Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Khối 12 - Năm học 2022-2023

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?

A. Sinh giới có chung một bộ mã di truyền.              B. Nhiều bộ ba khác nhau qui định một axit amin.

C. Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin          D. Mã di truyền được đọc không gối lên nhau.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ribôxôm?

A. Ribôxôm gồm hai tiểu đơn vị bằng nhau, hai tiểu đơn vị này chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã.

B. Được cấu tạo từ ARN và prôtêin histôn.          C. Ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân thực.

D. Ribôxôm gồm hai tiểu đơn vị lớn và bé, hai tiểu đơn vị này chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã

Câu 3: Để xác định một tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất qui định, người ta thường tiến hành

A. lai phân tích.              B. lai xa.             C. lai phân tích            D. lai khác dòng.

Câu 4: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.

B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

C. Đột biến gen luôn làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.

D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí gen trên NST

doc 9 trang Minh Uyên 24/06/2023 6290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Khối 12 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_khoi_12_nam_hoc_2022_2023.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Khối 12 - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT Năm học 2022 - 2023 Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 45 phút (40 câu trắc nghiệm) Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền? A. Sinh giới có chung một bộ mã di truyền. B. Nhiều bộ ba khác nhau qui định một axit amin. C. Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin D. Mã di truyền được đọc không gối lên nhau. Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ribôxôm? A. Ribôxôm gồm hai tiểu đơn vị bằng nhau, hai tiểu đơn vị này chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã. B. Được cấu tạo từ ARN và prôtêin histôn. C. Ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân thực. D. Ribôxôm gồm hai tiểu đơn vị lớn và bé, hai tiểu đơn vị này chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã Câu 3: Để xác định một tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất qui định, người ta thường tiến hành A. lai phân tích. B. lai xa. C. lai phân tích D. lai khác dòng. Câu 4: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. C. Đột biến gen luôn làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể. D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí gen trên NST Câu 5: Cấu trúc ADN sau không được tìm thấy ở đâu? A. Plasmit. B. Tế bào nhân thực C. Tế bào nhân sơ. D. Nhiễm sắc thể Câu 6: Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên NST Y, không có alen trên X. Một người đàn ông bị tật dính ngón 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai cũng bị tật này. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón từ A. bố B. mẹ. C. ông ngoại. D. bà nội. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
  2. A. Tần số hoán vị gen luôn bắng 50%. B. Các gen nằm càng gần nhau trên một NST thì tần số hoán vị gen càng cao. C. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bản đồ di truyền? A. Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách giữa gen đó đến tâm động. C. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN. D. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên NST của một loài Câu 9: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tát động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb D. AaBb, AABb. Câu 10: Các alen ở trường hợp nào có thể có sự tác động qua lại với nhau? A. Các alen cùng một lôcut. B. Các alen thuộc cùng hoặc khác lôcut nằn trên 1 NST. C. Các alen nằm trên các cặp NST khác nhau. D. Các alen cùng hoặc khác lôcut nằm trên cùng một cặp NST hoặc trên các cặp NST khác nhau. Câu 11: Khi nói về quá trình nhân đôi ADNở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong quá trình nhân đôi ADN các mạch mới tổng hợp và hoàn thiện đến đâu thì 2 phân tử ADN con đang được tổng hợp sẽ cuộn xoắn đến đó. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, giữa G với X và ngược lại. C. Kết thúc quà trình nhân đôi, từ một phân tử ADN tạo ra hai phân tử ADN con, trong đó có 1 ADN mới và 1 ADN cũ D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? A. Khi kết thúc quá trình nhân đôi, từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử ADN con, trong đó có 1 phân tử ADN có 1 mạch mới được tổng hợp gián đoạn, 1 mạch của mẹ và 1 phân tử ADN con trong đó có 1 mạch được tổng hợp liên tục, 1 mạch của mẹ. B. Chỉ diễn ra trong nhân tế bào. C. Ở sinh vật nhân sơ, 1 phân tử ADN chỉ mang thông tin qui định 1 loại chuỗi pôlipeptit. D. Phân tử protein có chứa liên kết peptit Câu 13: Quan sát hình sau và chọn đáp án đúng nhất.
  3. A. Gen điều hòa là một thành phần của Operon có chức năng tổng hợp prôtêin ức chế. B. Gen điều hòa không có vùng vận hành nên luôn tổng hợp prôtêin ức chế khi ARN pôlimeraza gắn vào vùng khởi động của nó. C. Khi không có lactôzơ, prôtêin ức chế sẽ gắn vào vùng vận hành giúp điều hòa hoạt động của gen phù hợp với điều kiện môi trường cũng như với sự phát triển bình thường của cơ thể D. Các gen cấu trúc Z, Y, A có từng vùng mã hóa, điều hòa và kết thúc riêng rẽ. Câu 14: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết. B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử C. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau. D. luôn tương tác với nhau cùng qui định một tính trạng. Câu 15: Cho các yếu tố sau: 1. Thành phần các nuclêôtit 2. Tâm động. 3. ADN 4. Đường pentôzơ 5. Đầu mút NST. 6. Nuclêôxôm Vật chất di truyền của sinh vật nhân thực giống với vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ ở mấy yếu tố? A. 3 B. 4. C. 6. D. 5. Câu 16: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ NST kí hiệu là AaBbDdEe bị rối loạn một cặp NST Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu NST là A. AaBbDDEe và AaBBddEe. B. AaBbDDdEe và AaBbdEe. C. AaBbDDddEe và AaBbEe C. AaBbDddEe và AaBbDEe. Câu 17: Khi nói về NST giới tính ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y đều không mang gen. B. Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen C. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp tương đồng. D. Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Câu 18: Quan sát hình vẽ mô tả cặp NST tương đồng cùng các alen A và a trên cặp NST này và đọc các phát biểu về đặc điểm của các alen của cùng một gen.
  4. 1. Cùng qui định một loại tính trạng hay một chức năng di truyền 2. Có trình tự sắp xếp của các nuclêôtit giống nhau. 3. Các alen được hình thành do quá trình đột biến gen 4. Cùng lôcut trên cặp NST tương đồng Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3 D. 4. Câu 19: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục do gen lặc a trên NST giới tính X qui định, không có alen tương ứng trên NST Y. Một trong các đặc điểm của bệnh này là A. chỉ xuất hiện ở nữ, không xuất hiện ở nam. B. xuất hiện phổ biến ở nữ, ít xuất hiện ở nam. C. di truyền trực tiếp từ bố cho 100% con trai. D. thường gặp ở nam, hiếm gặp ở nữ Câu 20: Quan sát hình vẽ thể hiện quan hệ giữa màu da người và số lượng alen trội trong kiểu gen, sau đó chọn đáp án đúng nhất. A. màu da ở người là một tính trạng do nhiều gen liên kết với nhau qui định. B. Người da có màu là người có chứa alen trội và alen lặn trong kiểu gen. C. Màu da ở người là một tính trạng do các gen tương tác theo kiểu đa hiệu qui định. D. Người da có màu trắng nhất là người chứa ít gen trội nhất Câu 21: Cho bộ NST 2n = 4 AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế bào sinh tinh giảm phân hình thành giao tử, trong đó: - 20% tế bào sinh tinh có xảy ra bắt chéo tại một điểm ở cặp NST Aa, còn cặp Bb thì không bắt chéo.
  5. - 30% tế bào sinh trứng có xảy ra hóab vị ở Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo. - Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại một đểm ở cả 2 cặp NST Aa và Bb. Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là A. 150. B. 200. C. 75 D. 100 Câu 22: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số NST đơn trong mỗi tế bào đang ở kì sau của nguyên phân là A. 22 B. 11. C. 12. D. 24. Câu 23: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau: Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng Phép lai nhịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Lấy hạt phấn cây F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có A. 100% cây hoa trắng. B. 100% cây hoa đỏ. C. 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. D. 75% cây hoa trắng : 25% cây hoa đỏ. Câu 24: Người ta tổng hợp một mARN từ một hổn hợp nuclêôtit có tỉ lệ A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Nếu sự kết hợp trong quá trình tổng hợp là ngẫu nhiên thì tỉ lệ bộ ba chứa nuclêôtit loại A là A. 65,8%. B. 52,6%. C. 72,6%. D. 78,4%. Câu 25: Cho các phép lai (P) giữa các cây tứ bội sau: 1. AaaaBBbb x AAAABBBb 2. AaaaBBBB x AaaaBBbb 3. AaaaBBbb x AAAaBbbb 4. AaaaBbbb x AaaaBBbb Biết rằng các cây tứ bội khi giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Nếu một cặp gen qui định một tính trạng và trội hoàn toàn thì phát biểu nào sau đây không đúng về kết quả ở đời F1 của phép lai trên? A. Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng B. Có 2 phép lai có 12 kiểu gen. C. Phép lai 4 cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong 4 phép lai trên. D. Có 3 phép lai cho 2 kiểu hình. Câu 26: Ở người, gen H: máu đông bình thường; h: máu khó đông, nằm trên NST giới tính X. Một gia đình có bố mẹ đều bình thường, sinh con trai máu khó đông và có hội chứng claiphentơ. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố. B. Mẹ XhXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố. C. Mẹ XHXH, bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ. D. Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ
  6. Câu 27: Ở gà, gen A qui định lông vằn trội hoàn toàn so với gen a qui định lông không vằn, cặp gen này nằm ở vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cho gà trống lông không vằn giao phối với gà mái lông vằn, thu được F1; cho F1 giao phối với nhau, được F2. Biết không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng? A. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn : 1 con lông không vằn B. F1 toàn gà lông vằn. C. Nếu cho gà mái lông vằn (P) giao phối với gà trống lông vằn F1 thì thu được đời con gồm 25% gà trống lông vằn; 25% gà trống lông không vằn; 50% gà mái lông vằn. D. F2 có 5 loại kiểu gen. Câu 28: Trong quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa D và d với tần số 18%. Tí theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị là A. 180. B. 820. C. 360. D. 640 Câu 29: Ở một loài thực vật, gen A quui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp, gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b qui định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố mẹ trong phép lai trên là A. x . B. x C. AaBb x aabb. D. AaBB x aabb. Câu 30: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ A. 1/12 B. 1/16. C. 1/8. D. 1/24. Câu 31: Quan sát quá trình giảm phân hình thành gia tử của 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen , các quá trình diễn ra bình thường, một học sinh đưa ra các dự đoán sau: 1. Trong trường hợp cả 5 tế bào này đều xảy ra trao đổi chéo thì có 4 loại giao tử tạo thành, tỉ lệ mỗi loại giao tử là 50% 2. Trong trường hợp có tiếp hợp, không có trao đổi chéo, thì kết quả của quá trình này chỉ tạo ra hai loại giao tử khác nhau. 3. Nếu tỉ lệ tế bào xảy ra hoán vị gen chiếm 80%, thì tỉ lệ giao tử tạo ra là 3 : 3 : 2 : 2 4. Nếu một tế bào nào đó có sự rối loạn phân li NST ở kì sau II sẽ làm giảm số loại giao tử của quá trình. Có bao nhiêu dự đoán phù hợp với lí thuyết? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3 Câu 32: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen qui định, tính trạng hình dạng do một cặp gen khác qui định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hohán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
  7. 1. F2 có 9 loại kiểu gen. 2. F2 có 5 loại kiểu gen cùng qui định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn 3. Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%. 4. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20% A. 1. B. 4. C. 3. D. 2 Câu 33: Giả sử xét 5 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa 1 phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N14 trong thời gian 4 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này thời gian thế hệ của vi khuẩn là 40 phút. Sau khoảng thời gia 4 giờ người ta thu được hai loại phân tử ADN. Có bao nhiêu nhận định sau đây sai? 1. Có 64 vi khuẩn được tạo ra 2. Thu được 10 phân tử ADN vùng nhân chứa cả N14 và N15. 3. Thu được 10 chuỗi pôlinuclêôtit vùng nhân chứa N15. 4. Thu được 10 chuỗi pôlinuclêôtit vùng nhân không chứa N15 A. 3. B. 2 C. 1. D. 4. Câu 34: Màu lông gà do một gen có hai alen qui định, alen trội là trội hoàn toàn. Lai gà trống lông trắng với gà mái lông đen (P), thu được F1 gồm 50% gà trống lông đen và 50% gà mái lông trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây sai? 1. Gen qui định màu lông nằm trên NST giới tính. 2. Cho gà F1 giao phối với nhau, thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình giống nhau ở giới đực và cái. 3. Cho gà F1 giao phối với nhau, thu được F2. Cho tất cả gà F2 giao phối ngẫu nhiên, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 81,25% gà lông đen : 18, 75% gà lông trắng. 4. Cho gà mái lông trắng giao phối với gà trống lông đen thuần chủng, thu được gà con toàn lông đen. A. 2. B. 1 C. 3. D. 4. Câu 35: Cho hai cây đều có quả tròn giao phấn với nhau, thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 56,25% cây quả dẹt : 37,5% cây quả tròn : 6,25% cây quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 1. Có 5 loại kiểu gen qui định quả tròn. 2. Cho tất cả các cây quả dẹt F2 tự thụ phấn, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 : 6 : 1 3. Cho tất cả các cây quả dẹt F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 có số cây quả dẹt chiếm tỉ lệ 2/9 4. Cho tất cả các cây quả dẹt F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 16 cây quả dẹt : 64 cây quả tròn : 1 cây quả dài. A. 1. B. 3 C. 4. D. 2 Câu 36: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở D d D cả hai giới với tần số như nhau, phép lai P: ♀X X x ♂ X Y thu được F1. Trong tổng số cá thể cái mang kiểu hình
  8. trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/33 ở F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây sai về kết quả ở F1? 1. Số cá thể mang 3 alen trội của 3 gen trên chiếm 36% 2. Số cá thể mang kiểu hình trội 1 trong 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 11/52 3. Có 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình 4. Số cá thể mang kiểu gen XDXd chiếm tỉ lệ 8% A. 4. B. 2. C. 3 D. 1. Câu 37: Ở một loài động vật, cơ thể có kiểu gen , cặp NST số 1 mang hai cặp gen A, a và B, b có hoán vị gen xảy ra; cặp NST số 2 mang hai cặp gen C, c và D, d liên kết hoàn toàn. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây? 1. Nếu 20% tế bào sinh dục đực có kiểu gen xảy ra hoán vị trong giảm phân thì tỉ lệ loại giao tử aB cd là 10% 2. Nếu có 1000 tế bào sinh dục đực có kiểu gen giảm phân, loại giao tử Ab CD chiếm 5% thì số tế bào giảm phân đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo là 400 3. Xét cặp NST số 2, nếu 1 tế bào không phân li trong giảm phân 2 ở cả 2 tế bào sinh ra từ giảm phân 1, thì cho 4 loại giao tử 4. Nếu ở một số tế bào sinh dục có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 2 giảm phân bình thường thì số loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là 26 A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa vàng; alen B qui định quả chín sớm trội hoàn toàn so với b qui định quả chín muộn. Lai cây (I) của loài này với 3 cây khác cùng loài, thu được kết quả sau: Phép lai (P) Tỉ lệ kiểu hình F1 Cây (I) x cây thứ nhất 3 cây quả đỏ, chín sớm : 3 cây quả đỏ, chín muộn : 1 cây quả vàng, chín sớm : 1 cây quả tròn, chín muộn Cây (I) x cây thứ hai 3 cây quả đỏ, chín sớm : 3 cây quả vàng, chín sớm : 1 cây quả đỏ, chín muộn : 1 cây quả vàng, chín muộn Cây (I) x cây thứ ba 1 cây quả đỏ, chín sớm : 1 cây quả đỏ, chín muộn : 1 cây quả vàng, chín sớm : 1 cây quả tròn, chín muộn Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng với dữ kiện của các phép lai trên? 1. 2 cặp gen đang xét có thể nằm tên 2 NST thường khác nhau 2. Cho cây thứ nhất tự thụ phấn, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 3. Phép lai giữa cây thứ nhất với cây thứ hai có thể cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gengiống với tỉ lệ phân li kiểu hình 4. Phép lai giữa cây thứ nhất với cây thừ ba và phép lai giữa cây thứ hai với cây thứ ba đều có thể cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1. A. 4. B. 3. C. 2 D. 1. Câu 39: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần củng (P), thu được F1 gôm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 16%. Biết rằng, mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Có bao nhiêu kết luận dưới đây đúng? 1. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40% 2. F2 có 5 loại kiểu gen cùng qui định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn 3. Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 32% 4. Ở F2, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 26%. A. 2. B. 1. C. 3 D. 2. Câu 40: Ở một loài động vật, cho P thuần chủng con đực chân cao giao phối với con cái chân thấp thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 chân cao : 1 chân thấp. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có kiểu hình
  9. chân cao chiếm 50% trong tổng số cá thể. Biết rằng ở F1 và F2 đều xảy ra hiện tượng phân li kiểu hình ở giới đục và giới cái như nhau; tính trạng do một gen có 2 alen qui định. Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Tính trạng di truyền lien kết giiới tính, gen mằm trên vùng không tương đồng của NST X. 2. Gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và phụ thuộc giới tính 3. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 3 chân cao : 1 chân thấp; giới cái là 1 chân cao : 3 chân thấp 4. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 1 chân cao : 3 chân thấp; giới cái là 3 chân cao : 1 chân thấp 5. Tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F1 và F2 đều là 1 : 1 A. 2. B. 4. C. 3 D. 1.