Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

Đọc đoạn trích: 
Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô 
gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong 
không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là 
Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy 
từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt 
quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa 
trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và 
đẹp lạ thường! Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc 
đường trước mặt cũng thếp từng mảnh ánh trăng... 
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 2018)  
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích. 
Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích. 
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối 
trời, sáng trong như một mảnh bạc”. 
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích.
pdf 4 trang ngocdiemd2 15/08/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_2_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_truon.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT GIO LINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn, lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Mã đề 001 Họ và tên học sinh: SBD: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường! Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảnh ánh trăng (Trích Mảnh trăng cuối rừng, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 2018) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc”. Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ được nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích sau: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. 1
  2. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng (Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.28-29) Hết 2
  3. TRƯỜNG THPT GIO LINH KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TỔ NGỮ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Mã đề 001 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Ngôi kể: Ngôi thứ nhất/ “Tôi”/ Ngôi thứ nhất xưng “tôi” 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 2 Hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích: Ánh trăng. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời: Mảnh trăng khuyết/ Trăng/ Bóng trăng/ Mảnh ánh trăng vẫn cho 0,75 điểm. 3 - Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: 1,0 + Diễn tả vẻ đẹp trong sáng, lung linh của ánh trăng và tình cảm gần gũi, gắn bó với thiên nhiên của tác giả, + Tạo cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gợi cảm, Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được ý 1: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được ý 2: 0,25 điểm. Lưu ý: Hs diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích: 0,5 - Miêu tả nhân vật cụ thể, chi tiết, tự nhiên, giàu cảm xúc, . - Hình tượng nhân vật hiện lên chân thực, sống động, ấn tượng, Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 trong 2 ý: 0,25 điểm. Lưu ý: Hs diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong 2,0 cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của tinh 3
  4. thần lạc quan trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: - Tinh thần lạc quan là thái độ sống tích cực của con người, thể hiện niềm tin vào bản thân và mọi thứ xung quanh sẽ trở nên tốt đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh sống nào. - Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống: + Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa, những muộn phiền, âu lo, tìm thấy niềm vui, niềm tin trong cuộc sống. + Tinh thần lạc quan giúp con người có sức mạnh vượt lên trên hoàn cảnh, thành công trong cuộc sống. + Sống gần gũi, thân thiện với mọi người, luôn lan tỏa thái độ sống tích cực. -Phê phán lối sống bi quan. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 4