Đề thi 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 12 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

...Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.

      Là thế hệ của thế kỷ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những 
biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và 
bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm 
nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard 
Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay 
sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã 
chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?

Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt 
hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?

Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để 
học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.

Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những 
thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người 
thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một 
phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21...”

(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý -

THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 2. Anh/chị hãy cho biết tác dụng của phép điệp cấu trúc “Đối mặt với ...” được sử dụng ở 
đoạn văn cuối? 

pdf 3 trang Minh Uyên 28/06/2023 7680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_15_phut_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_de_12_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 12 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI 15 PHÚT – ĐỀ 12 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 15 phú t Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỷ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa? Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu. Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21 ” (Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên. 1
  2. Câu 2. Anh/chị hãy cho biết tác dụng của phép điệp cấu trúc “Đối mặt với ” được sử dụng ở đoạn văn cuối? Câu 3. Nêu một số thông điệp quan trọng mà thầy giáo muốn nhắn gửi đến các em học sinh qua nội dung bài phát biểu. 2
  3. Đáp án đề 12 Câu 1: Phong cách ngôn ngữ chính luận Câu 2: Tác dụng của phép điệp cấu trúc: - Tạo nhịp điệu giục giã. - Nhấn mạnh và khẳng định sự cần thiết của thái độ dũng cảm đối đầu với thách thức của các bạn học sinh. Câu 3: Học sinh có thể tùy theo hiểu biết cá nhân mà đưa ra các thông điệp khác nhau, cần đảm bảo tính hợp lý, thuyết phục và logic. Nêu ra được ít nhất hai thông điệp. Ví dụ: - Cần chuẩn bị tâm thế để lựa chọn nghề nghiệp; tìm hiểu về nghề nghiệp hiện tại và nghề nghiệp trong tương lai để có lựa chọn đúng đắn. - Cần dũng cảm để thay đổi. - Cần đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, không nên lảng tránh, bị động mà cần chủ động, linh hoạt. - Cần có tư duy phản biện để giúp con người trưởng thảnh trong một xã hội đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. 3