Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 4 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

     Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không 
qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em 
hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé 
vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

    Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ 
ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có 
người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan 
niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi 
vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, 
Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn?

    Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn 
toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh 
trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết 
đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ..., cô bé đã muốn 
hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng... Tôn trọng 
quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện 
của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, 
nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" 

...Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền 
cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - Bệnh Viện Mắt 
TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 
1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc 
của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé 
Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác 
táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng 
quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho 
người khác".

(Nguồn: Kênh 14.Vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ)

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)

Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt 
rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ)

Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng như thế nào trong 
xã hội? (1,0đ) 

pdf 7 trang Minh Uyên 28/06/2023 7220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_12_de_4_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 – ĐỀ 4 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn? Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ , cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" 1
  2. Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - Bệnh Viện Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác". (Nguồn: Kênh 14.Vn) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ) Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ) Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ) Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng như thế nào trong xã hội? (1,0đ) PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1 (2,0 điểm): Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ. Câu 2 (5,0 điểm): 2
  3. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn kết sau đây trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu: Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông (Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011) 3
  4. Đáp án đề 4 Phần I. ĐỌC HIỂU Câu 1 Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ báo chí Câu 2 Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản: thao tác lập luận bác bỏ (bác bỏ hoài nghi của những người cho rằng không biết quyết định hiến giác mạc đó có thực sự là của Hải An). Câu 3 Khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" vì: tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng. Câu 4 Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng tích cực, trong xã hội đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký hiến giác mạc. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình, rất nhiều người đã chia sẻ sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ, giúp họ hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Phần II. LÀM VĂN Câu 1: Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ 4
  5. Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề. Nghị luận về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi Một vài định hướng về nội dung: - Mỗi người có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc - Tuy nhiên, giá trị của hạnh phúc đích thực luôn hướng con người tới những lẽ sống cao đẹp - Khi được cho đi tức là chúng ta đã làm việc tốt, mang lại vô vàn tình yêu thương cho cuộc sống Cho đi là còn mãi bởi ta sẽ sống trong tim mọi người với sự quý trọng, lòng biết ơn và khi đó ta thực sự hạnh phúc Câu 2 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu - Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài * Nội dung: - Chi tiết tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm là chi tiết khép lại truyện ngắn, đồng thời cũng là một trong những chi tiết đắt giá nhất thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. 5
  6. - Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lý tưởng cho những nhà sành nghệ thuật. → Đó là bức ảnh hoàn mỹ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ. - Khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo. - Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của cuộc đời. → Chính những cảm nhận này đã mang đến những ám thị đặc biệt cho Phùng mỗi lần nhìn lại bức ảnh mình từng chụp. - Chỉ Phùng mới có cái nhìn khác về tác phẩm nghệ thuật của mình phải chăng Phùng đã từng chứng kiến câu chuyện đầy éo le, nghịch lý bên trong hay Phùng đã biết nhìn bằng trải nghiệm, dám nhìn sâu vào hiện thực dẫu tàn khốc, vô tình. - Thông qua tình huống truyện đặc sắc, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những quan niệm sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ với con người. → Nghệ thuật chỉ là nghệ thuật chân chính nếu như phản chiếu được hiện thực cuộc sống của con người. * Nghệ thuật: - Truyện được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lý của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. 6
  7. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 7