Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 15 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan 
hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực 
cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác 
sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được. Có thể xem như đó là trò đánh 
bóng bàn về lời nói và cảm xúc. Có khi, lời qua tiếng lại trở nên dữ dội như một trận đấu võ 
đài chứ không còn đơn giản, nhẹ nhàng như một trận bóng bàn nữa.

   Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế 
nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống 
suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, 
tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển 
mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng 
như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và 
trưởng thành. Vì vậy, chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.

(Tư duy tích cực, Frederic Labarthe)

Câu 1: Nêu những phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực. 

pdf 6 trang Minh Uyên 28/06/2023 6580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 15 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_ki_1_ngu_van_lop_12_de_15_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 15 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 – ĐỀ 15 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được. Có thể xem như đó là trò đánh bóng bàn về lời nói và cảm xúc. Có khi, lời qua tiếng lại trở nên dữ dội như một trận đấu võ đài chứ không còn đơn giản, nhẹ nhàng như một trận bóng bàn nữa. Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Vì vậy, chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực. (7˱GX\WtFKF͹F, Frederic Labarthe) Câu 1: Nêu những phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực. Câu 3: Xác định và cho biết hiệu quả của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong câu: ³Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành.” 1
  2. Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vàn cách trở (Sóng – Xuân Quỳnh) 2
  3. Đáp án đề 15 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: - Theo tác giả, chúng ta “hãy gieo những suy nghĩ tích cực” vì: + Khi chúng ta tập trung suy nghĩ tích cực, thì suy nghĩ đó sẽ chuyển mình và bắt đầu lớn lên. + Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Câu 3: - Biện pháp tu từ cú pháp: Chêm xen - Hiệu quả biểu đạt: Bổ sung thêm thông tin cho câu, làm rõ đặc điểm của đối tượng đứng trước. Cụ thể ở đây là trạng thái sẵn sàng thay đổi thức dậy, chuyển mình và trưởng thành của phẩm chất con người trước những lời nói và hành động tích cực. Câu 4: Học sinh thể hiện và lý giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật Gợi ý: - Đồng ý. vì nhận thức sẽ định hướng lời nói, tư tưởng và hành động. Tư tưởng và hành động sẽ tạo nên cuộc sống, số phận của mỗi con người. - Không đồng ý, vì có trường hợp, vì một lý do nào đó, nhận thức của con người không gắn liền với lời nói và hành động. Hoặc có những con người, cuộc đời của họ không diễn ra đúng như họ nhận thức. 4
  4. - Vừa đồng ý vừa không đồng ý vì trong cuộc sống, đa phần con người sẽ sống cuộc đời như mình nghĩ. Song cũng có khi, cuộc sống thực tại diễn ra không giống như nhận thức. II. LÀM VĂN * Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập +RDG͕FFKL͇QKjR. * Vị trí đoạn trích * Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu - Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch. - Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được - Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ: Lòng em nhớ đến anh 5
  5. Cả trong mơ còn thức Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu. - Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương - Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là "phương anh", vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có "phương anh" và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy. - Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng. Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vàn cách trở - Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có muôn vàn cách trở cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn, thử thách. → Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa. 6
  6. * Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt - Lời thơ vừa da diết ở chiều sâu cảm xúc vừa thấm đượm ý vị triết lý. - Hình tượng “sóng” và “em”, phép điệp, nhân hóa, liệt kê, đối xứng, * Kết luận. - Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng - Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”, ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, - Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. 7