Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Chắc có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng luôn đi tìm cho mình một câu trả lời về 
đất nước. Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có 
thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha 
mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những 
mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành 
ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao 
biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng…

    Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây 
đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những 
kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người 
với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê 
hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.” 

Câu 1: Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2: Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển 
khai theo phương pháp nào? 

pdf 7 trang Minh Uyên 28/06/2023 5580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_12_de_3_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chắc có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng luôn đi tìm cho mình một câu trả lời về đất nước. Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.” Câu 1: Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên Câu 2: Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo phương pháp nào? 1
  2. Câu 3: Tại sao tác giả nói: Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho gãy gọn, rõ ràng. Câu 4: Từ văn bản trên, anh/chị hãy nên suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thanh niên với đất nước (Trình bày khoảng 6 đến 8 dòng) Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy biết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến nên trong phần đọc hiểu: Gia đình và quê hương là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Câu 2 (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã ba lần nói tới “nắm lá ngón”. Những ngày Mị mới về làm dâu nhà thống lý Pá Tra: "Mị ném nắm lá ngón xuống đất. Nắm lá ngón Mị đã đi tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết". Khi đã chấp nhận trở lại làm dâu nhà thống lý: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Trong đêm tình mùa xuân: "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa". Phân tích tâm lý nhân vật Mị qua 3 lần xuất hiện hình ảnh nắm lá ngón trên. Từ đó, anh/chị hãy làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Mị. (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 2
  3. Đáp án đề 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1: - Nội dung chính: Bàn về tình yêu đất nước được bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu quê hương - PTBĐ: Nghị luận Câu 2: - Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn - Đoạn văn triển khai theo phương pháp quy nạp Câu 3: Giải thích: - Đất nước là những gì hiện hữu quanh ta, là tất cả từ vật chất đến tâm hồn. - Khái niệm về đất nước được mỗi người hiểu theo một khía cạnh khác nhau. Với người này là thiên nhiên, cảnh vật, với người kia là cha mẹ, gia đình, - Thoạt đầu chính ta cũng khó mà định nghĩa cho trọn vẹn khái niệm đất nước. - Trong trái tim của mỗi người dân đất Việt có dòng máu Lạc Hồng đang chảy và ngân vang muôn điệu về dòng giống Rồng tiên. Câu 4: - Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước. Viết đoạn văn đảm bảo các ý: 4
  4. - Vì sao thế hệ trẻ lại cần phải có trách nhiệm với đất nước? - Trách nhiệm đó là gì? - Để thực hiện trách nhiệm đó cần phải làm gì? PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1: - Nêu vấn đề - Giải thích: + Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu như ruột thịt của mỗi chúng ta. Đó là nơi bao bọc, che chở, nâng đỡ mỗi con người trên bước đường trưởng thành. + Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi con người khi chào đời. Nơi đó có mọi người ta quen biết thân thiết, có cánh diều vi vu, có những kỉ niệm bên bạn bè, người thân, + Chiếc nôi nâng đỡ nghĩa là từ thuở còn nằm trong nôi, mỗi người đều được ươm ủ trong những câu hát ru à ơi đầy yêu thương của mẹ, của bà. Không những thế “chiếc nôi” ấy còn là sự bao bọc, chở che cho con người sau hành trình dài lưu lạc khi tìm về chốn cũ thân thương. Như vậy: gia đình và quê hương chính là nguồn cội, là nơi bắt đầu để hình thành tình yêu thương trong mỗi con người. - Bàn luận: + Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi đó có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong 5
  5. sự yêu thương đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lý của trẻ. + Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Dù ai đi đâu, về đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở phải nhớ về quê hương. + Mỗi người chỉ có một nguồn cội - Bài học nhận thức và hành động: Câu 2: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm * Giới thiệu nhân vật Mị - Nhan sắc: Trai đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị - Tài năng: Thổi sáo, thổi lá - Phẩm chất tốt đẹp. → Mị xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của cường quyền, thần quyền vùi giập. * Phân tích hình ảnh nắm lá ngón trong ba lần xuất hiện: Lần thứ nhất: - Bối cảnh xuất hiện: Khi mới về làm dâu nhà thống lý, nỗi đau đớn tủi cực khiến Mị sống không bằng chết. Cô tìm về cha, định từ biệt cha rồi ăn lá ngón tự tử. - Nội dung, ý nghĩa: 6
  6. + Lá ngón xuất hiện đầu tiên như một lối thoát. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng đây là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng – một hình thức phản kháng bị động. + Tố cáo sự dã man, tàn bạo của xã hội ép buộc người dân lương thiện đến bước đường cùng. Lần thứ hai: - Bối cảnh xuất hiện: Khi Mị chấp nhận quay trở về nhà thống lý, tiếp tục sống kiếp dâu gạt nợ. Dần dần ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi, ý thức phản kháng mất đi, Mị không còn nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử nữa. - Nội dung, ý nghĩa: + Lá ngón phai mờ tượng trưng cho lòng ham sống đã nguội lạnh + Sự buông bỏ là kết cục của cuộc đấu tranh trong đơn độc, dai dẳng cuối cùng kết thúc bằng sự mệt mỏi và tuyệt vọng. Lần thứ ba: - Bối cảnh xuất hiện: đêm tình mùa xuân với tiếng sáo làm hồi sinh sức sống trong Mị. - Nội dung, ý nghĩa: + Lá ngón lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải thoát Mị khỏi địa ngục trần gian. + Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”. 7
  7. * Đánh giá về chi tiết “nắm lá ngón” - Cho thấy đầy đủ chân dung nhân vật Mị - một cô gái miền núi với sức sống mãnh liệt - Góp phần truyền tải đầy đủ tư tưởng, nội dung mà tác giả muốn gửi gắm + Giá trị hiện thực: Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ + Giá trị nhân đạo: Bày tỏ sự đồng cảm của tác giả, lên án tố cáo xã hội. 8