Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có ma trận và đáp án)

Đọc đoạn trích :

      Cuộc sống đôi khi khiến chúng ta kiệt sức. Nỗi bất hạnh từ đâu ập tới không hề báo trước tàn phá tâm hồn ta. Trong khu vườn trái tim in hằn những vết thương chỉ mọc những bụi gai um tùm. Cuộc sống luôn có những việc xảy ra lặp đi lặp lại như vậy. Điều quan trọng là ta quyết tâm làm gì để chữa lành cho chính mình. Và làm thế nào để việc đó không chỉ chữa lành cho bản thân mà còn tiếp tục chữa lành cho cả thế giới. Đó là năng lực tự phục hồi vốn có của con người. Con người lúc nào cũng có khả năng vượt qua nỗi buồn và trở lại nguyên vẹn. Tâm hồn trưởng thành giúp thế giới phát triển. Việc mang những hạt sồi tốt ra gieo xuống thế gian đã báo hiệu trước về một khu rừng xinh đẹp. Nếu không làm như vậy thì ta sẽ chỉ còn lại trái tim mục nát và thế giới hoang tàn trên cõi đời này.

     Trí tuệ cuộc sống không phải là thứ có thể chấm dứt nỗi bất hạnh, mà ngay trong nỗi bất hạnh luôn có một nơi để gieo mầm những hạt giống khỏe mạnh.

                       (Trích “Hàn gắn vết thương” - Chú chim bay không quay đầu ngoảnh lại, Shiva Ryu, NXB Hà Nội, 2018, tr. 151-152)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo đoạn trích, nỗi bất hạnh đã tác động tới tâm hồn chúng ta như thế nào?  

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “ Việc mang những hạt sồi tốt ra gieo xuống thế gian đã báo hiệu trước về một khu rừng xinh đẹp”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả:“ ngay trong nỗi bất hạnh luôn có một nơi để gieo mầm những hạt giống khỏe mạnh.”? Vì sao?

docx 7 trang ngocdiemd2 15/08/2023 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có ma trận và đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 TT Kĩ Mức độ nhận thức Tổng % năng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian hỏi 1 Đọc 15 10p 10 5p 5 5p 0 0p 4 20p 30 hiểu - Nhận Hiểu Rút ra diện ý kiến bài chi tiết, của học hình tác cho ảnh giả bản - Trích thể thân xuất hiện những trong thông tin có đoạn trong trích văn bản 2 Viết 5 5p 5 5p 5 5p 5 5p 1 20p 20 đoạn - Xác Diễn Vận - Huy văn định giải dụng động nghị được tư được các kĩ kiến luận tưởng, nội năng thức và xã đạo lí dung, dùng trải hội cần bàn ý từ, viết nghiệm - Xác nghĩa câu, của định của các bản được cách vấn phép thân để thức đề NL liên bàn trình kết, luận bày các vấn đề đoạn thao - Sáng văn tác lập tạo, luận thuyết để phục triển khai vấn đề
  2. 3 Viết 20 10p 15 10p 10 20p 5 10p 1 50p 50 bài - Xác Diễn - Vận - So văn định giải dụng sánh nghị được được các kĩ với các luận kiểu những năng tác văn bài, đặc dùng phẩm học vấn đề sắc về từ, viết khác NL nội câu, - Giới - Liên dung viết thiệu hệ thực và đoạn tác giả, tiễn tác nghệ để phẩm, thuật phân - Sáng đoạn của tích, tạo trích đoạn cảm trong thơ nhận diễn về nội đạt, dung viết và văn nghệ cảm thuật. xúc - Nhận xét, đánh giá Tổng 40 25p 30 20p 20 30p 10 15p 6 90p 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung
  3. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 12 Đề kiểm tra có 01 trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên SBD I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích : Cuộc sống đôi khi khiến chúng ta kiệt sức. Nỗi bất hạnh từ đâu ập tới không hề báo trước tàn phá tâm hồn ta. Trong khu vườn trái tim in hằn những vết thương chỉ mọc những bụi gai um tùm. Cuộc sống luôn có những việc xảy ra lặp đi lặp lại như vậy. Điều quan trọng là ta quyết tâm làm gì để chữa lành cho chính mình. Và làm thế nào để việc đó không chỉ chữa lành cho bản thân mà còn tiếp tục chữa lành cho cả thế giới. Đó là năng lực tự phục hồi vốn có của con người. Con người lúc nào cũng có khả năng vượt qua nỗi buồn và trở lại nguyên vẹn. Tâm hồn trưởng thành giúp thế giới phát triển. Việc mang những hạt sồi tốt ra gieo xuống thế gian đã báo hiệu trước về một khu rừng xinh đẹp. Nếu không làm như vậy thì ta sẽ chỉ còn lại trái tim mục nát và thế giới hoang tàn trên cõi đời này. Trí tuệ cuộc sống không phải là thứ có thể chấm dứt nỗi bất hạnh, mà ngay trong nỗi bất hạnh luôn có một nơi để gieo mầm những hạt giống khỏe mạnh. (Trích “Hàn gắn vết thương” - Chú chim bay không quay đầu ngoảnh lại, Shiva Ryu, NXB Hà Nội, 2018, tr. 151-152) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo đoạn trích, nỗi bất hạnh đã tác động tới tâm hồn chúng ta như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “ Việc mang những hạt sồi tốt ra gieo xuống thế gian đã báo hiệu trước về một khu rừng xinh đẹp”. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả:“ ngay trong nỗi bất hạnh luôn có một nơi để gieo mầm những hạt giống khỏe mạnh.”? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh / Chị hãy viết một đoạn văn ngắn (150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.118) Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn - lớp 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng PTBĐ không cho điểm 2 Theo đoạn trích, nỗi bất hạnh đã tác động đến tâm hồn chúng ta: 0,75 - Tàn phà tâm hồn ta - Trong khu vườn trái tim in hằn những vết thương chỉ mọc những bụi gai um tùm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm. 3 - Câu văn sử dụng biện pháp: Ẩn dụ. Hình ảnh “hạt sồi tốt” là ẩn dụ nói về 1,0 phẩm chất tốt đẹp, nghị lực của con người. - Tác dụng: Tăng sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh với người đọc, nói về ý chí, tinh thần lạc quan của con người sẽ lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống và mọi người xung quanh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng được ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời: cuộc sống luôn đầy những khó khăn, cần có ý chí, nghị lực, tinh thần lạc quan vượt qua khó khăn: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm. 4 Đồng ý với quan điểm của tác giả. 0,5 Vì: - Thể hiện thái độ tích cực, không được bi quan, chán chường. - Trước những sóng gió, đau thương hãy giữ vững niềm tin, sự dũng cảm, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại. - Nhìn cuộc sống với cái nhìn bao dung, tạo cho mình tâm thế chủ động trong mọi hoàn cảnh. Hướng dẫn chấm - Học sinh trình bày được 2 trong 3 ý , thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh trình bày sơ lược: 0,25 điểm
  5. Học sinh không trình bày được hoặc tư tưởng sai lệch: 0 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn bàn về ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc 2,0 sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống.Có thể theo hướng sau: - Có tinh thần lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai. Sau những thất bại và mỗi lần vấp ngã biết đứng lên mạnh mẽ hơn, tự tin, nghị lực hơn để tiếp tục thực hiện ước mơ và sẵn sàng đương đầu với thử thách mới. Biết biến sai lầm thành cơ hội, biết rút ra những bài học cho bản thân. - Không tự ti, mặc cảm. Biết dũng cảm nhìn nhận và vượt qua những yếu kém, sai lầm của bản thân. - Trong cuộc sống, còn có nhiều người sống hèn nhát, yếu đuối, ngại khó, sớm đầu hàng số phận, chấp nhận cuộc sống tầm thường. Họ tự ti, mặc cảm, không tin vào bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận về vẻ đẹp của đất nước trong đoạn thơ “Đất Nước” - Nguyễn Khoa 5,0 Điềm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Nguồn gốc, sự hình thành Đất Nước ( 0,5 Đất Nước có từ bao giờ?) trong đoạn thơ.
  6. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, trường ca và đoạn thơ. 0,5 * Cảm nhận về cội nguồn đất nước trong đoạn thơ: 2,5 • Từ ngữ mang nghĩa khẳng định “đã có rồi”, “lớn lên”, “bắt đầu từ đó”: xác định Đất Nước đã có từ lâu đời với nhiều hình ảnh đậm chất dân gian: + Đất Nước có từ trong truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, thành ngữ từ “những cái ngày xưa mẹ thường hay kể” + Đất Nước gắn liền với phong tục tập quán xa xưa của người Việt “miếng trầu bây giờ bà ăn”, “tóc mẹ thì bới sau đầu” gợi tình cảm thắm thiết. + Đất Nước gắn liền với ý chí quật cường “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”: ý thức yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của cha ông. + Đất Nước gắn liền với tình nghĩa thủy chung của con người “gừng cay muối mặn” + Đất Nước bắt nguồn từ lối sống lao động cần cù, chịu thương chịu khó và đậm tình nặng nghĩa “ cái kèo cái cột thành tên”, “hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”. • Nghệ thuật: + Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian (cổ tích, truyền thuyết, ca dao, thành ngữ, phong tục tập quán ). + Giọng thơ trữ tình ngọt ngào, da diết như lời tâm tình, thủ thỉ.  Hình ảnh đất nước vừa chân thật, vừa lấp lánh huyền thoại, đồng thời còn đánh thức trong chiều sâu tâm linh của mỗi người Việt Nam về cội nguồn của dân tộc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận về cội nguồn Đất Nước đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện : 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện : 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đoan thơ là cách cảm nhận độc đáo, mới lạ, sâu sắc về cội nguồn hình thành, phát triển của Đất Nước. Qua cách cảm nhận của tác giả, Đất Nước hiện lên vừa thiêng liêng vừa sâu sắc; vừa lớn lao vừa gần gũi, thân thiết với mọi người. - Đoạn thơ góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm: giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc trữ tình chính luận. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
  7. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác , biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm: 10,0