Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 801 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Có đáp án)

Câu 13. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã? 
A. tARN. B. 3 loại ARN. C. rARN. D. mARN. 
Câu 14. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực? 
A. Tế bào chất. B. Thể Gôngi. C. Màng tế bào. D. Nhân. 
Câu 15. Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là gì? 
A. Formyl metionin. B. Valin. C. Metionin. D. Alanin. 
Câu 16. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, cấu trúc siêu xoắn có đường 
kính  
A. 30 nm. B. 11 nm. C. 2 nm. D. 300 nm. 
Câu 17. Một gen ở sinh vật nhân thực dài 476 nm và gồm 3600 liên kết hidrô. Gen này bị đột biến thay 1 
cặp G-X bằng 1 cặp A-T. Số nucleotit loại T (timin) và X (xitozin) của gen sau đột biến là  
A. T=601, X=799 B. T=801, X=399 C. T=401, X= 799 D. T=799, X=601 
Câu 18. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở    
A. tế bào chất. B. nhân tế bào. C. ty thể. D. riboxom. 
Câu 19. Tác nhân hóa học nào sau đây là chất đồng đẳng của timin  gây thay thế A-T thành G-X? 
A. Amino Purine B. 5- Brom Uraxin 
C. Metyl Metal Sunfomat D. Etyl Metal Sunfomat 
Câu 20. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có 
bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba nhiễm? 
I. AaaBbDdEe.           II. ABbDdEe.                         III. AaBBDdEe. 
IV. AaBbDdEe.          V. AaBbDdEEe.                     VI. AaBbDddEe. 
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
pdf 3 trang ngocdiemd2 10/08/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 801 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_ma_de_801_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 801 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: SINH HỌC 12 Mã đề: 801 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên thí sinh: Số báo danh: A. Phần trắc nghiệm (24 câu) Câu 1. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm A. ARN và prôtêin loại histon. B. ARN và pôlipeptit. C. ADN và prôtêin loại histon. D. lipit và pôlisaccarit. Câu 2. Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng ? I. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methionin II. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại III. Khi riboxom tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại IV. khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ 5’ A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 3. Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là gì? A. Metionin. B. Valin. C. Alanin. D. Formyl metionin. Câu 4. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới tổng hợp liên tục trên mạch khuôn A. 3’ 5’ B. cả 2 mạch của ADN. C. 5’ → 3’. D. không có chiều nhất định. Câu 5. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêotit trên mạch mang mã gốc là 3' AAAXAATGGGGA 5'. Trình tự nuclêotit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là A. 3' GGXXAATGGGGA 5’. B. 5' GGXXATGGGGA 3' . C. 5' TTTGTTAXXXXT 3' . D. 5' TATGTTAXXXXT 3'. Câu 6. Gen điều hòa R khi hoạt động sẽ tổng hợp A. Protein Lac Y. B. Protein Lac Z. C. Protein ức chế. D. Chất cảm ứng. Câu 7. Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng? A. Đảo đoạn B. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ C. lặp đoạn D. Mất đoạn. Câu 8. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X) =2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotit loại A của phân tử này là A. 40% B. 10% C. 30% D. 20% Câu 9. Đột biến gen là A. Sự biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit B. Sự biến đổi kiểu hình để thích nghi với điều kiện môi trường C. Sự biến đổi kiểu hình để tạo nên sự đa dạng về kiểu hình. D. Sự biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến 1 hoặc 1 số NST trong bộ NST của TB Câu 10. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) G* dạng hiếm kết cặp với T, gây ra đột biến thay thế cặp G*-X bằng cặp T-A. (2) Tia UV làm 2 timin trên một mạch liên kết chặt chẽ, có thể phát sinh đột biến gen. (3) Đột biến lặp đoạn làm các alen về nằm chung ở một NST, cũng góp phần gây đột biến gen. (4) Dù không có tác nhân gây đột biến, thì đột biến gen vẫn có khả năng phát sinh. A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 11. Protein ức chế sẽ ngăn cản quá trình phiên mã khi liên kết với A. Vùng O B. Vùng Z, Y, A C. Vùng P D. Vùng R Câu 12. Cho các bệnh và hội chứng ở người Bệnh bạch tạng Hội chứng Đao Bệnh phêninkêtô niệu
  2. Hội chứng Claiphentơ Hội chứng Tớcnơ Bệnh mù màu Số bệnh và hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể là A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 13. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã? A. tARN. B. 3 loại ARN. C. rARN. D. mARN. Câu 14. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực? A. Tế bào chất. B. Thể Gôngi. C. Màng tế bào. D. Nhân. Câu 15. Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là gì? A. Formyl metionin. B. Valin. C. Metionin. D. Alanin. Câu 16. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, cấu trúc siêu xoắn có đường kính A. 30 nm. B. 11 nm. C. 2 nm. D. 300 nm. Câu 17. Một gen ở sinh vật nhân thực dài 476 nm và gồm 3600 liên kết hidrô. Gen này bị đột biến thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. Số nucleotit loại T (timin) và X (xitozin) của gen sau đột biến là A. T=601, X=799 B. T=801, X=399 C. T=401, X= 799 D. T=799, X=601 Câu 18. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở A. tế bào chất. B. nhân tế bào. C. ty thể. D. riboxom. Câu 19. Tác nhân hóa học nào sau đây là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A-T thành G-X? A. Amino Purine B. 5- Brom Uraxin C. Metyl Metal Sunfomat D. Etyl Metal Sunfomat Câu 20. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba nhiễm? I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBDdEe. IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdEEe. VI. AaBbDddEe. A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 21. Chỉ có 3 loại nucleotit A, T, X người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại bộ ba mã hóa? A. 26 loại. B. 25 loại. C. 27 loại. D. 24 loại. Câu 22. tARN làm nhiệm vụ A. kết hợp với protein để tạo nên riboxom B. gắn với các tARN tương ứng để dịch mã C. vận chuyển axit amin đến riboxom D. truyền thông tin di truyền từ ADN đến protein Câu 23. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 300 chu kì xoắn và Guanin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là A. 7200. B. 7600. C. 6000. D. 7800. Câu 24. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 48. Tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này có số lượng nhiễm sắc thể là A. 47 B. 45 C. 49. D. 46 B. Phần tự luận Câu 1: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 300 chu kì xoắn và Guanin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tính tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này? (1,0 điểm) Câu 2: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 476 nm và gồm 3600 liên kết hidrô. Gen này bị đột biến thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. Tính số nucleotit mỗi loại của gen sau đột biến. (1,0 điểm) Câu 3: Kể tên các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và trình bày hậu quả của mỗi dạng đột biến. (1,0 điểm) Câu 4: Trình bày 4 bậc cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể và kích thước của mỗi bậc. (1,0 điểm) Hết
  3. Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 801 C B D A C C C D A B A B A A C D A B B B D C A A Đáp án tự luận Câu 1: - C = N/20 N = 300.20 = 6000 (0,25đ) - G = 20% N = 20%.6000 =1200 (0,25đ) - A = 30% N = 30%.6000 = 1800 (0,25đ) - H = 2A + 3G = (2.1800)+ (3.1200) =7200 (0,25đ) Câu 2: L = 476nm = 4760 Å L= N/2 x 3,4 Å N = (2.4760)/ 3,4= 2800 = 2A + 3G (0,25đ) H = 2A + 3G = 3600 (0,25đ) gen ban đầu: A=T = 600 , G=X =800 (0,25đ) gen đột biến: A=T = 601, G=X = 799 (0,25đ) Câu 3: - Mất đoạn hậu quả: gây chết hoặc giảm sức sống (0,25đ) - Lặp đoạn hậu quả: làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng (0,25đ) - Đảo đoạn hậu quả: làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến (0,25đ) - Chuyển đoạn hậu quả: chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản, chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sinh vật. (0,25đ) Câu 4: - Các nucleoxom xếp khít tạo sợi cơ bản – đường kính 11 nm (0,25đ) - Sợi cơ bản xoắn tạo tạo sợi nhiễm sắc – đường kính 30 nm (0,25đ) - Sợi nhiễm sắc xoắn tạo sợi siêu xoắn – đường kính 300 nm (0,25đ) - Sợi siêu xoắn xoắn lại tạo cấu trúc cromatit – đường kính 700 nm (0,25đ) Hết