Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 1 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Sông Thu Bồn (sông Thu) bắt nguồn từ ngàn khe, trăm suối trên cao nguyên Ngọc Linh 
(Kon Tum). Sông ra đi về phương Đông, qua Trà My hợp lưu với sông Tranh; qua Tiên Phước 
hợp lưu với sông Tiên tạo thành một dòng mênh mông, bát ngát. Quy luật là sông nào cũng 
phải về với biển mẹ nên sông Thu phải xẻ núi mà đi tìm về với biển.

    Qua lưu vực Hiệp Đức – Quế Sơn, sông làm nên một hiện tượng tự nhiên hùng vĩ. Đó là 
nơi dòng chảy của sông tác động mạnh vào núi bởi núi vươn ra chặn dòng sông nên ở đây sóng 
cồn lên rạo rực. Người Quảng Nam gọi lưu vực này là Hòn Kẽm – Đá Dừng. Trong văn hóa 
Quảng Nam, Hòn Kẽm – Đá Dừng là biểu tượng của công cha nghĩa mẹ:

Ngó lên Hòn Kẽm – Đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi.

    Ra khỏi trung du qua đất hạ du Duy Xuyên, dòng chảy sông Thu chia ra hai nhánh: nhánh 
đông bắc đổ qua huyện Đại Lộc đem dòng nước ngọt về cho thành phố Đà Nẵng; nhánh đông 
nam đổ qua hai huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và thành phố Hội An về cửa Đại Chiêm. Nơi ngã 
ba sông ấy được gọi là Giao Thủy – vùng nước giáp của những dòng sông lớn.

(Trích Bút ký Giấc mơ trên 500 năm – Vũ Đức Sao Biển)

Câu 1. Đoạn trích được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, “một hiện tượng tự nhiên hùng vĩ” của sông Thu là gì? (0,5 điểm) 

pdf 5 trang Minh Uyên 28/06/2023 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_de_1_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Sông Thu Bồn (sông Thu) bắt nguồn từ ngàn khe, trăm suối trên cao nguyên Ngọc Linh (Kon Tum). Sông ra đi về phương Đông, qua Trà My hợp lưu với sông Tranh; qua Tiên Phước hợp lưu với sông Tiên tạo thành một dòng mênh mông, bát ngát. Quy luật là sông nào cũng phải về với biển mẹ nên sông Thu phải xẻ núi mà đi tìm về với biển. Qua lưu vực Hiệp Đức – Quế Sơn, sông làm nên một hiện tượng tự nhiên hùng vĩ. Đó là nơi dòng chảy của sông tác động mạnh vào núi bởi núi vươn ra chặn dòng sông nên ở đây sóng cồn lên rạo rực. Người Quảng Nam gọi lưu vực này là Hòn Kẽm – Đá Dừng. Trong văn hóa Quảng Nam, Hòn Kẽm – Đá Dừng là biểu tượng của công cha nghĩa mẹ: Ngó lên Hòn Kẽm – Đá Dừng Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi. Ra khỏi trung du qua đất hạ du Duy Xuyên, dòng chảy sông Thu chia ra hai nhánh: nhánh đông bắc đổ qua huyện Đại Lộc đem dòng nước ngọt về cho thành phố Đà Nẵng; nhánh đông nam đổ qua hai huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và thành phố Hội An về cửa Đại Chiêm. Nơi ngã ba sông ấy được gọi là Giao Thủy – vùng nước giáp của những dòng sông lớn. (Trích Bút ký Giấc mơ trên 500 năm – Vũ Đức Sao Biển) Câu 1. Đoạn trích được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, “một hiện tượng tự nhiên hùng vĩ” của sông Thu là gì? (0,5 điểm) 1
  2. Câu 3. Cụm từ “vùng nước giáp của những dòng sông lớn” là thành phần gì trong câu văn cuối? Ý nghĩa của thành phần này. (1,0 điểm) Câu 4. Những hiểu biết và tình cảm của anh/chị sau khi đọc đoạn trích. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi với Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Tây Tiến - Quang Dũng) 2
  3. Đáp án đề 1 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu 2: - Dòng chảy của sông tác động mạnh vào núi bởi núi vươn ra chặn dòng sông nên ở đây sóng cồn lên rạo rực. Câu 3: - Cụm từ “vùng giáp nước của những dòng sông lớn” là thành phần chêm xen/ phụ chú. - Tác dụng làm rõ nghĩa cho: Nơi ngã ba sông ấy được gọi là Giao Thủy. Câu 4: - Văn bản giúp ta hiểu biết về sông Thu Bồn. - Cho ta thêm yêu vẻ đẹp dòng sông quê, cũng là yêu quê hương, đất nước. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986) 2. Phân tích - Hai dòng thơ đầu: Nỗi nhớ bao trùm, mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ 3
  4. + “Sông Mã”, “Tây Tiến” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương. + “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị. → Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không bao giờ quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải lạc lõng trong lòng tác giả. - Hai câu thơ tiếp: + “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ. + Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng. + Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, "ngọn đuốc hoa" bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả. - Bốn câu thơ tiếp “Dốc xa khơi”: + Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân. + “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ. + “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính. - Hai câu thơ “Anh bạn quên đời”: + Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. + Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội. 4
  5. - Bốn câu kết đoạn: “Chiều chiều nếp xôi” + Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú. + Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu. 3. Kết Bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 5