Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề 7 (Có đáp án)

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen?

A. Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%.

B. Càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn.

C. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST.

D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST.

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?

A. Mức phản ứng không được di truyền.

B. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

C. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.

D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau.

Câu 7: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứaalen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?

A. Bố mẹ phải thuần chủng.                                   B. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

C. Số lượng cá thể con lai phải lớn.           D. quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.

docx 4 trang Minh Uyên 24/06/2023 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_de_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây ? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. Câu 2: Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình tái bản của phân tử ADN, phát biểu không chính xác là: A. Quá trình tự nhân đôi không cần sử dụng các đơn phân ribonucleotit. B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. Câu 3: Trong những phát biểu dưới đây về quá trình phiên mã của sinh vật, số phát biểu đúng về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực là 1. Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã. 2. Enzim ARN polimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ – 3’. 3. mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra đến đó. 4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. 5. Đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau hình thành ARN hoàn chỉnh. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 4: Tế bào xôma lưỡng bội bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây: 1. Thể không nhiễm 2. Thể một nhiễm 3. Thể ba nhiễm 4. Thể bốn nhiễm Công thức nhiễm sắc thể của các loại tế bào theo thứ tự trên được viết tương ứng là: A. 2n - 2, 2n + 1, 2n + 2, 2n + 4. B. 2n, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2. C. 2n - 2, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2. D. 2n, 2n + 1, 2n + 3, 2n + 4. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%. B. Càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn. C. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST.
  2. D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST. Câu 6: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng? A. Mức phản ứng không được di truyền. B. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. C. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau. Câu 7: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứaalen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì? A. Bố mẹ phải thuần chủng. B. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn. C. Số lượng cá thể con lai phải lớn. D. quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường. Câu 8: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. ông nội. B. bố. C. mẹ. D. bà nội. Câu 9: Trường hợp đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hy đrô không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. B. thay thế cặp nuclêôtit. C. đảo vị trí hoặc thêm 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế cặp nuclêôtit cùng loại. Câu 10: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung: 1 – Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. 2 – Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3. 3 – Tiến hành thí nghiệm chứng minh. 4 – Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. Thứ tự đúng là A. 4, 2, 1 ,3. B. 4 ,1 ,2 ,3. C. 4, 3, 2, 1. D. 4, 2, 3 ,1. Câu 11: Trong số các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định không đúng về quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ? 1. Chiều dài của phân tử mARN đúng bằng chiều dài của vùng mã hoá của gen. 2. Phiên mã và dịch mã xảy ra gần như đồng thời. 3. Mỗi mARN chỉ mang thông tin di truyền của 1 gen 4.Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã x ong mARN mới được dịch mä. 5. Số lượng protein tạo ra bởi các gen trong cùng một operon thường bằng nhau. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 12: Sơ đồ thể hiện vai trò và quan hệ giữa gen và tính trạng A. mARN => Gen (ADN) => polipeptit => protein => tính trạng. B. Gen (ADN) => mARN => polipeptit => protein => tính trạng. C. mARN => Gen (ADN) => protein => tính trạng. D. Gen (ADN) => mARN => protein => tính trạng. Câu 13: Loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác? A. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng. B. Chuyển đoạn trong 1 NST. C. Đảo đoạn NST. D. Lặp đoạn NST. Câu 14: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?
  3. A. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm. B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm. C. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau. D. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm. Câu 15: P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với nhau được F1. F1 giao phối với nhau cho F2. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó hai loại gen trội khi đứng riêng đều xác định cùng một kiểu hình, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là: A. 9 : 6 : 1. B. 9 : 7. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 9 : 3 : 4. Câu 16: Cho các bệnh tật di truyền ở người: 1. Bệnh mù màu. 2. Hội chứng Đao. 3. Hội chứng Claiphento. 4. Bệnh bạch tạng. 5. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm. 6. Bệnh pheniketo niệu. 7. Bệnh ung thư máu. Những bệnh tật nào có thể gây bệnh liên quan đến đột biến NST? A. 3,5,6. B. 3,4,6. C. 2,3,7. D. 2,3,5. Câu 17: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng A. tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P B. tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P. C. tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị. D. tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị. Câu 18: Trên mạch mang mã gốc của gen xét một mã bộ ba 3'AGX5'. Côđon tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là: A. 5'GXT3'. B. 5'GXU3'. C. 5'XGU3'. D. 5'UXG3'. BD Câu 19: Cơ thể có kiểu gen Aa có hoán vị giữa 2 gen với tần số 20% , về mặt lí thuyết thì bd giảm phân sẽ cho loại giao tử A BD với tỉ lệ: A. 10%.B. 5%. C. 40%.D.20%. Câu 20: Ở lúa có 2n = 24. Có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một? A. 25 B. 23 C. 26 D. 48 Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hóa B. Có 64 bộ 3 đều mã hóa cho các axit amin C. Mã di truyền có tính đặc hiệu D. Mã di truyền là mã bộ 3 II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1(1 điểm): Trình bày đặc điểm của quần thể giao phối gần , giao phối cận huyết ? Tại sao luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời ? Câu 2(1 điểm): Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,1AA : 0,7Aa : 0,2aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ F1 là bao nhiêu? Câu 3 (1 điểm): Cho quần thể có cấu trúc 600 cá thể có kiểu gen AA , 200 cá thể có kiểu gen Aa , 200 cá thể có kiểu gen aa. - Tìm tần số alen A,a của quần thể? - Tìm cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng ? HẾT
  4. ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1 D 2 A 3 B 4 C 5 B 6 A 7 D 8 C 9 D 10 A 11 C 12 B 13 A 14 C 15 A 16 C 17 D 18 D 19 D 20 B 21 B II. PHẦN TỰ LUẬN CÂU HD CHẤM CÂU1 - Đặc điểm của quần thể phối gần , giao phối cận huyết : Qua các thế hệ giao 0,5 điểm phối gần thì tần số kiểu gen dị hợp giảm dần và tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần. - Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời do tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng đặc biệt là những kiểu gen lặn có hại . 0,5 điểm CÂU2 Quần thể 0,1AA : 0,7Aa : 0,2aa tự thụ F1 có tỉ lệ dị hợp 1 1 (Aa) = 0,7. = 0,35 1 điểm 2 CÂU3 2.600 200 0,5 điểm Tần số alen A: pA = = 0,7 2.1000 Tần số alen a: qa = 1- 0,7 = 0,3 Cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 0,49AA:0,42Aa:0,09aa = 1 0,5 điểm