Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Kèm đáp án)

Đọc văn bản sau:  
        Có người đi đường nhìn thấy một anh thợ đang đốn cây. Anh ta tập trung và cần mẫn 
kéo cưa, nhưng dường như cái cây nọ không hề nhúc nhích. Lấy làm lạ, người đi đường 
bước tới xem thì thấy cái cưa rất cùn, hầu như chẳng ăn vào thân cây tí nào cả. […] 
       (…) sự thật là nhiều người trong chúng ta lại hành động đúng như thế. Họ tự hỏi tại sao 
cái cây không chịu đổ, nhưng lại không nhận ra lưỡi cưa của họ cùn đến mức nào. Họ tự 
trách mình chưa đủ chăm chỉ và họ càng làm việc cần mẫn hơn, chứ nhất định không tìm 
cách khác thông minh hơn. […] 
        Tôi để ý thấy rằng điều các bạn trẻ ngày nay cần nhất không phải là một lí lịch đẹp mắt 
hay bảng điểm ấn tượng, mà là giá trị tự thân của chính họ. Họ thường bận rộn với các kì 
thực tập hay hướng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm nhưng ngạc nhiên thay, một số lượng 
lớn bạn trẻ không chú ý gì đến phương pháp giải quyết vấn đề hay cách thức sử dụng thời 
gian sao cho hiệu quả. Họ làm mọi việc theo quán tính. Họ làm việc đó vì cha mẹ họ bảo 
thế, vì bạn bè họ cũng đang làm thế, vì họ nên làm một việc gì đó – dù sao cũng tốt hơn là 
không làm gì cả! 
         Trừ phi bạn có mục tiêu rõ ràng và áp dụng các phương pháp thích hợp để đạt mục 
tiêu đó, nếu không bất cứ nỗ lực nào của bạn cũng đều là sự lãng phí thời gian. Tôi tin rằng 
thành quả theo nghĩa đúng nhất của nó chỉ có được khi bạn hội đủ ba yếu tố sau: có ý thức 
rõ ràng về mục tiêu, có phương pháp thích hợp và một cam kết thực hiện mục tiêu đến 
cùng. […] 
                                                   (Theo Rando Kim, trích Tuổi trẻ - Khát vọng và nỗi đau)  
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt của văn bản trên.  (0.5 điểm) 
Câu 2. Theo tác giả văn bản, những yếu tố nào tạo nên thành quả cho con người? 
(0.75 điểm) 
 Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “điều các bạn trẻ ngày nay cần nhất không 
phải là một lí lịch đẹp mắt hay bảng điểm ấn tượng, mà là giá trị tự thân của chính họ.”?   
(1,0 điểm) 
Câu 4. Đọc văn bản, anh/chị rút ra cho mình bài học gì? Vì sao?  (0.75 điểm)
pdf 3 trang ngocdiemd2 15/08/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Kèm đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Khối 12 Môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút oOo I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: Có người đi đường nhìn thấy một anh thợ đang đốn cây. Anh ta tập trung và cần mẫn kéo cưa, nhưng dường như cái cây nọ không hề nhúc nhích. Lấy làm lạ, người đi đường bước tới xem thì thấy cái cưa rất cùn, hầu như chẳng ăn vào thân cây tí nào cả. [ ] ( ) sự thật là nhiều người trong chúng ta lại hành động đúng như thế. Họ tự hỏi tại sao cái cây không chịu đổ, nhưng lại không nhận ra lưỡi cưa của họ cùn đến mức nào. Họ tự trách mình chưa đủ chăm chỉ và họ càng làm việc cần mẫn hơn, chứ nhất định không tìm cách khác thông minh hơn. [ ] Tôi để ý thấy rằng điều các bạn trẻ ngày nay cần nhất không phải là một lí lịch đẹp mắt hay bảng điểm ấn tượng, mà là giá trị tự thân của chính họ. Họ thường bận rộn với các kì thực tập hay hướng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm nhưng ngạc nhiên thay, một số lượng lớn bạn trẻ không chú ý gì đến phương pháp giải quyết vấn đề hay cách thức sử dụng thời gian sao cho hiệu quả. Họ làm mọi việc theo quán tính. Họ làm việc đó vì cha mẹ họ bảo thế, vì bạn bè họ cũng đang làm thế, vì họ nên làm một việc gì đó – dù sao cũng tốt hơn là không làm gì cả! Trừ phi bạn có mục tiêu rõ ràng và áp dụng các phương pháp thích hợp để đạt mục tiêu đó, nếu không bất cứ nỗ lực nào của bạn cũng đều là sự lãng phí thời gian. Tôi tin rằng thành quả theo nghĩa đúng nhất của nó chỉ có được khi bạn hội đủ ba yếu tố sau: có ý thức rõ ràng về mục tiêu, có phương pháp thích hợp và một cam kết thực hiện mục tiêu đến cùng. [ ] (Theo Rando Kim, trích Tuổi trẻ - Khát vọng và nỗi đau) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả văn bản, những yếu tố nào tạo nên thành quả cho con người? (0.75 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “điều các bạn trẻ ngày nay cần nhất không phải là một lí lịch đẹp mắt hay bảng điểm ấn tượng, mà là giá trị tự thân của chính họ.”? (1,0 điểm) Câu 4. Đọc văn bản, anh/chị rút ra cho mình bài học gì? Vì sao? (0.75 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo, dữ tợn. (Trích “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 185) . Hết .
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Khối 12 Đáp án môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút oOo I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0.5 điểm) Đáp án: Nghị luận, tự sự, biểu cảm. Học sinh trả lời 02 trong 03 đáp án trên. Mỗi đáp án đúng: 0,25 điểm. Câu 2. Theo tác giả văn bản, những yếu tố nào tạo nên thành quả cho con người? (0.75 điểm) Những yếu tố tạo nên thành quả cho con người: - Có ý thức rõ ràng về mục tiêu 0,25 điểm. - Có phương pháp thích hợp 0,25 điểm. - Cam kết thực hiện mục tiêu đến cùng 0,25 điểm. Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “điều các bạn trẻ ngày nay cần nhất không phải là một lí lịch đẹp mắt hay bảng điểm ấn tượng, mà là giá trị tự thân của chính họ.”? (1,0 điểm) - Thực tế cho thấy, những người thành công trong cuộc sống không hẳn là những người có lí lịch đẹp hay bảng điểm ấn tượng mà đó chỉ là những điều kiện thuận lợi có thể mở ra cơ hội thành công. 0,5 điểm. - Giá trị tự thân - những giá trị tự nó đã có sẵn trong ta mới là yếu tố quyết định sự thành bại và hạnh phúc của mỗi người. Khi hiểu rõ, tin tưởng và biết bồi đắp cho các giá trị của bản thân ngày càng tỏa sáng, chúng ta sẽ gặt hái được thành công. 0,5 điểm. Câu 4. Đọc văn bản, anh/chị rút ra cho mình bài học gì? Vì sao? (0.75 điểm) HS nêu 01 bài học 0,5 điểm, lí giải hợp lí 0,25 điểm. Gợi ý: Bài học: Trước khi bắt tay làm một việc gì đó, ta cần hiểu rõ mọi thứ có liên quan và phương thức tối ưu để thực hiện công việc đó. Lí giải: Vì khi chúng ta có định hướng rõ ràng và nắm vững cách thức thực hiện công việc, ta hiểu được hành động cần phải làm để đạt được mục tiêu, biết tập trung vào những việc cần thiết. Do đó, ta tránh được sự lãng phí thời gian và dễ dàng thành công hơn. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. * Yêu cầu về kỹ năng: học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận, bảo đảm hình thức đoạn văn, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp * Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng bài làm cần thể hiện được những nội dung sau: + Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống: - Mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hành động của con người. - Là động lực thúc đẩy sự phấn đấu của bản thân, giúp vượt qua những khó khăn, trở ngại. - Giúp con người phát huy được tiềm năng để đạt được sự thành công. - Giúp con người tìm được niềm vui, có niềm tin vào công việc mình làm. - Là việc làm quan trọng quyết định sự thành công trong tương lai của mỗi người, là chìa khóa mang đến hạnh phúc và cuộc sống có ý nghĩa cho mỗi người + Bài học: - Xác định mục tiêu sống tốt đẹp. - Biết lựa chọn những phương pháp thích hợp để đạt được mục tiêu.
  3. - Rèn luyện nhân cách, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Lưu ý: HS viết từ 2 đoạn trở lên: tối đa 1,0 điểm. HS viết đoạn quá dài: tối đa 1,75 điểm. Câu 2. (5.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo, dữ tợn. (Trích “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 185) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học dạng phân tích; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc. Bài làm trình bày sạch sẽ, nghiêm túc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Yêu cầu về kiến thức: 1/ Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0.5 điểm. 2/ Thân bài: a/ Giới thiệu chung: xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, chủ đề, nội dung của tác phẩm 0.5 điểm. b/ Phân tích: 3,0 điểm. Nội dung: . Người lái đò có tư thế và tính cách của người lao động vừa trí dũng vừa tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình: vẻ đẹp này thể hiện qua cuộc vượt thác ngoạn mục mà điêu luyện của ông. + Trùng vi thạch trận thứ nhất: ông đò là người có sức chịu đựng cao, có lòng dũng cảm vô song, luôn giữ phong thái bình tĩnh. Dù bị thương nhưng ông vẫn kiên cường, tỉnh táo, quyết đoán + Trùng vi thạch trận thứ hai: ông đò mưu trí, chủ động, có nhiều kinh nghiệm, hiểu tường tận sông Đà Ở trùng vi này, sông Đà vẫn tỏ ra hung hãn, nham hiểm và ngoan cố, thay đổi thế trận nhưng người lái đò vẫn ứng phó linh hoạt, khéo léo + Trùng vi thách trận thứ ba: sông Đà lại bày binh bố trận theo một cách khác Tuy nhiên, ông đò vẫn điều khiển con thuyền rất dứt khoát, nhanh nhẹn, chứng tỏ bản lĩnh phi thường, sự điệu nghệ, thuần thục, khéo léo Vượt qua 3 trùng vi thạch trận, người lái đò như một chiến tướng phá thành vượt ải, đồng thời là một “ tay lái ra hoa”. Nghệ thuật: . Ngôn ngữ miêu tả: phong phú, độc đáo thể hiện vốn hiểu biết phong phú của Nguyễn Tuân; câu văn giàu giá trị tạo hình, giàu nhạc điệu. . Cách dùng từ mới lạ, dùng phép tu từ so sánh, sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, có hiệu quả đặc tả cao c/ Đánh giá: 0.5 điểm. Về nội dung: Người lái đò tiêu biểu cho hình tượng người lao động có tư thế của vị anh hùng chiến thắng thiên nhiên, vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa. Hình tượng người lái đò thể hiện sự thay đổi lớn lao trong tình cảm và nhận thức của Nguyễn Tuân đối với người lao động và công cuộc xây dựng cuộc sống mới trên đất nước ta sau kháng chiến chống Pháp Về nghệ thuật: + Tác giả khắc họa nhân vật trên nền của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, đặt nhân vật trong tình huống thử thách đặc biệt để làm nổi bật vẻ đẹp trí dũng, tài hoa của người lao động trên sóng nước. + Nguyễn Tuân phát huy cao độ trí tưởng tượng, kiến thức uyên bác, hình ảnh sáng tạo, giàu liên tưởng, ngôn từ độc đáo, câu văn co duỗi nhịp nhàng 3/ Kết bài: khẳng định lại vấn đề. 0.5 điểm.