánh lí tưởng của tinh thần lãng mạn. - Lí tưởng cao cả, sự hi sinh hào hùng, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng - Hàng loạt từ Hán Việt “biên cương; viễn xứ”: tạo không khí trang nghiêm, cổ kính, người lính mang dáng dấp của những tráng sĩ thủa xưa, coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. → Câu thơ diễn tả sự hi sinh thầm lặng của người chiến sĩ vô danh. Không một vòng hoa, không một nén hương chỉ có tấm lòng đồng chí, đồng đội đưa tiễn họ. Câu thơ buồn nhưng không bi lụy. + Cách nói giảm, nói tránh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: nói về cái chết nhẹ nhàng của những người lính. Câu thơ như một lời thề thiêng liêng cao cả bởi lí tưởng quên mình xả thân vì Tổ quốc “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
  7. Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng – Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi. Nhà thơ không né tránh hiện 0,5 thực tàn khốc của chiến tranh khi nói về khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xanh xao, tiều tụy của người lính; không né tránh cái chết khi miêu tả cảnh tượng hoang lạnh và sự chết chóc đang chờ đợi người lính: Rải rác biên cương mồ viễn xứ -> Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp hình tượng – Bút pháp lãng mạn: + Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính. + Thể hiện trong việc tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, bay bổng. + Thể hiện ở khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: hiện thực thiếu thốn, bệnh tật, chết chóc đối lập với sức mạnh dữ dội, lẫm liệt và lí tưởng anh hùng cao cả, sự hi sinh bi tráng. + Thể hiện ở bút pháp lí tưởng hóa hình tượng. -> Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp về người lính chống Pháp. 4. Đánh giá 0.25 – Vẻ đẹp hình tượng người lính hội tụ ở vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa nhưng lại rất mạnh mẽ, hào hùng; vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao cả. – Vẻ đẹp đó thể hiện đậm nét phong cách thơ Quang Dũng: hiện thực đến trần trụi nhưng lãng mạn đến bay bổng, một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm
  8. I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.5 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng 1.0 trong câu: Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh. + Liệt kê: Đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh=> Liệt kê những tác dụng của thói quen tích cực. Tác dụng: - Liệt kê giúp diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các khía cạnh khác nhau của sự việc được nêu, giúp tăng hiệu quả cao cho sự diễn đạt. Từ đó đã cho thấy suy nghĩ tích cực giúp chúng ta nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, giúp con người đến gần với thành công hơn. 3 Câu nói: “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng 0.5 nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng” có nghĩa là: Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó có cách nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn hơn, tránh được những suy nghĩ bi quan, buồn bã từ đó giúp họ chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. 4 Học sinh chọn được thông điệp/bài học có ý nghĩa nhất đối với bản 1.0 thân và lí giải thuyết phục, hợp lý. Ví dụ: Thông điệp: + Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, vì lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. + Thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực dù tình huống có đang bi quan tới mức nào vì tinh thần lạc quan vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. (HS có thể chọn một trong những thông điệp khác, chỉ cần giải thích theo hợp lí là cho điểm).
  9. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải có mục tiêu trong cuộc đời 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Hs có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 HS có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có mục tiêu trong cuộc đời. Có thể theo hướng: - Giải thích Lạc quan: là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống.người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống. - Biểu hiện của người sống lạc quan: Có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng sống cho bản thân. Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước mỗi khó khăn thử thách, người lạc quan luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua một cách tốt nhất. - Ý nghĩa của tinh thần lạc quan: Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Tinh thần lạc quan vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. - Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng cụ thể, xác thực và nổi bật để minh họa cho bài làm văn của mình. - Phản đề Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm; - Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của lạc quan; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25
  10. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. ĐỀ HÒA NHẬP Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 1,0 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng 1.0 trong câu: Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh. + Liệt kê: Đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh=> Liệt kê những tác dụng của thói quen tích cực. Tác dụng: - Liệt kê giúp diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các khía cạnh khác nhau của sự việc được nêu, giúp tăng hiệu quả cao cho sự diễn đạt. Từ đó đã cho thấy suy nghĩ tích cực giúp chúng ta nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, giúp con người đến gần với thành công hơn. 3 Câu nói: “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng 1.5 nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng” có nghĩa là: Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó có cách nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn hơn, tránh được những suy nghĩ bi quan, buồn bã từ đó giúp họ chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. 4 Học sinh chọn được thông điệp/bài học có ý nghĩa nhất đối với bản 1.5 thân và lí giải thuyết phục, hợp lý. Ví dụ: Thông điệp: + Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, vì lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. + Thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực dù tình huống có đang bi quan tới mức nào vì tinh thần lạc quan vô cùng quan
  11. trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. (HS có thể chọn một trong những thông điệp khác, chỉ cần giải thích theo hợp lí là cho điểm). II LÀM VĂN 5.0 1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải có mục tiêu trong cuộc đời 5.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0. 5 Hs có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0. 5 Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 3.5 HS có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có mục tiêu trong cuộc đời. Có thể theo hướng: - Giải thích Lạc quan: là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống.người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống. - Biểu hiện của người sống lạc quan: Có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng sống cho bản thân. Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước mỗi khó khăn thử thách, người lạc quan luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua một cách tốt nhất. - Ý nghĩa của tinh thần lạc quan: Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Tinh thần lạc quan vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. - Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng cụ thể, xác thực và nổi bật để minh họa cho bài làm văn của mình. - Phản đề Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã;
  12. lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm; - Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của lạc quan; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt HẾT