Đề thi học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1. Trong các phương pháp tạo giống sau, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang 
nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau: 
(1) Tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 
(2). Nuôi cấy hạt phấn 
(3). Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên các giống lai khác loài 
(4). Tạo giống nhờ công nghệ gen 
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 
Câu 2. Tổ hợp ADN của thể truyền và gen cần chuyển được gọi là: 
A. Protein B. Plasmid C. ADN vòng D. ADN tái tổ hợp 
Câu 3. Việc sử dụng một số dạng côn trùng làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền là ứng 
dụng của dạng đột biến nào dưới đây? 
A. Đa bội lẻ hoặc lệch bội B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể(NST). 
C. Đảo đoạn NST D. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST 
Câu 4. Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số 
nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều 
dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là: 
A. A = T = 899; G = X = 301. B. A = T = 299; G = X = 901. 
C. A = T = 301; G = X = 899. D. A = T = 901; G = X = 299.
pdf 18 trang Minh Uyên 24/06/2023 8480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_de_so_6_co_huong_dan_giai_ch.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ I – ĐỀ SỐ 6 MÔN: SINH HỌC – LỚP 12 Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì I của chương trình sách giáo khoa Sinh 12. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Sinh học. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì I – chương trình Sinh 12. Câu 1. Trong các phương pháp tạo giống sau, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau: (1) Tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (2). Nuôi cấy hạt phấn (3). Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên các giống lai khác loài (4). Tạo giống nhờ công nghệ gen A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 2. Tổ hợp ADN của thể truyền và gen cần chuyển được gọi là: A. Protein B. Plasmid C. ADN vòng D. ADN tái tổ hợp Câu 3. Việc sử dụng một số dạng côn trùng làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền là ứng dụng của dạng đột biến nào dưới đây? A. Đa bội lẻ hoặc lệch bội B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể(NST). C. Đảo đoạn NST D. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST Câu 4. Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là: A. A = T = 899; G = X = 301. B. A = T = 299; G = X = 901. C. A = T = 301; G = X = 899. D. A = T = 901; G = X = 299. Câu 5. Thể đa bội được hình thành là do trong phân bào A. một cặp nhiễm sắc thể không phân ly. B. một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly. C. một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly. D. tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly. Câu 6. Nội dung nào sau đây đúng với phương pháp nuôi cấy hạt phấn: A. Đem các tế bào trần khác loài cho vào môi trường dinh dưỡng đặc biệt để cho chúng dung hợp với nhau B. Tạo ra được một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
  2. C. Sau khi nuôi một tế bào đơn bội thành mô đơn bội, đem lưỡng bội hoá bằng hoá chất consixin có thể tạo cây lưỡng bội hoàn chỉnh. D. Có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác xa nhau Câu 7. Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính A. chỉ có trong các tế bào sinh dục. B. chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác. C. chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào. D. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY. Câu 8. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Nếu mẹ bị bệnh, bố bình thường thì các con cái của họ đều bị bệnh. B. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thig tất cả con trai của họ đều bị bệnh. Câu 9. Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 7AA: 2Aa: 1aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên), thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F3 sẽ là: A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa C. 0,8AA: 0,2Aa: 0,1aa. D. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa Câu 10. Tế bào trần là những tế bào: A. Đã bị phá bỏ chất nguyên sinh B. Đã bị phá bỏ màng tế bào C. Chỉ còn nhân D. Đã bị phá bỏ thành xenlulozơ Câu 11. Cơ chế nào sau đây không thuộc cơ chế gây bệnh di truyền phân tử? A. Alen đột biến tổng hợp protein nhưng protein bị thay đổi chức năng B. Alen đột biến tổng hợp protêin có chức năng giống như protêin do alen bình thường tổng hợp C. Alen đột biến tổng hợp protein với số lượng thay đổi D. Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein. Câu 12. Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là Aa, loài thứ 2 là Bb thể song nhị bội có bộ NST trong tế bào là? A. BBbb. B. AB hoặc ab C. AAaa. D. AaBb. Câu 13. Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm cái, còn trứng màu sáng luôn nở tằm đực? A. XaXa × XAY B. XAXa × XaY C. XAXa × XAY D. XAXA × XaY Câu 14. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
  3. A. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit. B. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. C. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến có thể khác nhau ở các gen khác nhau. D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. Câu 15. Sự không phân ly của bộ nhiễm sắc thể 2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên A. giao tử n B. giao tử 2n. C. tế bào 2n. D. tế bào 4n. Câu 16. Trong y học, không có bệnh nhân thể 3 nhiễm ở NSTsố 1 hoặc NST số 2 vì A. nếu thừa NST số 1 hoặc số 2, hợp tử kích hoạt cơ chế làm tiêu biến NST làm cho hợp tử trở về trạng thái NST bình thường. B. NST số 1 và số 2 có tỉ lệ rối loạn phân li rất thấp, người ta thống kê khoảng 0,001% số tế bào giảm phân nên khả năng tạo ra giao tử và hợp tử thừa NST này gần bằng 0. C. NST số 1 và số 2 là NST lớn, mang nhiều gen, nên hợp tử mang thể 3 nhiễm loại này thường chết ở giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể. D. NST số 1 và số 2 rất nhỏ nên rất khó quan sát được dưới kính hiển vi quang học. Câu 17. Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng A. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. B. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. C. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. D. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. Câu 18. Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã A. Hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. C. Khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ. D. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Câu 19. Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. ♀XWXW × ♂XwY B. ♀XWXw × ♂XWY C. ♀XwXw × ♂XWY D. ♀XWXw × ♂XwY Câu 20. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào? A. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh. B. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh. C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. Câu 21. Kỹ thuật thay thế các gen đột biến trong cơ thể người bằng các gen lành được gọi là: A. Kỹ thuật di truyền B. Kỹ thuật chọc dò dịch ối
  4. B. chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác. C. chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào. D. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY. Phương pháp giải: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính chỉ có trong các tế bào sinh dục. Vì NST giới tính tồn tại trong cả hai loại tế bào của cơ thể là tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. Lời giải chi tiết: Đáp án A. Câu 8. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Nếu mẹ bị bệnh, bố bình thường thì các con cái của họ đều bị bệnh. B. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thig tất cả con trai của họ đều bị bệnh. Phương pháp giải: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh động kinh là: Nếu mẹ bị bệnh, bố bình thường thì các con cái của họ đều bị bệnh. Vì gen nằm ngoài nhân sẽ di truyền theo dòng mẹ (tức là kiểu hình của đời con sẽ giống với kiểu hình của cơ thể mẹ). Lời giải chi tiết: Đáp án A. Câu 9. Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 7AA: 2Aa: 1aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên), thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F3 sẽ là: A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa C. 0,8AA: 0,2Aa: 0,1aa. D. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa Lời giải chi tiết: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: P: 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa => Tần số alen A: pA = 0,7 + 0,2 : 2 = 0,8 => Tần số alen a: qa = 1 – pA = 0,2 Khi quần thể tiến hành giao phấn ngẫu nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng, thỏa mãn định luật Hacđi-Vanbec. => Cấu trúc di truyền của F3 là: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa Đáp án A. Câu 10. Tế bào trần là những tế bào:
  5. A. Đã bị phá bỏ chất nguyên sinh B. Đã bị phá bỏ màng tế bào C. Chỉ còn nhân D. Đã bị phá bỏ thành xenlulozơ Phương pháp giải: Tế bào trần là những tế bào đã bị phá bỏ thành xenlulozơ. Lời giải chi tiết: Đáp án D. Câu 11. Cơ chế nào sau đây không thuộc cơ chế gây bệnh di truyền phân tử? A. Alen đột biến tổng hợp protein nhưng protein bị thay đổi chức năng B. Alen đột biến tổng hợp protêin có chức năng giống như protêin do alen bình thường tổng hợp C. Alen đột biến tổng hợp protein với số lượng thay đổi D. Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được protein. Phương pháp giải: Cơ chế không thuộc cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là alen đột biến tổng hợp protêin có chức năng giống như protêin do alen bình thường tổng hợp. Vì điều này thể hiện tính thoái hóa của mã di truyền và đột biến này là một đột biến vô nghĩa. Lời giải chi tiết: Đáp án B. Câu 12. Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là Aa, loài thứ 2 là Bb thể song nhị bội có bộ NST trong tế bào là? A. BBbb. B. AB hoặc ab C. AAaa. D. AaBb. Phương pháp giải: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là Aa, loài thứ 2 là Bb thể song nhị bội có bộ NST trong tế bào là: AaBb (2n + 2n). Lời giải chi tiết: Đáp án D. Câu 13. Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm cái, còn trứng màu sáng luôn nở tằm đực? A. XaXa × XAY B. XAXa × XaY C. XAXa × XAY D. XAXA × XaY Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về quy luật di truyền liên kết với giới tính để kiểm tra phép lai thỏa mãn. Lời giải chi tiết: Cặp lai nào đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm cái, còn trứng màu sáng luôn nở tằm đực là: P: XaXa × XAY. Đáp án A. Câu 14. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
  6. A. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit. B. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. C. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến có thể khác nhau ở các gen khác nhau. D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. Phương pháp giải: Khi nói về đột biến gen, phát biểu không đúng là: Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. Vì: • Đột biến thay thế cặp nucleotit thường là đột biến trung tính hoặc có thể có lợi cho cơ thể đột biến. • Gen sau đột biến có thể tổng hợp ra chuỗi protein giống với chuỗi protein được tổng hợp từ gen ban đầu, dạng đột biến này gọi là đột biến vô nghĩa. Lời giải chi tiết: Đáp án B. Câu 15. Sự không phân ly của bộ nhiễm sắc thể 2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên A. giao tử n B. giao tử 2n. C. tế bào 2n. D. tế bào 4n. Phương pháp giải: Sự không phân ly của bộ nhiễm sắc thể 2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên tế bào 4n. Lời giải chi tiết: Đáp án D. Câu 16. Trong y học, không có bệnh nhân thể 3 nhiễm ở NSTsố 1 hoặc NST số 2 vì A. nếu thừa NST số 1 hoặc số 2, hợp tử kích hoạt cơ chế làm tiêu biến NST làm cho hợp tử trở về trạng thái NST bình thường. B. NST số 1 và số 2 có tỉ lệ rối loạn phân li rất thấp, người ta thống kê khoảng 0,001% số tế bào giảm phân nên khả năng tạo ra giao tử và hợp tử thừa NST này gần bằng 0. C. NST số 1 và số 2 là NST lớn, mang nhiều gen, nên hợp tử mang thể 3 nhiễm loại này thường chết ở giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể. D. NST số 1 và số 2 rất nhỏ nên rất khó quan sát được dưới kính hiển vi quang học. Phương pháp giải: Trong y học, không có bệnh nhân thể 3 nhiễm ở NSTsố 1 hoặc NST số 2 vì NST số 1 và số 2 là NST lớn, mang nhiều gen, nên hợp tử mang thể 3 nhiễm loại này thường chết ở giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 17. Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng
  7. A. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. B. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. C. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. D. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. Phương pháp giải: Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. Hiện tượng trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng thuộc về đột biến thể khảm. Hiện tượng lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng và hiện tượng bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng thuộc về bệnh tật di truyền ở động vật và người. Lời giải chi tiết: Đáp án D. Câu 18. Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã A. Hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. C. Khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ. D. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Phương pháp giải: Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Lời giải chi tiết: Đáp án B. Câu 19. Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. ♀XWXW × ♂XwY B. ♀XWXw × ♂XWY C. ♀XwXw × ♂XWY D. ♀XWXw × ♂XwY Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về quy luật di truyền liên kết với giới tính để kiểm tra phép lai thỏa mãn. Lời giải chi tiết: Phép lai cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng là: P: ♀ XwXw × ♂ XWY. => F1: 1 XWXw : 1 XwY (tỉ lệ kiểu hình: 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng) Đáp án C. Câu 20. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào? A. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh. B. 7 hạt vàng : 4 hạt xanh. C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. Phương pháp giải:
  8. Dựa vào kiến thức về quy luật phân li để giải bài tập. Lời giải chi tiết: Quy ước gen: A – hạt vàng >> a – hạt xanh P: AA x aa F1: 100% Aa F1 tự thụ phấn: Aa x Aa F2: 1 AA ; 2 Aa ; 1 aa (TLKH 3 hạt vàng : 1 hạt xanh) Đáp án C. Câu 21. Kỹ thuật thay thế các gen đột biến trong cơ thể người bằng các gen lành được gọi là: A. Kỹ thuật di truyền B. Kỹ thuật chọc dò dịch ối C. Liệu pháp gen D. Kỹ thuật sinh thiết tua nhau thai Phương pháp giải: Kỹ thuật thay thế các gen đột biến trong cơ thể người bằng các gen lành được gọi là: Liệu pháp gen Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 22. Lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra quy luật di truyền A. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn. B. liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, di truền qua tế bào chất. C. tương tác gen, phân ly độc lập. D. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập. Phương pháp giải: Lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, di truền qua tế bào chất. Lời giải chi tiết: Đáp án B. Câu 23 Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là A. XX, XO B. XXX, XY. C. XO, XY D. XY, XX. Phương pháp giải: Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc XO. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 24. Bộ NST của người nữ bình thường là A. 46A ,1X, 1Y B. 44A, 1X, 1Y C. 44A, 2X D. 46A, 2Y Phương pháp giải: Bộ NST của người nữ bình thường là 44A, 2X. Lời giải chi tiết:
  9. Đáp án C. Câu 25. Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là: A. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa B. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. D. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. Phương pháp giải: Đối với quần thể tự thụ phấn: Thế hệ ban đầu có cấu trúc di truyền là: x AA ; y Aa ; z aa. Sau n thế hệ tự thụ phấn: 1 1− Tần số kiểu gen AA = x + y . 2푛 2 1 1− Tần số kiểu gen aa = z + y . 2푛 2 1 Tần số kiểu gen Aa = y . 2푛 Lời giải chi tiết: Từ F1 tới F3 là quần thể đã tự thụ phấn qua 2 thế hệ => n = 2 1 1− Tần số kiểu gen AA ở F3 là: 0,36 + 0,48 . 4 = 0,54. 2 1 Tần số kiểu gen Aa ở F3 là: 0,48 . = 0,12. 4 Tần số kiểu gen aa ở F3 = 1 – AA – Aa = 0,34. Đáp án A. Câu 26. Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XMXm x X MY B. XMXM x X MY. C. XMXM x XmY. D. XMXm x XmY. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về quy luật di truyền liên kết với giới tính để giải bài tập. Lời giải chi tiết: Cặp vợ chồng sinh con gái mắc bệnh mù màu có kiểu gen: XmXm. Người con gái này nhận 1 giao tử Xm từ mẹ và 1 giao tử Xm từ bố. => Kiểu gen của cặp vợ chồng này là: XMXm x XmY. Đáp án D. Câu 27. Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. bố. B. mẹ. C. ông nội. D. bà nội. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về quy luật di truyền liên kết với giới tính để giải bài tập.
  10. Lời giải chi tiết: Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ mẹ. Vì người con trai này nhận NST Y từ bố, và người mẹ có kiểu gen là XMXm. Đáp án B. Câu 28. Phát biểu về ưu thế lai, câu nào dưới đây là đúng? A. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao. B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ sau. C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ sau. D. Người ta thường sử dụng con lai F1 để làm giống vì có năng suất cao. Phương pháp giải: Phát biểu đúng khi nói về ưu thế lai là: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ sau. Vì vậy người ta không sử dụng F1 làm giống. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 29. Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là A. Lai cải tiến. B. Lai khác dòng. C. Lai phân tích D. Lai thuận- nghịch Phương pháp giải: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là phép lai phân tích. Mục đích của phép lai phân tích là xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 30. Cho các biện pháp sau: (1) Bảo vệ môi trường sống trong sạch. (2) Tư vấn di truyền. (3) Sàng lọc trước sinh. (4) Liệu pháp gen. (5) Mở các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho người bị tật, bệnh di truyền. Số phương án đúng để bảo vệ vốn gen của loài người là A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Phương pháp giải: Để bảo vệ vốn gen của loài người, chúng ta cần: (1) Bảo vệ môi trường sống trong sạch. (2) Tư vấn di truyền. (3) Sàng lọc trước sinh.
  11. (4) Liệu pháp gen. Lời giải chi tiết: Đáp án A. Câu 31. Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn Ecoli mà phân tử ADN của nó chứa N14 trong môi trường chứa N15. Sau 4 thế hệ nuôi cấy số tế bào chỉ chứa N15 là: A. 14 B. 8 C. 16 D. 2 Phương pháp giải: Mỗi vi khuẩn E.coli có 1 phân tử ADN vùng nhân. Dựa vào kết quả của quá trình nhân dôi ADN để giải bài tập. Lời giải chi tiết: 1 phân tử ADN ban đầu vùng nhân chứa N14 => Số mạch N14 là: 2 Nuôi cấy phân tử ADN này trong môi trường N15 sau 4 thế hệ => Số phân tử ADN con được tạo thành: 24 = 16 (phân tử). Vì nuôi cấy trong môi trường N15 nên số phân tử ADN con có chứa N14 = số mạch N14 ban đầu = 2 => Số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 16 – 2 = 14 (phân tử). Đáp án A. Câu 32. Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. Hoán vị gen. B. Liên kết hoàn toàn. C. Phân li độc lập. D. Tương tác gen. Lời giải chi tiết: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền liên kết hoàn toàn. Cụ thể: AB ab P: x AB ab AB F1: ab AB ab F1 lai phân tích: x ab ab AB ab Fa: 1 : 1 ab ab Đáp án B. Câu 33. Ở ruồi giấm, Bướm, Tằm, hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở A. Cơ thể đực B. Cơ thể cái C. Ở cả hai giới D. Một trong hai giới Phương pháp giải: Ở ruồi giấm, Bướm, Tằm, hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở một trong hai giới. Cụ thể:
  12. Ở ruồi giấm, hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái. Ở bướm, tằm hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực. Lời giải chi tiết: Đáp án D. Câu 34. Enzim nối ligaza dùng trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng gì? A. Nối và chuyển đoạn ADN vào tế bào lai B. Nối đoạn gen của tế bào cho vào plasmid tạo ADN tái tổ hợp C. Cắt và nối ADN của plasmid ở những điểm xác định D. Mở vòng plasmid và nối phân tử ADN tại những điểm xác định Phương pháp giải: Enzim nối ligaza dùng trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng nối đoạn gen của tế bào cho vào plasmid tạo ADN tái tổ hợp. Lời giải chi tiết: Đáp án B. Câu 35. Đối với thể đa bội đặc điểm nào sau đây là không đúng? A. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt. B. Sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. C. Tế bào có hàm lượng ADN tăng gấp bội. D. Không có khả năng sinh sản. Phương pháp giải: Đối với thể đa bội phát biểu không đúng là: Không có khả năng sinh sản. Các thể đa bội chẵn (4n, 6n ) có khả năng sinh sản bình thường. Chỉ những thể đa bội lẻ (3n, 5n ) mới không có khả năng sinh sản do các NST không tồn tại thành cặp tương đồng nên không có khả năng phân li đồng đều về 2 cực trong quá trình giảm phân tạo giao tử. Lời giải chi tiết: Đáp án D. Câu 36. Người mang hội chứng Đao thì trong tế bào xôma có: A. cặp NST 23 có 3 chiếc B. cặp NST 23 có 1 chiếc C. cặp NST số 21 có 3 chiếc D. cặp NST 21 có 1 chiếc bị mất đoạn Phương pháp giải: Người mang hội chứng Đao thì trong tế bào xôma có: cặp NST số 21 có 3 chiếc. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 37. Công nghệ nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen là ý nghĩa của phương pháp: A. Nuôi cấy hạt phấn B. Lai tế bào sinh dưỡng
  13. C. Nuôi cấy mô D. Nhân bản vô tính Phương pháp giải: Công nghệ nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen là ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 38. Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 8 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là A. 30 B. 34 C. 15 D. 7 Phương pháp giải: Số nhóm gen liên kết của loài = số cặp NST của loài đó = n. Lời giải chi tiết: Loài này có 8 nhóm gen liên kết => n = 8 => Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 16. Thể một của loài này có bộ NST là: 2n – 1 = 15 (NST). Ở kì sau của quá trình nguyên phân, mỗi NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào nên số NST có trong tế bào thể một là: 15 . 2 = 30 (NST đơn). Đáp án A. Câu 39. Kỹ thuật chia cắt phôi của động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau được gọi là: A. Nhân bản vô tính B. Lai tế bào C. Cấy truyền phôi D. Lai hữu tính Phương pháp giải: Kỹ thuật chia cắt phôi của động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau được gọi là cấy truyền phôi. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 40. Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới A. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. C. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. D. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện. Phương pháp giải: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện (XmY), nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện (XmXm). Lời giải chi tiết: Đáp án A.