Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 2 (Có đáp án)

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

      Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu 
có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một 
hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông 
cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình 
hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự 
vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng 
hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ 
chối.

                  (Dẫn theo giaoduc.net.vn)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?

Câu 2: Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba 
gia đình nghèo?

Câu 3: Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những 
gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không? Vì 
sao? 

pdf 4 trang Minh Uyên 28/06/2023 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_12_de_2_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ 2 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối. (Dẫn theo giaoduc.net.vn) Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính? Câu 2: Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo? Câu 3: Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không? Vì sao? Phần II: Làm văn (7,0 điểm) 1
  2. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ. 2
  3. Đáp án đề 2 Phần I 1. Văn bản được viết theo phương thức tự sự là chính (0,5 điểm) 2. Người đàn ông nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện (1,0 điểm) 3. Phản đối cách ứng xử của gia đình thứ ba vì: người đàn ông nhiệt tâm với từ thiện thì không thể có hành động bố thí được giúp người vì lòng hảo tâm (1,5 điểm) Phần II MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận TB: - Thờ ơ, tỏ vẻ không quan tâm đến sống chết của A Phủ. - Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị lại nhớ đến cuộc đời đầy vết sẹo của mình, Mị phẫn nộ, Mị căm tức nhà thống lý Pá Tra, những kẻ độc ác, chúng nó bắt “người ta chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. - Mị thấy xót xa, Mị thấy thương cảm cho A Phủ, Mị càng nghĩ lại càng thấy không cam lòng, thấy đau đớn thay cho một kiếp người. - Giọt nước mắt của A Phủ, giọt nước mắt của một con người vô tội, một con người khao khát sự sống, tựa như giọt nước tràn ly đã thôi thúc sự phản kháng, lòng trắc ẩn trong tâm hồn Mị. 3
  4. → Mị không còn sợ nữa, không sợ cường quyền, thần quyền gì nữa, Mị trở nên mạnh mẽ, như một người hùng cắt dây trói cho A Phủ, Mị bất chấp tính mạng mình để anh được sống. Cứu A Phủ cũng là cứu chính tâm hồn, cứu cuộc đời của Mị. - Mị đã thật sự phản kháng, Mị vùng dậy chống lại số phận, Mị muốn làm chủ số phận của mình, Mị quyết định bỏ trốn theo A Phủ. → Biểu hiện rõ nét nhất về khao khát được sống, niềm ham sống, khao khát tự do mãnh liệt của Mị, một con người vốn tưởng tâm hồn đã trơ lỳ như gỗ đá, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. * Nghệ thuật KB: - Khái quát lại vấn đề. 4