Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận, đáp án và biểu điểm)

I. PHẦN ĐỌC HIÊU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

              HỎI
“Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ cho bài thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”,“làm nên” cùng có chung nét nghĩa nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài.

Câu 4 (1,0 điểm): Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?”, anh/chị sẽ trả lời ra sao? (Trình bày khoảng 3 đến 4 dòng).

doc 8 trang Minh Uyên 30/06/2023 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận, đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_co_ma.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận, đáp án và biểu điểm)

  1. SỞ GD&ĐT: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT: MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 12. 2. Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 3. Củng cố kiến thức về dạng bài Đọc hiểu văn bản. 4. Đánh giá và củng cố kiến thức về văn nghị luận xã hội. - Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận xã hội để viết được đoạn văn NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh phổ thông. - Nâng cao ý thức tự rèn luyện tư tưởng đạo lí để không ngừng tự hoàn thiện mình. Từ đó bước vào đời được vững vàng hơn. 5. Đánh giá về kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học. Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Xác định thể loại của văn bản; - Xác định, phân tích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ; - Xác định nội dung chính của văn bản; - Ôn tập và củng cố kiến thức về văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản nói chung, văn bản nghị luận xã hội nói riêng. - Có ý thức trong việc tạo lập văn bản và viết bài văn nghị luận xã hội đúng và hay; - Viết bài nghị luận văn học: Nghị luận về đoạn trích thơ. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài Tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn đã học. - Chọn các nội dung cần đánh giá. - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận.
  2. Mức độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề biết thấp 1. Đọc - hiểu Nhận Hiểu nội Nêu được văn bản biết được dung được thông điệp thể loại nêu ra trong qua nội văn bản, văn bản, dấu dung của biện hiệu ngôn văn bản. pháp tu ngữ của biện từ. pháp tu từ. Số câu : 3 1 1 1 3 câu Tỉ lệ : 30 % 10% 10% 10% 30% Số điểm : 3,0 1,0 1,0 1,0 3,0 2. Làm văn Nghị luận xã Nhận Hiểu được Sử dụng hội. biết được những khía các thao tác vấn đề cạnh của vấn lập luận để nghị luận đề làm rõ vấn đề Số câu : 1 1 câu Tỉ lệ: 20% 5% 5% 10% 20% Số điểm: 2,0 0,5 0,5 1,0 2,0 Nghị luận văn - Xác - Hiểu được - Vận dụng - Tích hợp kiến học định yêu cầu của kiến thức kĩ thức , kĩ năng được đề bài. năng nghị về bài văn nghị kiểu bài luận về luận văn học. nghị luận đoạn trích - Nâng cao về đoạn thơ. năng lực tư trích thơ. - Huy động duy tổng hợp, kiến thức đã năng lực cảm học trong thụ văn tác phẩm chương văn học, để - Diễn đạt phân tích mạch lạc, đoạn trích giọng văn hấp thơ. dẫn Số câu : 1 1 câu Tỉ lệ 50% 10% 10% 10% 20% 50% Số điểm: 5,0 1,0 1,0 1,0 2,0 5,0 Tỉ lệ: 25% 25% 30% 20% 100% Số điểm: 2,5 2,5 3,0 2,0 10,0 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
  3. SỞ GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIÊU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: HỎI “Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? (Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ cho bài thơ trên? Câu 2 (0,5 điểm): Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”,“làm nên” cùng có chung nét nghĩa nào? Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài. Câu 4 (1,0 điểm): Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?”, anh/chị sẽ trả lời ra sao? (Trình bày khoảng 3 đến 4 dòng). II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về bài học trong lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh? Câu 2 (5,0 điểm): “Tư tưởng đất nước của nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm”. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích đoạn thơ sau: “Em ơi em Hãy nhìn rất xa Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” (Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm) Hết
  4. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu Nội dung Điểm I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 Thể thơ: Tự do. 0,5 Câu 2 - Ý nghĩa của các từ ngữ: 0.5 + Tôn cao: nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ; + Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết; + Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung; + Làm nên: tạo một thành quả. - Nét nghĩa chung: cùng nhau sinh tồn, đoàn kết cùng phát triển, * Lưu ý: Nếu học sinh không giải thích các từ ngữ mà chỉ nêu nét nghĩa chung hợp lý thì vẫn cho đủ điểm. Câu 3 - Biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc: 0,5 “Tôi hỏi sống như thế nào ? Chúng tôi ” - Tác dụng: Qua hình thức nghệ thuật này, tác giả nhắc nhở mọi 0,5 người tự nhận thức lại, tự nhìn lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp, Câu 4 - Học sinh đặt mình vào vị trí đối thoại với nhân vật trữ tình để 1,0 trả lời cho câu hỏi “Người sống với người như thế nào?”. - Nội dung câu trả lời phải hợp lý, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp của nhân loại. (Ví dụ: yêu thương, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, ) * Lưu ý: Nếu học sinh trả lời đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp thì không cho điểm. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 Viết đoạn văn NLXH khoảng 200 chữ. 2,0 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Đảm bảo một đoạn văn bản hoàn chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần: Mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. 0,25 - Ngôn ngữ chọc lọc, trong sáng, diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài viết được trình bày rõ ràng, cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau: - Khái quát nội dung tư tưởng của bài thơ: Bài học về lối sống 0,25 vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, biết sống vì người khác,biết giúp đỡ,biết đoàn kết để cùng để hoàn thiện lẫn nhau, vươn tới những điều kì diệu trong cuộc sống.
  5. - Sống vị tha, biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của 0,5 mình, biết giúp đỡ nhau, biết đoàn kết với nhau là biểu hiện cuả tinh thần khoan dung độ lượng, phẩm chất cao quý của con người. - Chỉ có tình đoàn kết, sự tương thân tương ái mới tạo ra sức 0,5 mạnh giúp vượt qua những khó khăn của mỗi người, những thử thách chung, để hoà nhập với cộng đồng, cống hiến cho xã hội - Phê phán lối sống ích kỉ, đố kị, thờ ơ, vô trách nhiệm, không 0,25 biết hoà nhập với cộng đồng, không biết ước mơ, vươn tới của một bộ phận giới trẻ hiện nay. - Bài học: Biết yêu thương, quan tâm đến những người xung 0,25 quanh, sống vị tha, độ lượng, đoàn kết, biết hi sinh vì người khác Câu 2 Nghị luận văn học. 5,0 1. Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; - Bài viết đảm bảo bốp cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng; lập luận hợp lí, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: 4,5 Trên cơ sở hiểu biết về văn bản, học sinh cần phân tích và làm Trong rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý cơ bản sau: đó: 2.1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện Tư tưởng đất 0,5 nước của nhân dân: Đất Nước do Nhân Dân làm ra, nhờ Nhân Dân mà tồn tại. 2.2. Thân bài: * Cảm nhận về đoạn thơ Nội dung: Khẳng định Đất Nước của Nhân dân vì chính Nhân 2,5 dân đã làm ra Đất Nước – Nhân dân là những người bình thường, vô danh nhưng họ đã thầm lặng xây dựng, mở mang, khai phá, kiến tạo nên đất nước (người người lớp lớp/ con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước; Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân ). – Nhân dân là những người đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những giá trị vật chất, văn hóa tinh thần cho đời sau (Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng; chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi; truyền giọng điệu mình cho con tập nói ). – Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng (Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại ). * Nghệ thuật 0,5 – Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái quát; các biện pháp tu từ được sử dụng một cách
  6. linh hoạt. – Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết; giọng điệu tâm tình, có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chính luận. * Đánh giá chung 0,5 – Đoạn thơ là những suy nghĩ, phát hiện mới mẻ về vai trò của nhân dân trong lịch sử; khẳng định một tư tưởng mang tính thời đại: Đất Nước Nhân dân. – Đất Nước không chỉ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm mà còn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, tổ quốc trong lòng mỗi người. 2.3. Kết bài: Tóm lược nội dung chính của bài viết và nêu cảm 0,5 xúc của bản thân.
  7. SỞ GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIÊU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: HỎI “Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? (Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ cho bài thơ trên? Câu 2 (0,5 điểm): Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”,“làm nên” cùng có chung nét nghĩa nào? Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài. Câu 4 (1,0 điểm): Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?”, anh/chị sẽ trả lời ra sao? (Trình bày khoảng 3 đến 4 dòng). II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về bài học trong lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh? Câu 2 (5,0 điểm): “Tư tưởng đất nước của nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm”. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích đoạn thơ sau: “Em ơi em Hãy nhìn rất xa Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” (Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm) Hết