Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích :

Một trong những nhân vật - đồ vật xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020 chính là chiếc khẩu trang. Vốn chỉ thông dụng ở những xứ sở ô nhiễm môi trường hay trong những nơi làm việc độc hại, từ khi coronavirus khởi phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) rồi trở thành đại dịch, chiếc khẩu trang đồng hành với đời sống con người, từ Đông sang Tây, từ thành phố hoa lệ đến thôn quê hẻo lánh, từ người trẻ trong học đường đến người già trong nhà dưỡng lão… Chiếc khẩu trang trước hết là một sản phẩm y tế, nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Đeo khẩu trang là để lập lá chắn bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Đeo khẩu trang cũng là cách góp phẩn giảm gánh nặng của y, bác sĩ và nhân viên y tế trong tình trạng quá tải của các bệnh viện...

Từ một sản phẩm y tế, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng giao tiếp xã hội. Đeo khẩu trang là một cách thể hiện thái độ ứng xử với tha nhân, với không gian công cộng. Cũng là "mask" như cái mặt nạ trong hội hóa trang, nhưng khẩu trang chỉ che miệng và mũi, vẫn còn để hở đôi mắt, vầng trán, mái tóc để nhận ra một hình ảnh. Người ta vẫn có thể nhận ra nhau qua ánh mắt lấp lánh niềm vui để động viên nhau hay buồn rầu ứa lệ trước cảnh người thân bị cách ly, thậm chí lìa đời mà không thể tiễn đưa…. Năm qua nước ta thành công trong chống dịch, ngoài những biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội, cách ly tập trung, có phần nhờ nâng cao ý thức cá nhân trong việc sử dụng khẩu trang (…)

Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại"

        (Trích Chiếc khẩu trang, Huỳnh Như Phương, Báo Người lao động Xuân 2021)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Trong văn bản, nhân vật - đồ vật nào xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020?

Câu 2. Chỉ ra hai tác dụng của việc đeo khẩu trang đã được đề cập trong đoạn trích?

Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: "Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại" không? Vì sao?

Câu 4. Anh/Chị rút ra những bài học gì cho bản thân qua việc đeo khẩu trang?

docx 8 trang ngocdiemd2 15/08/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 TT Kĩ Mức độ nhận thức Tổng % năng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian hỏi 1 Đọc 15 10p 10 5p 5 5p 0 0p 4 20p 30 hiểu - Nhận Hiểu Rút ra diện ý kiến bài chi tiết, của học hình tác cho ảnh giả bản - Trích thể thân xuất hiện những trong thông tin có đoạn trong trích văn bản 2 Viết 5 5p 5 5p 5 5p 5 5p 1 20p 20 đoạn - Xác Diễn Vận - Huy văn định giải dụng động nghị được tư được các kĩ kiến luận tưởng, nội năng thức và xã đạo lí dung, dùng trải hội cần bàn ý từ, viết nghiệm - Xác nghĩa câu, của định của các bản được cách vấn phép thân để thức đề NL liên bàn trình kết, luận bày các vấn đề đoạn thao - Sáng văn tác lập tạo, luận thuyết để phục triển khai vấn đề 3 Viết 20 10p 15 10p 10 20p 5 10p 1 50p 50
  2. bài - Xác Diễn - Vận - So văn định giải dụng sánh nghị được được các kĩ với các luận kiểu những năng tác văn bài, đặc dùng phẩm học vấn đề sắc về từ, viết khác NL nội câu, - Giới - Liên dung viết thiệu hệ thực và đoạn tác giả, tiễn tác nghệ để phẩm, thuật phân - Sáng đoạn của tích, tạo trích đoạn cảm trong thơ nhận diễn về nội đạt, dung viết và văn nghệ cảm thuật. xúc - Nhận xét, đánh giá Tổng 40 25p 30 20p 20 30p 10 15p 6 90p 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung
  3. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 12 Đề kiểm tra có 02 trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên SBD I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích : Một trong những nhân vật - đồ vật xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020 chính là chiếc khẩu trang. Vốn chỉ thông dụng ở những xứ sở ô nhiễm môi trường hay trong những nơi làm việc độc hại, từ khi coronavirus khởi phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) rồi trở thành đại dịch, chiếc khẩu trang đồng hành với đời sống con người, từ Đông sang Tây, từ thành phố hoa lệ đến thôn quê hẻo lánh, từ người trẻ trong học đường đến người già trong nhà dưỡng lão Chiếc khẩu trang trước hết là một sản phẩm y tế, nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Đeo khẩu trang là để lập lá chắn bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Đeo khẩu trang cũng là cách góp phẩn giảm gánh nặng của y, bác sĩ và nhân viên y tế trong tình trạng quá tải của các bệnh viện Từ một sản phẩm y tế, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng giao tiếp xã hội. Đeo khẩu trang là một cách thể hiện thái độ ứng xử với tha nhân, với không gian công cộng. Cũng là "mask" như cái mặt nạ trong hội hóa trang, nhưng khẩu trang chỉ che miệng và mũi, vẫn còn để hở đôi mắt, vầng trán, mái tóc để nhận ra một hình ảnh. Người ta vẫn có thể nhận ra nhau qua ánh mắt lấp lánh niềm vui để động viên nhau hay buồn rầu ứa lệ trước cảnh người thân bị cách ly, thậm chí lìa đời mà không thể tiễn đưa . Năm qua nước ta thành công trong chống dịch, ngoài những biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội, cách ly tập trung, có phần nhờ nâng cao ý thức cá nhân trong việc sử dụng khẩu trang ( ) Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại" (Trích Chiếc khẩu trang, Huỳnh Như Phương, Báo Người lao động Xuân 2021) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Trong văn bản, nhân vật - đồ vật nào xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020? Câu 2. Chỉ ra hai tác dụng của việc đeo khẩu trang đã được đề cập trong đoạn trích? Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: "Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại" không? Vì sao? Câu 4. Anh/Chị rút ra những bài học gì cho bản thân qua việc đeo khẩu trang? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của mọi người trong đại dịch Covid -19. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  4. Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.111) Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Nhân vật - đồ vật xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại 0,75 năm 2020: chiếc khẩu trang Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75điểm - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 2 Hai tác dụng của việc đeo khẩu trang đã được đề cập trong đoạn 0,75 trích: - Đeo khẩu trang là để lập lá chắn bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. - Đeo khẩu trang cũng là cách góp phẩn giảm gánh nặng của y, bác sĩ và nhân viên y tế. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm 3 - Tôi đồng tình với ý kiến của tác giả: "Trong hoạn nạn, chiếc 1,0 khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại". - Vì: + Chiếc khẩu trang chính là cách mà con người cùng nhau lan tỏa thông điệp về bảo vệ sức khỏe trong suốt đại dịch. + Thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng, của nhân loại, tính nhân văn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời thuyết phục: 1,0 điểm - Học sinh trả lời chưa thuyết phục: 0,5 điểm 4 Những bài học: 0,5 - Bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, sống cho chính mình, mà còn sống cho cả gia đình và xã hội. - Thể hiện tính nhân văn, thể hiện tính cộng đồng, mang ý nghĩa yêu thương và chia sẻ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn về trách nhiệm của mọi người trong đại dịch 2,0 Covid-19. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân - hợp, móc xích, song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Về trách nhiệm của người trẻ trong đại dịch Covid-19.
  6. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ một số ý sau: - Có những hiểu biết về đại dịch Covid - 19 - Tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế. - Tuyên truyền để giúp mọi người phòng và chống đại dịch Covid -19 một cách hiệu quả và thiết thực. - Chung tay, chung sức, chung lòng để đẩy lùi dịch bệnh. - Phê phán, lên án những hành vi xuyên tạc về dịch bệnh gây tâm lí hoang mang cho mọi người; những hành vi làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục:lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 0,75 điểm. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 0,5 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đên vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0,25 điểm. Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí; có sáng tạotrong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: 5,0 “Ta về, mình có nhớ ta . Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết 0,25 bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bàikhái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh tứ 0,5 bình
  7. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:Học sinh sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ một số ý như sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc” 0,5 và vị trí của đoạn trích. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm. * Vẻ đẹp của bức bức tứ bình 2,5 - Hai dòng thơ đầu + Câu hỏi tu từ, điệp từ "ta", “nhớ” + Hình ảnh “hoa cùng người" =>Nhấn mạnh nỗi nhớ, tấm lòng thủy chung son sắt của tác giả về thiên nhiên và con người Việt Bắc. -Tám dòng thơ còn lại + Bức tranh mùa đông: Thiên nhiên ấm áp, tràn đầy sức sống “Rừng xanh, hoa chuối đỏ” “đèo cao nắng ánh”; Con người khỏe khoắn, mạnh mẽ, chủ động “dao gài thắt lưng”. + Bức tranh mùa xuân:Thiên nhiêntrong sáng, tinh khiết với sắc trắng của hoa mơ “Mơ nở trắng rừng”; Con người cẩn trọng, tỉ mỉ,khéo léo, tài hoa để sáng tạo ra cái đẹp “Chuốt từng sợi giang”. + Bức tranh mùa hạ: Thiên nhiên rực rỡ, diễm lệ “rừng phách đổ vàng”; Con người chăm chỉ, cần cù, chịu khó "hái măng một mình" + Bức tranh mùa thu: Thiên nhiên đẹp đẽ, êm đềm, thơ mộng với ánh trăng tỏa sáng, chiếu rọi khắp núi rừng. "Trăng rọi hòa bình" ; Con người ân tình, thủy chung qua “tiếng hát” - Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp “mình - ta”, câu hỏi tu từ, điệp từ, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ thiết tha => Chất trữ tình và tính dân tộc đậm đà. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Bức tranh Việt Bắc đủ cả bốn mùa, mùa nào cũng đẹp, cũng nên thơ và dạt dào sức sống. - Thiên nhiên và con người hoà quyện, gắn bó, ân tình. - Tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chiến khu Việt Bắc. - Tài năng của Tố Hữu trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm
  8. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo:Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5 cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm Tổng điểm 10,0