Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Đọc đoạn trích:
Khi chúng ta đang ở trong tâm trạng tốt hoặc phấn chấn, ta thấy mọi người ai cũng dễ thương và
thân thiện với nhau. Chúng ta dễ dàng tôn trọng và thấu hiểu quan điểm của người khác trong trạng thái
vui vẻ, hòa hợp. Chúng ta có những lí lẽ, kinh nghiệm và biết rõ cần phải làm gì khi có xung đột xảy ra.
Khi tâm trạng không tốt, chúng ta đánh mất sự thoải mái và khả năng chịu đựng, cuộc sống đối với
chúng ta dường như trở nên khó khăn, căng thẳng. Các mối quan hệ cũng nhuốm vẻ nặng nề và chúng ta
nhìn đâu cũng chỉ thấy sự phiền toái, đố kỵ, thất vọng,…
Hiểu được tâm trạng của chính mình và của người khác chính là mấu chốt để duy trì mối quan hệ
hòa hợp và vui vẻ. Nếu chúng ta đang trong tâm trạng không ổn định, hãy cẩn thận! Chúng ta có xu hướng
tự chuốc lấy những rắc rối mà không hề biết, vì cuộc sống lúc nào cũng hối hả, và nó sẽ cuốn phăng đi tất
cả mọi thứ khi ta không đủ sáng suốt để điều khiển chính mình.
Bạn không thể tránh khỏi có những lúc rơi vào tâm trạng xấu, nhưng nếu bạn ý thức được khi nào
mình đang ở trong tình trạng đó và hiểu được vấn đề đang xảy ra, hãy ngồi lại và chờ cho tới khi cảm thấy
khá hơn trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng.
(Trích Hạt giống hạnh phúc, Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 89-90)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, khi chúng ta mang tâm trạng tốt sẽ đem lại thuận lợi gì khi có xung đột xảy ra?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết những tác hại khi chúng ta mang tâm trạng không tốt.
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng khi rơi vào tâm trạng xấu lúc đó chúng ta không nên giải quyết những vấn đề
quan trọng không? Vì sao?
Khi chúng ta đang ở trong tâm trạng tốt hoặc phấn chấn, ta thấy mọi người ai cũng dễ thương và
thân thiện với nhau. Chúng ta dễ dàng tôn trọng và thấu hiểu quan điểm của người khác trong trạng thái
vui vẻ, hòa hợp. Chúng ta có những lí lẽ, kinh nghiệm và biết rõ cần phải làm gì khi có xung đột xảy ra.
Khi tâm trạng không tốt, chúng ta đánh mất sự thoải mái và khả năng chịu đựng, cuộc sống đối với
chúng ta dường như trở nên khó khăn, căng thẳng. Các mối quan hệ cũng nhuốm vẻ nặng nề và chúng ta
nhìn đâu cũng chỉ thấy sự phiền toái, đố kỵ, thất vọng,…
Hiểu được tâm trạng của chính mình và của người khác chính là mấu chốt để duy trì mối quan hệ
hòa hợp và vui vẻ. Nếu chúng ta đang trong tâm trạng không ổn định, hãy cẩn thận! Chúng ta có xu hướng
tự chuốc lấy những rắc rối mà không hề biết, vì cuộc sống lúc nào cũng hối hả, và nó sẽ cuốn phăng đi tất
cả mọi thứ khi ta không đủ sáng suốt để điều khiển chính mình.
Bạn không thể tránh khỏi có những lúc rơi vào tâm trạng xấu, nhưng nếu bạn ý thức được khi nào
mình đang ở trong tình trạng đó và hiểu được vấn đề đang xảy ra, hãy ngồi lại và chờ cho tới khi cảm thấy
khá hơn trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng.
(Trích Hạt giống hạnh phúc, Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 89-90)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, khi chúng ta mang tâm trạng tốt sẽ đem lại thuận lợi gì khi có xung đột xảy ra?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết những tác hại khi chúng ta mang tâm trạng không tốt.
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng khi rơi vào tâm trạng xấu lúc đó chúng ta không nên giải quyết những vấn đề
quan trọng không? Vì sao?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_so_gdd.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TỈNH HẬU GIANG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 (THPT VÀ GDTX) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Khi chúng ta đang ở trong tâm trạng tốt hoặc phấn chấn, ta thấy mọi người ai cũng dễ thương và thân thiện với nhau. Chúng ta dễ dàng tôn trọng và thấu hiểu quan điểm của người khác trong trạng thái vui vẻ, hòa hợp. Chúng ta có những lí lẽ, kinh nghiệm và biết rõ cần phải làm gì khi có xung đột xảy ra. Khi tâm trạng không tốt, chúng ta đánh mất sự thoải mái và khả năng chịu đựng, cuộc sống đối với chúng ta dường như trở nên khó khăn, căng thẳng. Các mối quan hệ cũng nhuốm vẻ nặng nề và chúng ta nhìn đâu cũng chỉ thấy sự phiền toái, đố kỵ, thất vọng, Hiểu được tâm trạng của chính mình và của người khác chính là mấu chốt để duy trì mối quan hệ hòa hợp và vui vẻ. Nếu chúng ta đang trong tâm trạng không ổn định, hãy cẩn thận! Chúng ta có xu hướng tự chuốc lấy những rắc rối mà không hề biết, vì cuộc sống lúc nào cũng hối hả, và nó sẽ cuốn phăng đi tất cả mọi thứ khi ta không đủ sáng suốt để điều khiển chính mình. Bạn không thể tránh khỏi có những lúc rơi vào tâm trạng xấu, nhưng nếu bạn ý thức được khi nào mình đang ở trong tình trạng đó và hiểu được vấn đề đang xảy ra, hãy ngồi lại và chờ cho tới khi cảm thấy khá hơn trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng. (Trích Hạt giống hạnh phúc, Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 89-90) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, khi chúng ta mang tâm trạng tốt sẽ đem lại thuận lợi gì khi có xung đột xảy ra? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết những tác hại khi chúng ta mang tâm trạng không tốt. Câu 4. Anh/Chị có cho rằng khi rơi vào tâm trạng xấu lúc đó chúng ta không nên giải quyết những vấn đề quan trọng không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải hiểu được tâm trạng của chính mình. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích sự cảm nhận và lí giải về đất nước được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Trích Đất Nước - trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 118) HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh: ; Số báo danh: . Chữ ký của giám thị 1: .; Chữ ký của giám thị 2:
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẬU GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 (THPT VÀ GDTX) (Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của đơn vị. - Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10,0; làm tròn đến hai chữ số thập phân. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5 Khi chúng ta mang tâm trạng tốt sẽ đem lại thuận lợi: có lí lẽ, kinh nghiệm và 2 0,75 biết rõ cần phải làm gì khi có xung đột xảy ra. Tác hại khi mang tâm trạng không tốt: đánh mất sự thoải mái và khả năng chịu 3 đựng; cuộc sống trở nên khó khăn, căng thẳng; các mối quan hệ nhuốm vẻ 0,75 nặng nề và nhìn đâu cũng thấy phiền toái, đố kỵ, thất vọng, - Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một 4 phần. 1,0 - Lí giải hợp lí, thuyết phục. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải hiểu được tâm trạng 2,0 của chính mình a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Sự cần thiết phải hiểu được tâm trạng của chính mình. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải hiểu rõ tâm trạng của chính mình. Có thể theo hướng: 1,0 Khi hiểu được tâm trạng của chính mình giúp con người biết rõ ưu điểm, hạn chế của bản thân; có động lực vươn lên trong cuộc sống; nảy sinh những ý tưởng, giải pháp để giải quyết khó khăn một cách hiệu quả. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích sự cảm nhận và lí giải về đất nước được nhà thơ Nguyễn Khoa 5,0 Điềm thể hiện trong đoạn trích a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận 0,25
- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Sự cảm nhận và lí giải về đất nước được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong 0,5 đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca “Mặt đường 0,5 khát vọng” và đoạn trích. * Sự cảm nhận và lí giải về đất nước được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện qua đoạn trích - Đất nước có từ lâu đời và rất gần gũi, thân thuộc, gắn với cuộc sống hằng ngày của mỗi con người: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu của bà, ngôi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn, - Đất nước gắn với truyền thống yêu nước, thuỷ chung, lao động cần cù; phong tục, tập quán của dân tộc. 3,0 - Đất nước được cảm nhận sâu sắc, mới mẻ qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa, - Sự cảm nhận và lí giải về đất nước trong đoạn trích được thể hiện bằng giọng điệu vừa trữ tình tha thiết vừa suy tư sâu lắng; thể thơ tự do; phép điệp, phép liệt kê; ngôn từ, hình ảnh bình dị; vận dụng sáng tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10,0 điểm Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. HẾT