Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hương Khê (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích:

         “…Khi còn trẻ, tôi thấy một ấn bản rất thú vị là cuốn “Cẩm nang thế giới” (The Whole Earth Catalog), một trong những cuốn sách thuộc hàng “kinh thánh” của thế hệ tôi. Nó được một đồng nghiệp của tôi là Stewart Brand tạo ra. Stewart sống ở công viên Menlo không xa đây, và anh ta đưa ấn phẩm đó vào cuộc sống bằng cảm hứng nên thơ của mình. Đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi máy tính cá nhân và desktop ra đời, nên nó hoàn toàn được soạn bằng máy đánh chữ, kéo và máy ảnh polaroid. Nó là một dạng kiểu như Google trên mặt giấy. Ở thời điểm 35 năm trước khi Google ra đời, nó rất lý tưởng, chứa đầy những hình minh hoạ trang nhã cùng những tri thức vĩ đại.    

            Stewart và nhóm của ông đã đưa ra một số ấn bản thuộc “Cẩm nang thế giới”, rồi sau đó khi nó được đưa vào hoạt động, họ tung ra ấn bản cuối cùng. Đó là vào giữa những năm 1970, khi tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Trên bìa sau của cuốn sách là bức ảnh một con đường nông thôn trong ánh bình minh, một nơi bạn có thể tạm trú khi bạn đang trên đường phiêu lưu. Bên dưới là dòng chữ “Hãy cứ đói khát và dại dột”. Đó là lời nhắn nhủ lúc chia tay thay cho chữ ký của họ. Hãy cứ đói khát và dại dột. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Và giờ đây, khi các bạn tốt nghiệp để bắt đầu một chặng đường mới, tôi cầu 

chúc điều đó cho các bạn: Hãy luôn khát khao và hãy cứ dại khờ”.

                (Trích Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford-http//ww. chungta.com)                   

         Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã có lời chúc nào dành cho chính mình và cho những người sắp bắt đầu một chặng đường mới?

Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: “Hãy luôn khát khao và hãy cứ dại khờ”?

Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao? 

doc 4 trang ngocdiemd2 15/08/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hương Khê (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hương Khê (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ LỚP 12- NĂM HỌC 2022- 2023 Môn thi : Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 01 trang) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: “ Khi còn trẻ, tôi thấy một ấn bản rất thú vị là cuốn “Cẩm nang thế giới” (The Whole Earth Catalog), một trong những cuốn sách thuộc hàng “kinh thánh” của thế hệ tôi. Nó được một đồng nghiệp của tôi là Stewart Brand tạo ra. Stewart sống ở công viên Menlo không xa đây, và anh ta đưa ấn phẩm đó vào cuộc sống bằng cảm hứng nên thơ của mình. Đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi máy tính cá nhân và desktop ra đời, nên nó hoàn toàn được soạn bằng máy đánh chữ, kéo và máy ảnh polaroid. Nó là một dạng kiểu như Google trên mặt giấy. Ở thời điểm 35 năm trước khi Google ra đời, nó rất lý tưởng, chứa đầy những hình minh hoạ trang nhã cùng những tri thức vĩ đại. Stewart và nhóm của ông đã đưa ra một số ấn bản thuộc “Cẩm nang thế giới”, rồi sau đó khi nó được đưa vào hoạt động, họ tung ra ấn bản cuối cùng. Đó là vào giữa những năm 1970, khi tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Trên bìa sau của cuốn sách là bức ảnh một con đường nông thôn trong ánh bình minh, một nơi bạn có thể tạm trú khi bạn đang trên đường phiêu lưu. Bên dưới là dòng chữ “Hãy cứ đói khát và dại dột”. Đó là lời nhắn nhủ lúc chia tay thay cho chữ ký của họ. Hãy cứ đói khát và dại dột. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Và giờ đây, khi các bạn tốt nghiệp để bắt đầu một chặng đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn: Hãy luôn khát khao và hãy cứ dại khờ”. (Trích Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford-http//ww. chungta.com) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã có lời chúc nào dành cho chính mình và cho những người sắp bắt đầu một chặng đường mới? Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: “Hãy luôn khát khao và hãy cứ dại khờ”? Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao? PHẦN II- LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của niềm khao khát chinh phục các đỉnh cao tri thức đối với người trẻ hiện nay. Câu 2 (5.0 điểm): Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng viết: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ” (Ngữ văn 12, tập 1- NXB Giáo dục 2020, tr 88-89) Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên; từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ. HẾT Môn: Ngữ văn
  2. Trường THPT Hương Khê HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I- Năm học 2022- 2023 Môn thi: Ngữ văn 12 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I ĐỌC- HIỂU 3.0 1 Các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận. 0.75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời 2 PTBĐ như trên: 0.75 - HS trả lời 1PTBĐ: Nghị luận hoặc 2 PTBĐ mà có nghị luận: 0.5 2 Trong đoạn trích, tác giả đã có lời chúc dành cho chính mình và cho những 0.75 người sắp bắt đầu một chặng đường mới: Hãy cứ đói khát và dại dột. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Và giờ đây, khi các bạn tốt nghiệp để bắt đầu một chặng đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn: Hãy luôn khát khao và hãy cứ dại khờ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 2 ý: 0.75 - Học sinh trả lời: Hãy luôn khát khao và hãy cứ dại khờ-> 0.5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 3 Câu nói: “Hãy luôn khát khao và hãy cứ dại khờ” được hiểu là: 1.0 - Khát khao là ước mơ, khát vọng mãnh liệt của con người mong muốn đạt được mục đích nào đó trong cuộc sống. Dại khờ nghĩa gốc chỉ hạn chế về trí tuệ; trong văn bản chỉ những khao khát vượt ra ngoài khuôn mẫu thông thường, không tính toán thiệt hơn, sự bồng bột, va vấp - Câu nói khuyên mỗi người cần chấp nhận mạo hiểm, va vấp, bồng bột, sai sót như những trải nghiệm tất yếu; biết nuôi dưỡng mơ ước lớn lao, dự định táo bạo bởi đó chính là động lực quan trọng để hoàn thiện bản thân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án + 1.0 điểm trả lời đầy đủ các ý trên. +0.75 điểm nếu trả lời cặn kẽ vế 1. + 0.5 điểm nếu trả lời đúng một ý. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 4 HS có thể chọn một trong các thông điệp và lý giải cụ thể: Vai trò của 0.5 những trải nghiệm; sức mạnh của khát vọng sống; ý nghĩa của ước mơ Hướng dẫn chấm: +Chọn thông điệp: 0.25 + Lý giải cụ thể, thuyết phục: 0.25 + Học sinh chọn được thông điệp nhưng lý giải chung chung, diễn đạt, trình bày chưa đảm bảo yêu cầu: 0.25 điểm + HS không bày tỏ quan điểm và không lí giải: 0 II LÀM VĂN 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) 2.0 trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của niềm khao khát chinh phục các đỉnh cao tri thức đối với người trẻ hiện nay. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của niềm khao khát chinh 0.25 phục các đỉnh cao tri thức đối với người trẻ hiện nay Môn: Ngữ văn
  3. c. Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 1.0 nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của niềm khao khát chinh phục các đỉnh cao tri thức đối với người trẻ hiện nay. Có thể triển khai theo hướng sau: - Khao khát có thể được hiểu đơn giản là những ước mơ, hoài bão mà con người mong muốn đạt được. Con người nói chung, người trẻ nói riêng có thể khát khao nhiều thứ, trong đó có khao khát chinh phục các đỉnh cao tri thức. - Khao khát chinh phục các đỉnh cao tri thức có ý nghĩa quan trọng: tạo nguồn cảm hứng và động lực; thôi thúc con người hành động; củng cố niềm tin và sự kiên định; huy động tối đa năng lực, sở trường; giúp mở rộng thêm tầm hiểu biết, hoàn thiện kỹ năng; khẳng định bản lĩnh, giá trị bản thân - Dẫn chứng: HS tự huy động. - Phản đề: Phê phán lối sống thụ động, không có mục đích, tự bằng lòng với hiện tại - Hướng tới công dân toàn cầu, người trẻ cần có khao khát chinh phục các đỉnh cao, trong đó có trí tuệ. Đỉnh cao hoàn toàn nằm trong tầm với của bất kỳ ai có niềm tin và lòng dũng cảm d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. * Nêu được phản đề * Hành văn sáng tạo. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 a 2 Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến, nhận xét cảm hứng lãng 5.0 mạn. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm thơ 0.25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật đoạn 2; 0.25 cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa dẫn chứng và phân tích; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và 0.5 đoạn thơ * Cảm nhận đoạn thơ: - Khổ 1: 0.75 điểm 2.75 + Hình ảnh đêm liên liên hoan văn nghệ: Hội đuốc hoa (ẩn dụ) tưng bừng, náo nhiệt và rộn rã; bừng lên là bừng tỉnh, bừng sáng. Doanh trại như đang trong giấc ngủ im lìm bỗng bừng tỉnh dậy. Những cuộc hành quân gian nan, vất vả hết ngày này sang ngày khác của các chiến sĩ nay bỗng có những giờ phút tưng bừng, nhộn nhịp, sôi động trong tình quân dân gắn bó. + Trong ánh lửa của đêm hội đuốc hoa, các chiến binh Tây Tiến đang hoà niềm vui với đồng bào nơi mình đóng quân. Những thiếu nữ Mường, những thiếu nữ Thái, Lào xinh đẹp, duyên dáng, xuất hiện trong bộ xiêm Môn: Ngữ văn
  4. áo rực rỡ, cùng với tiếng khèn, “man điệu” đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ. Mọi gian khổ, mọi thử thách như đã bị đẩy lùi và tiêu tan. Tâm hồn người lính phơi phới niềm lạc quan, đầy ắp niềm vui và mộng mơ để rồi Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ - Khổ 2: 0,75 điểm + Cảnh thơ mộng, trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người vừa mềm mại, uyển chuyển, vừa khỏe khoắn đang lướt trên con thuyền độc mộc, (HS phân tích kỹ các từ ngữ: chiều sương, điệp có thấy, có nhớ) + Quang Dũng không tả mà chỉ gợi-> thiên nhiên như mang chở hồn người: hồn lau nẻo bến bờ. Hồn lau phảng phất một nỗi buồn, nhớ thương, lưu luyến. Hoa trôi trên dòng nước dường như cũng đong đưa đầy nỗi niềm (HS phân tích kỹ các từ ngữ: hồn lau; đong đưa) => Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc đầy chất họa nên thơ. - Vẻ đẹp tâm hồn người lính qua 2 khổ thơ: Trẻ trung, lạc quan, tinh tế, lãng mạn: 0.25 điểm + Ngỡ ngàng, say mê trước vẻ đẹp của các cô gái miền Tây bí ẩn, quyến rũ. + Hòa vào niềm vui đêm lửa trại, vượt lên thực tại gian khổ, tâm hồn bay bổng xây hồn thơ. + Đắm mình trong vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên nhiên núi rừng; lưu luyến lúc chia xa - Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ (0.5 điểm): Vẻ đẹp thiên nhiên, con người miền Tây và tâm hồn người lính Tây Tiến được thể hiện qua hình ảnh tinh tế, gợi cảm; ngôn từ giàu chất nhạc- họa; phép nhân hóa, điệp * Nhận xét cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong đoạn thơ: 0.5 - Vẻ đẹp rực rỡ của đêm liên hoan văn nghệ; bức tranh thiên nhiên miền Tây thơ mộng, lãng mạn; tâm hồn người lính Tây Tiến trẻ trung, lạc quan, lãng mạn, vượt lên thực tại -> 0.25 điểm. - Cảm hứng lãng mạn góp phần thể hiện vẻ đẹp riêng của thơ Quang Dũng (so sánh với các nhà thơ khác); làm nên vị trí đặc biệt của bài thơ trong nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung, thơ ca chống Pháp nói riêng-> 0.25 điểm. d. Sáng tạo 0.5 Vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; liên hệ với tác phẩm khác để thấy điểm tương đồng/khác biệt; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được 2 yêu cầu : 0.5 điểm; 1 yêu cầu: 0,25. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. ĐIỂM TOÀN BÀI 10 Môn: Ngữ văn