Đề thi giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1. Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac? 
A. Gen điều hoà (R). B. Vùng vận hành (O). 
C. Vùng khởi động (P). D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A). 
Câu 2. Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá 
thể 
A. có kiểu hình khác nhau. B. có cùng kiểu gen. 
C. có kiểu hình giống nhau. D. có kiểu gen khác nhau. 
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến đa bội? 
A. Bệnh hồng cầu hình liềm là dạng đột biến đa bội 
B. Có các loại như thể ba, thể một 
C. Do sự không phân li của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. 
D. Do sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể. 
Câu 4. Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là 
A. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. 
B. đều diễn ra trong nhân tế bào. 
C. đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.  
D. đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.
pdf 14 trang Minh Uyên 24/06/2023 8660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_de_so_2_co_huong_dan_gi.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I – ĐỀ SỐ 2 MÔN: SINH HỌC – LỚP 12 Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì I của chương trình sách giáo khoa Sinh học 12. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Sinh 12. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì I – chương trình Sinh 12. Câu 1. Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac? A. Gen điều hoà (R). B. Vùng vận hành (O). C. Vùng khởi động (P). D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A). Câu 2. Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể A. có kiểu hình khác nhau. B. có cùng kiểu gen. C. có kiểu hình giống nhau. D. có kiểu gen khác nhau. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến đa bội? A. Bệnh hồng cầu hình liềm là dạng đột biến đa bội B. Có các loại như thể ba, thể một C. Do sự không phân li của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. D. Do sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Câu 4. Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là A. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. B. đều diễn ra trong nhân tế bào. C. đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN. D. đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza. Câu 5. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXA × XaY. B. XAXa × XAY. C. XAXa × XaY. D. XaXa × XAY.
  2. Câu 6. Một loài thực vật, xét hai cặp gen (Aa và Bb) trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Trong kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, có một trong 2 loại alen trội A hoặc B quy định hoa hồng, không có alen trội nào quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: A. 9: 3: 3: 1. B. 9: 6: 1. C. 9: 3: 4. D. 12: 3: 1. Câu 7. Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđon kết thúc A. 3’AGG5’ B. 3’AXA5’ C. 3’AAT5’ D. 3’AXX5’ Câu 8. Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng? (1). Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này. (2). Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quy trình phân bào. (3). Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể (4). Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi. (5). Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau. A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4) C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (4). Câu 9. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 35 : 35 : 1 : 1. B. 9 : 3 : 3 : 1. C. 105 : 35 : 3 : 1. D. 105 : 35 : 9 : 1. Câu 10. Hình 3 là sơ đồ hoạt động của các gen trong opêrôn Lac. Quan sát hình và cho biết những phát biểu nào sau đây đúng?
  3. I. Khi không có lactôzơ, gen điều hòa vẫn được phiên mã. II. Liên kết giữa prôtêin ức chế với vùng O là liên kết đặc hiệu. III. Sự có mặt của lactôzơ làm cho enzim ARN polimeraza không bám được vào vùng P. IV. Các gen Z, Y, A được đóng, mở cùng lúc. A. I, III, IV. B. II, III, IV C. I, II, III. D. I, II, IV. Câu 11. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, 2 cặp gen này phân li độc lập. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao, hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, số cây có 4 alen trội ở F2 chiếm tỉ lệ A. 3/8 B. 9/16 C. 9/64 D. 1/4 Câu 12. Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây hoa đỏ × Cây hoa đỏ, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phần ngẫu nhiên, thu được F2 có cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 3:1 B. 15: 1 C. 7:1 D. 5:3 Câu 13. Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 4n có thể phát triển thành thể đột biến nào sau đây? A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội. Câu 14. Nếu một đoạn mạch bổ sung của gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit như sau: 5' TAXATGATGXTGTTT 3’ thì mARN tương ứng là: A. 3’ AAAXAGXAUXAUGUA 5’.
  4. B. 5’ AUGAUGAUGXUGUUU 3’. C. 3’ UUUGUXGUAGUAXAU 5’. D. 5’ AAAXAGXAUXAUGUA 3’. Câu 15. Có 12000 tế bào giảm phân hình thành giao tử, tần số HVG là 30%. Số tế bào có trao đổi chéo là A. 6000 B. 1200 C. 7200 D. 6400 Câu 16. Một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) đều có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng chiếm 50%. Cho các phát biểu sau: I. F1 có 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng. II. F1 có 3 loại kiểu gen. III. F1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen. IV. F1 có số cây mang kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỷ lệ lớn hơn so với mỗi loại kiểu hình còn lại. Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 17. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là: A. 14:1:1:4 B. 1:1:1:1. C. 3:3:1:1. D. 19:19:1:1. Câu 18. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là: A. Lai xa B. Lai và phân tích cơ thể lai C. Lai thuận nghịch D. Lai phân tích Câu 19. Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây đúng? A. Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một hoặc một số cặp Nucleotit B. Đột biến gen tạo ra nhiều tổ hợp gen mới cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa, chọn giống C. Các dạng đột biến điểm là: mất một cặp nucleotit, thêm một cặp nucleotit, thay thế một cặp nucleotit D. Đột biến gen chủ yếu có lợi , một số có hại và trung tính cho thể đột biến
  5. Câu 20. Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Gen đã bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit X-G bằng cặp T-A. B. Mã di truyền từ bộ ba đột biến trở về sau sẽ bị thay đổi. C. Dạng đột biến gen này được gọi là đột biến dịch khung. D. Đột biến đã xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ 3 của gen. Câu 21. Một gen có chiều dài là 4080 Å và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của gen đó sẽ là A. A = 320, T = 160, G = 200, X = 520 B. A = 320, T = 200, G = 200, X = 320. C. A = T = 320, G = X = 200. D. A = 320, T = 200, G = 200, X = 480 Câu 22. Cho cây hoa đỏ (P) có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ : 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa trắng ở F1, số cây đồng hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ A. 12/37. B. 18/37. C. 7/37 D. 9/32. Câu 23. Cho các kết luận sau: (1) Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ. (2) Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào. (3) Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ. (4) Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác. (5) Các tính trạng di truyền vẫn tuân theo các quy luật di truyền NST. Có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về đặc điểm của gen ngoài nhân? A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 24. Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen? A. AAbbdd. B. AaBbDd.
  6. C. AABbDd. D. aabbdd. Câu 25. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy AB AB định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: XDXd × XDY, ab ab thu được F1. Ở F1 có tổng số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 53,75%. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1, số ruồi có kiểu gen không thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 21/40 B. 6/7 C. 1/7 D. 7/20 Câu 26. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất 1 cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là A. A = T = 1199; G = X = 1800. B. A = T = 1799; G = X = 1200. C. A = T = 899; G = X = 600. D. A = T = 1800; G = X = 1200. Câu 27. Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là A. aaBB. B. aaBb. C. AAbb. D. AAbb hoặc aaBB. Câu 28. Một gen có chiều dài 408nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tỷ lệ G1/A1 = 9/14 II. Tỷ lệ G1+T1/A1+X1 = 23/57 III. Tỷ lệ A1+T1/G1+X1 = 3/2 IV. Tỷ lệ T+G/A+X = 1 A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 29. Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng A. lặp đoạn B. đảo đoạn C. mất đoạn nhỏ D. chuyển đoạn
  7. Câu 30. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN là vai trò của enzim nào? A. Ligaza B. ADN polimeraza C. Enzim tháo xoắn D. ARN polimeraza Hết
  8. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. A 2. B 3. D 4. A 5. B 6. B 7. A 8. A 9. B 10. D 11. C 12. B 13. D 14. C 15. C 16. B 17. A 18. B 19. C 20. A 21. A 22. A 23. D 24. B 25. C 26. B 27. B 28. A 29. C 30. B Câu 1 Gen điều hòa không thuộc cấu trúc của operon Lac. Chọn A Câu 2 Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau. Chọn B Câu 3 Phát biểu đúng về đột biến đa bội là: D A sai, bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen. B sai, thể ba thể một là đột biến lệch bội. C sai, nếu 1 số cặp NST không phân li sẽ dẫn tới đột biến lệch bội. Chọn D Câu 4 Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. B sai, dịch mã diễn ra ở tế bào chất C sai, đều diễn ra sau quá trình nhân đôi. D sai, phiên mã mới có sự tham gia của ARN polimeraza. Chọn A Câu 5
  9. XAXa × XAY → XAXA : XAXa : XAY :XaY → 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng Chọn B Câu 6 AaBb × AaBb → 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb→ KH: 9 hoa đỏ: 6 hoa hồng: 1 hoa trắng. Chọn B Câu 7 Đột biến điểm là đột biến xảy ra ở 1 cặp nucleotit. Bộ ba kết thúc gồm 3 codon: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UAG3’, ta nhận thấy không có X trong đó → triplet 3’AGG5’ quy định codon 5’UXX3’ không thể đột biến để tạo thành codon kết thúc. Chọn A Câu 8 Đáp án đúng là :(1), (2), (5) 3 sai, tâm động vị trí tâm động có thể thay đổi → NST có nhiều hình dạng và cấu trúc khác nhau 4 sai, điểm bắt đầu nhân đôi là điểm khởi đầu tái bản , tâm động không là vị trí nhân đôi Chọn A Câu 9 Xét locus gen số 1: Aaaa × Aaaa → (1/2 Aa : ½ aa) × (1/2 Aa : 1/6 aa) → phân ly kiểu hình 3: 1 Xét locus gen số 2: Bbbb × Bbbb → (1/2 Bb : 1/2 bb) × (1/2 Bb : 1/2 bb) → phân ly kiểu hình 3:1 Vậy phân ly kiểu hình chung là: (3:1)(3:1) ↔ 9:3:3:1 Chọn B Câu 10 I. Đúng. Gen R phiên mã cả khi không có lactose II. Đúng. Prôtêin ức chế của gen gen R chỉ liên kết với vùng O của operon Lac.
  10. III. Sai. Khi có lactôzơ, ARN liên kết được với vùng P và khởi đầu phiên mã của các gen cấu trúc. IV. Đúng. Các gen trong cùng một operon được đóng, mở cùng lúc. Chọn D. Câu 11 F1: 3 thân cao hoa đỏ: 1 thân cao hoa trắng → Bb × Bb Ta thấy F2 có 4 loại kiểu hình → ở F1 có Aa. P: AABb × AaBb → F1: (1AA:1Aa)(1BB:2Bb:1bb) ↔ tỉ lệ giao tử (3A:1a)(1B:1b) Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên: (3A:1a)(1B:1b) × (3A:1a)(1B:1b) Tỉ lệ số cây có 4 alen trội: AABB = (3/4 A)2×(1/2 B)2 = 9/64 Chọn C Câu 12 Đời F2 có xuất hiện hoa trắng → F1 có cây Aa. P: Aa × AA → F1: 1AA:1Aa → tỉ lệ giao tử: 3A:1a Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên: (3A:1a)(3A:1a) → 9AA:6Aa:1aa Kiểu hình: 15 hoa đỏ:1 hoa trắng. Chọn B Câu 13 Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 4n sẽ phát triển thành thể tứ bội A: Thể ba: 2n + 1 B: Thể một: 2n - 1 C: Thể tam bội: 3n Chọn D Câu 14 Mạch gốc: 5' TAXATGATGXTGTTT 3’ mARN: 3’ UUUGUXGUAGUAXAU 5’ Chọn C Câu 15 Phương pháp: Tần số HVG = 1/2 tỉ lệ tế bào có HVG
  11. Cách giải: Tỉ lệ tế bào có HVG là: 30% → tỉ lệ tế bào có trao đổi chéo là 60% Số lượng tế bào có xảy ra trao đổi chéo là: 12000 × 0,6 = 7200 Chọn C Câu 16 Giả sử 2 cặp gen đó là Aa và Bb P trội về 2 tính trạng, F1 có kiểu gen AAbb và aaBB → P dị hợp 2 cặp gen. Nếu các gen PLĐL thì AAbb + aaBB = 2×0,25×0,25 = 0,125 ≠ đề cho → Hai gen liên kết hoàn toàn, P dị hợp chéo. P: Ab//aB × Ab//aB → 1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB I đúng. Chỉ có kiểu gen Ab/aB II đúng. III đúng, tỷ lệ đồng hợp 2 cặp gen = tỷ lệ dị hợp 2 cặp gen IV đúng, tỷ lệ trội về 2 tính trạng chiếm tỷ lệ lớn nhất. Chọn B Câu 17 Cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn có kiểu gen + nếu 2 gen PLĐL là 9:3:3:1 + nếu liên kết hoàn toàn: 1:2:1 + nếu có HVG phụ thuộc vào tần số HVG Mặt khác khi cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn tỷ lệ kiểu hình tuân theo công thức: Trội, trội = 0,5 + lặn, lặn→ tỷ lệ 14:1:1:4 là phù hợp Chọn A Câu 18 Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là lai và phân tích cơ thể lai. Chọn B Câu 19 Phát biểu đúng về đột biến gen là: Các dạng đột biến điểm là: mất một cặp nucleotit, thêm một cặp nucleotit, thay thế một cặp nucleotit A sai, đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit. B sai, đột biến gen tạo ra các alen mới.
  12. D sai, đột biến gen đa số là trung tính. Chọn C Câu 20 Quan sát hình ta thấy bộ ba UUU mã hóa cho Phe đã bị đột biến trở thành UUG mã hóa cho Leu. Mã di truyền bị thay đổi từ điểm đột biến → đây là đột biến mất 1 cặp T – A. A sai. Chọn A Câu 21 Phương pháp: CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L = N/2 × 3,4 (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2 G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2 Cách giải: Tổng số nucleotit của gen là: N = 2 × 4080 : 3,4 = 2400 nucleotit. Ta có A=20%N = 480 = T; G = X = 720 Trên mạch 1 của gen có G1 =200 → X1 = G – G1 = 520 A1 = 320 → T1 = A – A1 = 160 Chọn A Câu 22 P: AaBbDd × AaBbDd Hoa đỏ = 27/64 = (3/4)3 → A-B-D- hoa đỏ; còn lại là hoa trắng. 2 Ở F1 cây hoa trắng đồng hợp 1 cặp gen là: 3 × 1/4 × (1/2) = 3/16 Trong số cây hoa trắng ở F1, số cây đồng hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 12/37. Chọn A Câu 23 (1) sai, kết quả của phép lai thuận và nghịch là khác nhau (2) sai, các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào. (3) sai, gen ngoài nhân biểu hiện ở 2 giới như nhau. (4) đúng. (5) sai, các tính trạng sẽ tuân theo quy luật di truyền theo dòng mẹ.
  13. Chọn D Câu 24 Cơ thể AaBbDd là cơ thể có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen. Chọn B Câu 25 Phương pháp: Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2 Cách giải: Ta có A-B-XD- + A-bbXdY = (0,5 + aabb)×0,75 + (0,25 – aabb)×0,25 = 0,5375 Giải phương trình thu được aabb = 0,2 = ab♀ ×0,5 → ab♀ =0,4 là giao tử liên kết, f= 20% Ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ:A-B-XDX = (0,5+ 0,2aabb)×0,5 =0,35 AABBXDXD = (0,4×0,5)×0,25 =0,05 Trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 có số có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/7 Chọn C Câu 26 Phương pháp: CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G x Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi x lần: Nmt = N × (2 – 1) Cách giải: Gen D có H = 2A + 3G = 3600; A/G = 2/3 ↔ A = T = 900; G = X= 600 Gen D bị đột biến thành gen d → mất 1 cặp A-T → số nucleotide của gen d: A = 899, G = 600 Dd nguyên phân 1 lần → số nucleotide môi trường cung cấp = số nucleotide trong kiểu gen Dd : A= 900 + 899 = 1799, G = 600 + 600 = 1200. Chọn B Câu 27 Tỷ lệ kiểu hình ở đời sau: 4 tròn:3 dẹt:1 dài Có 8 tổ hợp → tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung A-B-: dẹt; A-bb/aaB-: tròn; aabb: dài
  14. P: AABB(dẹt) × aabb (dài)→ F1: AaBb (dẹt) F1 × quả tròn (A-bb/aaB-) →aabb → cây quả tròn dị hợp: Aabb hoặc aaBb Chọn B Câu 28 Phương pháp: A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2 G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2 CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L = N/2 × 3,4; 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å Cách giải: Tổng số nucleotit của gen là: N = 2 x L : 3,4 = 2400 %A = 20%N → A = T = 480; G = X = 720 Trên mạch 1: T1 = 200 →A1 = 480 – 200 = 280 G1 = 15% N/2 = 180 → X1 = 720-180=540 Mạch 2 : A2 = T1 = 200 ; G2 = X1 = 540 ; T2 = A1 = 280 ; X2 = G1= 180 Xét các phát biểu : I. đúng, Tỷ lệ G1/A1 = 180/280 = 9/14 II. sai, Tỷ lệ G1+T1/A1+X1= (180+200) / (280+540) =19/41 III.Sai, Tỷ lệ A1+T1/G1+X1 = 480/720 = 2/3 IV.đúng Tỷ lệ T+G/A+X = 1 Chọn A Câu 29 Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng mất đoạn nhỏ. Chọn C Câu 30 Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN là vai trò của enzim ADN polimeraza. Chọn B