Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Có hướng dẫn chấm)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích: 
Đâu phải bây giờ, mới từ biển mà đi 
đất nước mấy ngàn, mấy ngàn năm bão tố 
biển - đảo của ta, lại nhiều hơn sóng dữ 
đừng nghĩ ai, bé nhỏ trước muôn trùng… 
Ông cha mình đã từ biển mà đi 
vẫn rành rọt, sáng soi từng hải lý 
những luồng lạch nông - sâu, đảo chìm - đảo nổi 
bao lớp người đi giữ biển - đảo, không về… 
biển lặng dấu những nỗi niềm xa thẳm 
ru lời ru vô tận dưới lòng sâu 
mỗi đảo nhỏ, đã hoá thành ngọn nến 
thắp hồn thiêng rừng rực giữa trời sao…  
(Trích Từ biển mà đi - Trịnh Công Lộc, theo  
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? 
Câu 2. Anh/Chị hiểu dòng thơ sau như thế nào? 
bao lớp người đi giữ biển - đảo, không về… 
Câu 3. Xác định và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong các dòng thơ sau:  
bao lớp người đi giữ biển - đảo, không về… 
biển lặng dấu những nỗi niềm xa thẳm 
ru lời ru vô tận dưới lòng sâu 
Câu 4. Sự hi sinh của ông cha ta vì biển đảo trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
pdf 3 trang Minh Uyên 30/06/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_so_gdd.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TỈNH HẬU GIANG NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 (THPT VÀ GDTX) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Đâu phải bây giờ, mới từ biển mà đi đất nước mấy ngàn, mấy ngàn năm bão tố biển - đảo của ta, lại nhiều hơn sóng dữ đừng nghĩ ai, bé nhỏ trước muôn trùng Ông cha mình đã từ biển mà đi vẫn rành rọt, sáng soi từng hải lý những luồng lạch nông - sâu, đảo chìm - đảo nổi bao lớp người đi giữ biển - đảo, không về biển lặng dấu những nỗi niềm xa thẳm ru lời ru vô tận dưới lòng sâu mỗi đảo nhỏ, đã hoá thành ngọn nến thắp hồn thiêng rừng rực giữa trời sao (Trích Từ biển mà đi - Trịnh Công Lộc, theo Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Anh/Chị hiểu dòng thơ sau như thế nào? bao lớp người đi giữ biển - đảo, không về Câu 3. Xác định và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong các dòng thơ sau: bao lớp người đi giữ biển - đảo, không về biển lặng dấu những nỗi niềm xa thẳm ru lời ru vô tận dưới lòng sâu Câu 4. Sự hi sinh của ông cha ta vì biển đảo trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. Câu 2. (5,0 điểm) Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.190,191) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh: ; Số báo danh: . Chữ ký của giám thị 1: .; Chữ ký của giám thị 2:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẬU GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 (THPT VÀ GDTX) (Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của đơn vị. - Sau khi cộng điểm toàn bài, điểm bài kiểm tra là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: tự do. 0,5 Nội dung dòng thơ: thể hiện sự hi sinh thầm lặng mà anh dũng của các thế 2 0,5 hệ đi trước khi giữ gìn biển đảo quê hương. - Biện pháp tu từ nhân hóa: biển lặng dấu những nỗi niềm xa thẳm/ ru lời ru vô tận dưới lòng sâu. 3 1,0 - Hiệu quả: Nhấn mạnh sự bí ẩn, hiểm nguy của biển cả; tạo giọng điệu suy tư, trầm lắng. - Sự hi sinh thầm lặng mà vĩ đại của ông cha ta trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương gợi lên cảm phục và ghi nhớ công ơn của 4 1,0 các thế hệ tiếp nối. - Suy nghĩ của bản thân. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn biển đảo 2,0 của Tổ quốc a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. Có thể triển khai theo hướng: 1,0 Tuổi trẻ cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn biển đảo của Tổ quốc; có hành động cụ thể, thiết thực để góp phần giữ gìn biển đảo quê hương. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn 5,0 mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
  3. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hình tượng Sông Đà và cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của 0,5 nhà văn. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò 0,5 Sông Đà” và đoạn trích * Cảm nhận hình tượng Sông Đà - Hình tượng Sông Đà mang vẻ trữ tình: Đoạn văn miêu tả dáng sông và màu nước Sông Đà, qua đó tô đậm vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông: + Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn, tuôn dài của con sông như mái tóc của người thiếu nữ diễm kiều. 2,0 + Nhìn ngắm con sông từ nhiều thời điểm khác nhau, Nguyễn Tuân phát hiện những sắc màu tươi đẹp, riêng biệt và đa dạng của màu nước Sông Đà: màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp đặc trưng. - Hình tượng Sông Đà mang vẻ trữ tình là kết quả của những công phu tìm tòi khó nhọc; được thể hiện bằng những liên tưởng, so sánh, nhân hóa độc đáo, tài hoa; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh; câu văn giàu nhạc điệu, mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước. * Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân - Nhà văn nhìn Sông Đà không còn là con sông vô tri, vô giác mà là con sông có linh hồn, có cá tính; khám phá vẻ trữ tình của dòng sông ở hạ nguồn 1,0 với những phát hiện độc đáo, sinh động và chân thực. - Cách nhìn độc đáo, mang tính phát hiện về dòng sông cho thấy sự tài hoa, uyên bác, tình yêu quê hương sâu nặng, phong cách tùy bút độc đáo của nhà văn. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10,0 điểm Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. HẾT