Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 5 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc 
xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tuỳ 
thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó. Con người có tri thức, có kĩ năng sống 
cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể 
làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải 
xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, 
gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.

(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào, NXB GD Việt Nam, 2010)

Câu 1. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 3. Theo tác giả của đoạn trích trên, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá 
là con người như thế nào? (1,0 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan 
niệm: biết sống làm người là biết làm việc tốt. (1,0 điểm) 

pdf 5 trang Minh Uyên 28/06/2023 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_ki_1_ngu_van_lop_12_de_5_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 – ĐỀ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tuỳ thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó. Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người. (Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào, NXB GD Việt Nam, 2010) Câu 1. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 3. Theo tác giả của đoạn trích trên, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người như thế nào? (1,0 điểm) Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: biết sống làm người là biết làm việc tốt. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Con sóng dưới lòng sâu 1
  2. Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương (Trích Sóng – Xuân Quỳnh) 2
  3. Đáp án đề 5 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Câu chủ đề của đoạn trích: Vì thế, gốc rễ của chân lý làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người. Câu 2: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận Câu 3: - Theo tác giả, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người có lý tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và có thói quen hành vi tốt. Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải hướng vào các ý cơ bản sau đây: - Đây là quan niệm sống đúng đắn. Khi làm việc tốt, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho xã hội và nhận được sự yêu mến của mọi người. - Nhiều người có ý thức làm việc tốt sẽ tạo dựng nên một không khí tích cực, tiến bộ cho cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động. II. LÀM VĂN * Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. 3
  4. - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào. * Vị trí đoạn trích: * Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu - Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch. - Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được - Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu. - Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ 4
  5. Hướng về anh - một phương - Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy. - Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng. → Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa. * Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ; Cách ngắt nhịp linh hoạt - Lời thơ vừa da diết ở chiều sâu cảm xúc vừa thấm đượm ý vị triết lý - Hình tượng “sóng” và “em”, phép điệp, nhân hóa, liệt kê, đối xứng, * Kết luận. - Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng - Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”, ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, - Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. 5