Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     Nhiều lúc, nhìn thấy những thái độ sống lãnh đạm của mọi người xung quanh, tôi bàng 
hoàng và băn khoăn rằng: mình đang sống trên trái đất vốn đầy tình thương hay sống ở một vũ 
trụ xa lạ, một vùng đất đóng băng… hay địa ngục? Đó là khi tôi bắt gặp một người ăn xin 
nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự xua đuổi tàn nhẫn của một đám thanh 
niên nhà giàu. Đó cũng là lúc tôi chưa hết sợ hãi và thương cảm cho một nạn nhân xấu số của 
một vụ tai nạn giao thông thì đã thấy sững sờ trước hình ảnh một người qua đường chạy lại, 
nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả hê và phóng xe đi mất. Nếu 
là tôi, bạn sẽ nghĩ sao khi một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe 
bus. Hay bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui 
sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu?... 
Đáng sợ hơn nữa, bệnh vô cảm còn xảy ra trong nhiều gia đình – nơi vốn bình yên và đầy yêu 
thương. Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông… hay người con chửi 
mắng mẹ, coi mẹ như người giúp việc vụng về… đều là “những điều trông thấy” làm “đau đớn 
lòng”. Ngay một việc một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ 
cũng là đang thờ ơ, vô cảm với chính mình… Hóa ra căn bệnh ấy đang len vào từng tế bào 
sống của xã hội, gặm nhấm từ tâm hồn của một con người đến trái tim của toàn xã hội…

(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tr.65-66, NXBGDVN – 2011)

1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.

3. Theo anh/chị những điều gì làm cho tác giả “đau đớn lòng”? 

pdf 8 trang Minh Uyên 28/06/2023 8080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_de_3_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nhiều lúc, nhìn thấy những thái độ sống lãnh đạm của mọi người xung quanh, tôi bàng hoàng và băn khoăn rằng: mình đang sống trên trái đất vốn đầy tình thương hay sống ở một vũ trụ xa lạ, một vùng đất đóng băng hay địa ngục? Đó là khi tôi bắt gặp một người ăn xin nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự xua đuổi tàn nhẫn của một đám thanh niên nhà giàu. Đó cũng là lúc tôi chưa hết sợ hãi và thương cảm cho một nạn nhân xấu số của một vụ tai nạn giao thông thì đã thấy sững sờ trước hình ảnh một người qua đường chạy lại, nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả hê và phóng xe đi mất. Nếu là tôi, bạn sẽ nghĩ sao khi một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe bus. Hay bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu? Đáng sợ hơn nữa, bệnh vô cảm còn xảy ra trong nhiều gia đình – nơi vốn bình yên và đầy yêu thương. Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông hay người con chửi mắng mẹ, coi mẹ như người giúp việc vụng về đều là “những điều trông thấy” làm “đau đớn lòng”. Ngay một việc một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, vô cảm với chính mình Hóa ra căn bệnh ấy đang len vào từng tế bào sống của xã hội, gặm nhấm từ tâm hồn của một con người đến trái tim của toàn xã hội (Theo Bài tập Ngữ văn 12, tr.65-66, NXBGDVN – 2011) 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? 2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản. 3. Theo anh/chị những điều gì làm cho tác giả “đau đớn lòng”? 1
  2. 4. Thông điệp của tác giả qua câu “bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cây, bạn vui sướng còn người đi cùng cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu? ” có ý nghĩa gì đối với anh/chị? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm “một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình” (vận dụng cao). Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp “vàng mười đã qua thử lửa” qua hình tượng ông lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. 2
  3. Đáp án đề 3 I. PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2: - Sự ảnh hưởng và sự lan tỏa của bệnh vô cảm trong xã hội. Câu 3: Những điều làm cho tác giả đau đớn lòng: - Bắt gặp một người ăn xin nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự xua đuổi tàn nhẫn của một đám thanh niên nhà giàu. - Trước hình ảnh một người qua đường chạy lại, nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả hê và phóng xe đi mất. - Một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe bus. - Nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu. - Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông hay người con chửi mắng mẹ, coi mẹ như người giúp việc vụng về Câu 4: - Ý nghĩa của thông điệp: nhắc nhở con người cần phải biết yêu những điều xung quanh mình, cần biết sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Chớ vô cảm với mọi điều. II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1: 3
  4. * Nêu vấn đề * Giải thích vấn đề - Ước mơ là điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai. - Lãnh cảm là không có cảm giác hứng thú. - “Một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình” nghĩa là một người không có những mong muốn riêng, không ấp ủ những lý tưởng riêng chính là họ đang không có hứng thú với cuộc đời của chính mình. * Phân tích, bàn luận vấn đề: - Tại sao không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình? + Khát vọng, ước mơ bắt nguồn từ những ý thức sâu thẳm trong suy nghĩ, trái tim của mỗi người. + Khát vọng, ước mơ là động lực để giúp con người sống có ý nghĩa hơn và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. + Khi con người không còn có khát vọng, ước mơ là lúc con người không còn tha thiết với cuộc sống của chính mình. - Khi con người lãnh cảm với cuộc đời của chính mình thì sẽ có vô vàn những điều sẽ xảy ra: + Người ta sẽ không còn biết cố gắng để vun đắp những điều tốt đẹp cho tương lai + Cả một xã hội mà toàn những người thờ ơ với cuộc đời thì xã hội đó sẽ xuống dốc 1 cách trầm trọng. - * Liên hệ bản thân Câu 2: 4
  5. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Cuộc đời cầm bút của ông là cuộc hành trình không mệt mỏi khám phá và diễn tả cái đẹp của thiên nhiên núi sông quê hương, vẻ đẹp con người. - Người lái đò Sông Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958. - Tập Sông Đà và tùy bút Người lái đò Sông Đà rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, lịch lãm, với cái nhìn sắc sảo luôn phát hiện ra những điều mới lạ của sự vật và con người. 2. Phân tích vẻ đẹp “vàng mười đã qua thử lửa” qua hình tượng ông lái đò 2.1 Giải thích - “Chất vàng mười”: Ở đây, nhà văn Nguyễn Tuân chỉ nói đến vẻ đẹp cũng như sự quý giá của thiên nhiên và tài trí của người lao động nơi đây. Qua tác phẩm, nhà văn cũng muốn gửi đến bức thông điệp, đó chính là phẩm chất tài năng của con người phải được tôi luyện rèn giũa cũng giống như vàng cần được tôi luyện trong lửa. Tây Bắc thật hùng vĩ với vẻ đẹp quý giá của thiên nhiên, nhưng con người còn quý giá hơn khi chinh phục được thiên nhiên. Chất vàng mười đã được nhà văn diễn tả thành công khi khắc họa nên hình tượng ông lái đò. 2.2 Giới thiệu nhân vật - Tên gọi, lai lịch: được gọi là người lái đò Lai Châu - Chân dung: “tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”, “cái đầu bạc quắc thước đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun”. 2.3 Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà: a) Vẻ đẹp trí dũng: 5
  6. * Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sông Đà hung bạo, hùng vĩ: - Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật một cuộc chiến không cân sức: + Một bên là thiên nhiên bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song với sóng nước, với thạch tinh nham hiểm. + Một bên là con người bé nhỏ trên chiếc thuyền con én đơn độc và vũ khí trong tay chỉ là những chiếc cán chèo. * Cuộc giao tranh với ba trùng vi thạch trận của con sông Đà - Cuộc vượt thác lần một + Sông Đà hiện lên như một kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt + Trước sự hung hãn của bầy thạch tinh và sóng nước, ông lái đò kiên cường bám trụ “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. + Trước đoàn quân liều mạng sóng nước xông vào ( ), ông đò “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên cường vượt qua cuộc hỗn chiến, vẫn cầm lái chỉ huy “ngắn gọn mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất. - Cuộc vượt thác lần hai: + Dưới cây bút tài hoa, phóng túng, con sông Đà tiếp tục được dựng dậy như “kẻ thù số một” của con người với tâm địa còn độc ác và xảo quyệt hơn. + Ông lái đò “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”. > Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như cưỡi trên lưng hổ. > Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà tỉnh táo, linh hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”. 6
  7. - Cuộc vượt thác lần ba: + Bị thua ông đò ở hai lần giao tranh trước, trong trùng vi thứ ba, dòng thác càng trở nên điên cuồng, dữ dội. + Chính giữa ranh giới của sự sống và cái chết, người đọc càng thấy tài nghệ chèo đò vượt thác của ông lái thật tuyệt vời. Ông cứ “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa vút qua cổng đá”, “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được” để rồi chiến thắng vinh quang. Câu văn “thế là hết thác” như một tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông lái đã bỏ lại hết những thác ghềnh ở phía sau lưng. * Nguyên nhân chiến thắng: - Thứ nhất, đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống. - Thứ hai, đây là chiến thắng của tài trí con người, của sự am hiểu đến tường tận tính nết của sông Đà. b) Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ: - Tài hoa: Với nhà văn, tài hoa là khi con người đạt tới trình độ điêu luyện, thuần thục trong công việc của mình, đến độ có thể sáng tạo được, có thể vươn tới tự do. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân đã tập trung bút lực ca ngợi hình ảnh ông lái băng băng trên dòng thác sông Đà một cách ung dung, bình tĩnh, tự tại trong cuộc chiến đầy cam go nhưng cũng thật hào hùng. - Nghệ sĩ: + "Tay lái ra hoa" thể hiện tập trung trong cảnh vượt qua trùng vi thạch trận thứ ba “Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, điêu luyện, mỗi động tác của người lái đò giống như một đường cọ trên bức tranh sông nước mênh mông + Phong thái nghệ sĩ của ông lái đò thể hiện trong cách ông nhìn nhận về công việc của mình, bình thản đến độ lạ lùng. Khi dòng sông vặn mình hết thác cũng là khoảnh khắc “sóng thác 7
  8. xèo xèo tan trong trí nhớ”. Những nhà đò dừng chèo, đốt lửa nướng ống cơm lam, bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, “về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra tràn đầy ruộng”. + Qua thác ghềnh, ông lái lạnh lùng gan góc là thế, nhưng lúc bình thường thì lại nhớ tiếng gà gáy nên buộc một cái bu gà vào đuôi thuyền, bởi “có tiếng gà gáy đem theo, nó đỡ nhớ ruộng nương bản mường mình”. Chi tiết ấy đã làm rõ hơn chất nghệ sĩ ở người lái đò sông Đà. 2.4 Đánh giá: * Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: - Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò. - Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình. - Nguyễn Tuân đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 8