Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Câu 81. Một quần thể cây hoa đỗ quyên trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có khoảng 150 cây. Số liệu này cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
A. Thành phần nhóm tuổi. B. Mật độ cá thể.
C. Kích thước quần thể. D. Sự phân bố cá thể.
Câu 82. Hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới được gọi là
A. sự xuất cư. B. mức sinh sản. C. mức tử vong. D. sự nhập cư.
Câu 83. Hiện tượng cá mập con mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn thuộc mối quan hệ
A. cạnh tranh khác loài. B. kí sinh cùng loài.
C. cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 84. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại
A. Nguyên sinh. B. Trung sinh. C. Cổ sinh. D. Tân sinh.
Câu 85. Môi trường sống của con Ngựa là
A. môi trường sinh vật. B. môi trường trên cạn. C. môi trường đất. D. môi trường nước.
Câu 86. Khi nói về sự phân bố của các cá thể trong quần thể thì sự phân bố đồng đều có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 87. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố nào sau đây không được coi là nhân tố tiến hoá?
A. Di-nhập gen. B. Đột biến. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_ma_de_201_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Sinh học - Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Họ và tên thí sinh: Số báo danh : Mã đề 201 Câu 81. Một quần thể cây hoa đỗ quyên trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có khoảng 150 cây. Số liệu này cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể? A. Thành phần nhóm tuổi. B. Mật độ cá thể. C. Kích thước quần thể. D. Sự phân bố cá thể. Câu 82. Hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới được gọi là A. sự xuất cư.B. mức sinh sản.C. mức tử vong.D. sự nhập cư. Câu 83. Hiện tượng cá mập con mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn thuộc mối quan hệ A. cạnh tranh khác loài.B. kí sinh cùng loài. C. cạnh tranh cùng loài.D. hỗ trợ cùng loài. Câu 84. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại A. Nguyên sinh. B. Trung sinh. C. Cổ sinh. D. Tân sinh. Câu 85. Môi trường sống của con Ngựa là A. môi trường sinh vật.B. môi trường trên cạn.C. môi trường đất.D. môi trường nước. Câu 86. Khi nói về sự phân bố của các cá thể trong quần thể thì sự phân bố đồng đều có ý nghĩa sinh thái gì? A. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. D. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 87. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố nào sau đây không được coi là nhân tố tiến hoá? A. Di-nhập gen.B. Đột biến.C. Giao phối ngẫu nhiên.D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 88. Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 oC - 30oC, khi nhiệt độ xuống dưới 0oC hoặc cao hơn 40oC thì cây ngừng quang hợp. Phát biểu nào sau đây đúng? A. 20oC – 30oC được gọi là khoảng thuận lợi.B. 0 oC – 40oC được gọi là khoảng chống chịu. C. 0oC được gọi là giới hạn trên.D. 20 oC – 40oC được gọi là giới hạn sinh thái. Câu 89. Tiến hoá nhỏ là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. Câu 90. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở A. thực vật.B. động vật.C. vi sinh vật.D. động vật và vi sinh vật. Câu 91. Trên một cây to, có nhiều loài chim sống, có loài chim ăn sâu, có loài chim ăn hạt cây. Đây là ví dụ về A. ổ sinh thái.B. giới hạn chịu đựng.C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái. Câu 92. Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử? A. Giao phối không ngẫu nhiên.B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Di - nhập gen. D. Đột biến. Câu 93. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên? A. Biến dị đột biến.B. Biến dị tổ hợp.C. Biến dị cá thể.D. Biến dị thường biến. Câu 94. Trong một quần thể sâu rau, người ta đếm được 2 con/m 2 ruộng rau. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể? A. Mật độ cá thể. B. Thành phần nhóm tuổi.C. Tỉ lệ giới tính. D. Sự phân bố cá thể. Trang 1/4 - Mã đề 201
- Câu 95. Trong quần thể, mối quan hệ nào sau đây giúp đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể. B. Quan hệ hợp tác. C. Quan hệ cộng sinh.D. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể. Câu 96. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh? A. Ánh sáng.B. Độ ẩm.C. Cạnh tranh khác loài.D. Nhiệt độ. Câu 97. Trường hợp nào sau đây nói về cách li sau hợp tử? A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau. C. Con lai giữa 2 cá thể khác loài bị giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ hoàn toàn. D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Câu 98. Khái niệm môi trường sống nào sau đây là đúng? A. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. B. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. C. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. D. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 99. Tuổi sinh lí là A. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. B. thời điểm có thể sinh sản. C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. Câu 100. Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của quan hệ cạnh tranh trong quần thể? A. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. B. Các con hươu đực tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sản. C. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. D. Bồ nông xếp thành hàng để bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. Câu 101. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. C. Những con cá sống trong Hồ Tây. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 102. Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số của các alen theo một hướng xác định? A. Di - nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên.C. Đột biến.D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 103. Trong quần thể, mối quan hệ nào sau đây giúp số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển. A. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể.B. Quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể.D. Quan hệ hợp tác. Câu 104. Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, sau đó do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B (do chúng có các gen đột biến giúp khai thác được nguồn thức ăn từ loài cây B) trong cùng khu vực địa lí. Các cá thể di cư đó sinh sản, hình thành quần thể mới và những cá thể này thường xuyên giao phối với nhau hơn là giao phối với các cá thể của quần thể gốc (sống ở loài cây A). Lâu dần, các nhân tố tiến hoá tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể. Đến một lúc nào đó, nếu sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Đây là ví dụ về hình thành loài A. bằng tự đa bội. B. bằng cách li sinh thái.C. bằng cách li địa lí.D. bằng lai xa và đa bội hoá. Câu 105. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là A. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. B. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. C. môi trường vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. D. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. Trang 2/4 - Mã đề 201
- Câu 106. Khi nói về mật độ cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao. Câu 107. Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế A. cách li trước hợp tử. B. cách li sinh cảnh. C. cách li cơ học. D. cách li tập tính. Câu 108. Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. kiểu hình.B. alen. C. kiểu gen. D. nhiễm sắc thể. Câu 109. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tỉ lệ giới tính trong quần thể? A. Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tuỳ vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống của quần thể. B. Nhìn vào tỉ lệ giới tính ta có thể dự đoán được thời gian tồn tại, khả năng thích nghi và phát triển của một quần thể. C. Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. D. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Câu 110. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong, kết luận nào sau đây không đúng? A. Mức tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. B. Sự thay đổi mức sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu để điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. C. Mức sinh sản và mức tử vong luôn có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. D. Mức sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. Câu 111. Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai? A. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. D. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. Câu 112. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I . Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. II . Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. III . Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. IV . Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 113. Khi nói về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. B. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật. D. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm. Câu 114. Cho các ví dụ sau: I . Ngựa vằn phân bố ở Châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. II . Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. III . Hai loài côn trùng sống trong một môi trường nhưng có mùi hôi khác nhau nên không giao phối với nhau. IV . Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí. Sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của hoa bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ thuộc loại cách li trước hợp tử? A. 2.B. 3.C. 4. D. 1. Trang 3/4 - Mã đề 201
- Câu 115. Hình vẽ dưới đây mô tả khu vực phân bố và mật độ của 4 quần thể cây thuộc 4 loài khác nhau trong một khu vực sống có diện tích 10 ha (tại thời điểm t). Biết rằng diện tích phân bố của 4 quần thể A, B, C, D lần lượt là 1,6 ha; 1,9 ha; 1,5 ha; 1,2 ha. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể B có tổng cộng 2580 cây. B. Kích thước của 4 quần thể theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là A→B→D→C. C. Tổng số cá thể cây của 4 loài có trong khu phân bố 10 ha nhỏ hơn 10000 cây. D. Tại thời điểm thống kê, kích thước của quần thể D lớn hơn kích thước của quần thể C. Câu 116. Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I . Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài. II . Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. III . Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao. IV . Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 117. Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên. Câu 118. Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt. B. Phân bố ngẫu nhiên có vai trò làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. Trong tự nhiên, phân bố cá thể theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất. D. Phân bố đồng đều giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Câu 119. Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây? A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm. B. Mức sinh sản của quần thể giảm. C. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. D. Kích thước của quần thể tăng lên nhanh chóng. Câu 120. Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I . Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật. II . Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. III . Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. IV . Nhân tố tiến hoá di – nhập gen thường xuyên tác động sẽ làm chậm quá trình hình thành loài mới. A. 4.B. 2. C. 1. D. 3. HẾT Trang 4/4 - Mã đề 201