Đề thi khảo sát chất lượng học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Nam Định (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích: 
Con người sống ở trên đời, thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn như vậy: hoặc là tận hưởng 
một cuộc sống thoải mái và dễ chịu, hoặc là trải nghiệm một thế giới mới lạ nhưng đầy thử thách? Mỗi 
người chỉ có một cuộc đời nhưng có thể nhiều hơn một ước mơ. Bạn hy vọng đạt được bao nhiêu ước 
mơ trong đời? Đừng mù quáng chờ đợi cái gọi là thời cơ, quan trọng bạn phải có sự lựa chọn thông 
minh để đưa ra những quyết định đúng đắn.  
Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong 
từng giai đoạn. Có nhiều lúc chúng ta có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái nhưng cơ hội để 
khám phá những điều chưa biết và trải nghiệm cách sống tuyệt vời thì không phải lúc nào cũng có. 
Đứng trước những ước mơ và cơ hội, đôi khi chúng ta cần biết cách tạm từ bỏ cuộc sống thoải mái và 
lựa chọn cố gắng hết mình để nếm trải hương vị khổ tận cam lai của tách trà cuộc đời.  
Đại bàng sinh ra là để sải cánh bay lượn trên trời cao, nếu sống cùng với đàn gà, trải qua cuộc 
sống “thức ăn đưa đến tận miệng” thì làm sao có thể trải nghiệm được sự tự do bay lượn trên bầu 
trời? Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững 
vàng vượt qua những cơn sóng đó. Đừng chỉ ngồi yên và chờ đợi quyết định tự đến với mình. Khi cơn 
mưa qua đi, trời quang mây tạnh, bạn sẽ không chỉ được trải nghiệm sự thú vị và tráng lệ của cuộc 
sống mà khi đó, bản thân bạn cũng căng tràn sức sống. Bạn nói xem, kiểu cuộc sống như thế, không 
phải là một sự hưởng thụ độc đáo sao? 
                   (Trích Không làm người ỷ lại, Nguyễn Thu Phương, NXB Văn học, 2022, tr.12) 
Thực hiện các yêu cầu sau:  
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, “sống ở trên đời” con người “thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn” nào? 
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn:  
“Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong 
từng giai đoạn.” 
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với lời khuyên của tác giả: “Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn 
thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững vàng vượt qua những cơn sóng đó.”? Vì sao?
pdf 4 trang ngocdiemd2 15/08/2023 6780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Nam Định (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_2_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Nam Định (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – lớp 12 THPT ĐỀ CHÍ NH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề gồm 02 trang. Họ và tên học sinh: Số báo danh: . I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Con người sống ở trên đời, thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn như vậy: hoặc là tận hưởng một cuộc sống thoải mái và dễ chịu, hoặc là trải nghiệm một thế giới mới lạ nhưng đầy thử thách? Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng có thể nhiều hơn một ước mơ. Bạn hy vọng đạt được bao nhiêu ước mơ trong đời? Đừng mù quáng chờ đợi cái gọi là thời cơ, quan trọng bạn phải có sự lựa chọn thông minh để đưa ra những quyết định đúng đắn. Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong từng giai đoạn. Có nhiều lúc chúng ta có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái nhưng cơ hội để khám phá những điều chưa biết và trải nghiệm cách sống tuyệt vời thì không phải lúc nào cũng có. Đứng trước những ước mơ và cơ hội, đôi khi chúng ta cần biết cách tạm từ bỏ cuộc sống thoải mái và lựa chọn cố gắng hết mình để nếm trải hương vị khổ tận cam lai của tách trà cuộc đời. Đại bàng sinh ra là để sải cánh bay lượn trên trời cao, nếu sống cùng với đàn gà, trải qua cuộc sống “thức ăn đưa đến tận miệng” thì làm sao có thể trải nghiệm được sự tự do bay lượn trên bầu trời? Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững vàng vượt qua những cơn sóng đó. Đừng chỉ ngồi yên và chờ đợi quyết định tự đến với mình. Khi cơn mưa qua đi, trời quang mây tạnh, bạn sẽ không chỉ được trải nghiệm sự thú vị và tráng lệ của cuộc sống mà khi đó, bản thân bạn cũng căng tràn sức sống. Bạn nói xem, kiểu cuộc sống như thế, không phải là một sự hưởng thụ độc đáo sao? (Trích Không làm người ỷ lại, Nguyễn Thu Phương, NXB Văn học, 2022, tr.12) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, “sống ở trên đời” con người “thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn” nào? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong từng giai đoạn.” Câu 4. Anh/chị có đồng ý với lời khuyên của tác giả: “Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững vàng vượt qua những cơn sóng đó.”? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Trang 1/2
  2. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào một tiếng “Đi ngay ”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.13-14) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài qua đoạn trích. HẾT Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2022 - 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12 (Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang). Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,75 2 Theo đoạn trích, “sống ở trên đời” con người “thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn”: + hoặc là tận hưởng một cuộc sống thoải mái và dễ chịu 0,25 + hoặc là trải nghiệm một thế giới mới lạ nhưng đầy thử thách. 0,25 3 - Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: So sánh “đời người” giống như “một tách 0,25 trà - sẽ không đắng cả đời nhưng đắng trong từng giai đoạn” - Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: 0,75 + Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn quan niệm về đời người của tác giả: Đời người sẽ không tránh khỏi những khổ đau, cay đắng nhưng điều đó chỉ đến trong từng giai đoạn của cuộc đời rồi sẽ qua đi. + Thể hiện cái nhìn tích cực, lạc quan trước cuộc đời của tác giả. + Làm cho sự diễn đạt trở nên giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, hấp dẫn và ấn tượng, * Lưu ý: Mỗi ý tác dụng cho 0,25 điểm. Thí sinh có cách hiểu và diễn đạt khác nhưng thuyết phục vẫn cho điểm tối đa. 4 - HS trình bày quan điểm: Đồng tình/ Không đồng tình/ Đồng tình một phần. (0,25 0,75 điểm) - Lý giải: Có thể lý giải theo hướng sau (0,5 điểm) + Đồng tình vì: Khi dũng cảm dấn thân, con người sẽ có dũng khí đối diện với những khó khăn, thử thách tiềm ẩn để nắm bắt cơ hội; khi có ý chí nghị lực để vượt qua khó khăn, con người sẽ biến cơ hội thành thành công; + Không đồng tình vì: Để nắm bắt cơ hội trước sóng gió của cuộc đời thì không chỉ cần có sự dũng cảm dấn thân, có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn mà còn cần nhiều yếu tố khác như năng lực, kinh nghiệm, sự quyết đoán của mỗi người; + Đồng tình một phần: Kết hợp hai cách lý giải trên. * Lưu ý: Lý giải thuyết phục cho 0,5 điểm, lý giải chưa thật thuyết phục cho 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc 2,0 sống. a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Sự cần thiết phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo cách khác nhau nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống. Có thể trình bày theo hướng sau: - Đưa ra những lựa chọn đúng đắn cần thiết để mỗi người xác định được mục tiêu và lẽ sống cho bản thân; có cơ hội để trải nghiệm và trưởng thành; giảm thiểu rủi ro, tối đa lợi ích trong mỗi lựa chọn; đem lại dũng khí, sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống; - Đưa ra những lựa chọn đúng đắn còn cần thiết để mỗi người nuôi dưỡng ước mơ và sáng tạo, phát triển năng lực của bản thân để đóng góp tích cực cho cộng đồng, tạo nên cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa; d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn văn; Nhận xét về nét độc đáo 5,0 trong nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài qua đoạn trích. a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 1
  4. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn văn; Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài qua đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và đoạn trích 0,5 * Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích + Số phận, cảnh ngộ: Khổ đau, bất hạnh 0,5 ++ Đau khổ về thể chất: Mị bị đánh, bị trói tàn nhẫn, vô cớ (Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp; Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, ) ++ Đau khổ vể tinh thần: Mị bị đọa đày đến tê liệt cảm xúc, trở nên chai sạn, vô cảm, cô đơn (Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi; chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa); Mị bị nô lệ hóa về tinh thần, sống cam chịu, nhẫn nhục dưới sự áp chế đáng sợ của cường quyền, thần quyền (Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi ) + Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn 1,5 ++ Tấm lòng nhân ái, giàu tình yêu thương: Lòng trắc ẩn trong Mị được đánh thức bởi dòng nước mắt tuyệt vọng của A Phủ, Mị thương mình, tủi hờn khi nhớ lại kí ức đau khổ (Mị cũng phải trói đứng thế kia ); Mị đồng cảm, thương cho những người cùng cảnh ngộ (nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước; ); Mị tự độc thoại nội tâm, suy ngẫm, xâu chuỗi những sự việc, những con người cùng khổ để nhận ra bộ mặt kẻ áp bức và căm giận kẻ ác (Chúng nó thật độc ác; ) ++ Sức sống tiềm tàng hội tụ thành sự phản kháng mạnh mẽ: Mị nổi loạn trong suy nghĩ, chiến thắng mọi nỗi sợ hãi, không sợ hình phạt, không sợ chết thay A Phủ (Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được làm sao Mị cũng không thấy sợ ); Mị nổi loạn trong hành động, ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị thành con người dũng cảm khi cắt dây, cởi trói cứu A Phủ (Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây ) ++ Khát vọng sống và khát vọng tự do mãnh liệt: Lòng ham sống đã thúc giục Mị đột ngột chạy theo A Phủ khi Mị đối mặt với hiểm nguy, ý thức về cái chết (Mị đứng lặng trong bóng tối; Rồi Mị cũng vụt chạy ra; A Phủ cho tôi đi; Ở đây thì chết mất); Tiếng gọi của tự do và sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị hành động táo bạo: Cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài, đến với miền đất hứa Phiềng Sa với tự do và hạnh phúc (hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi). + Hình tượng nhân vật Mị được khắc họa bằng: Bút pháp hiện thực sắc sảo; nghệ 0,5 thuật trần thuật linh hoạt; các chi tiết giàu sức gợi; cách miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sự vận động trong tính cách nhân vật bất ngờ mà hợp lý, lôgic; * Nhận xét nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài 0,5 + Cách kể: Ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên phù hợp với cách cảm, cách nói của người dân miền núi; Giọng kể: Linh hoạt, sinh động, có lúc là giọng khách quan của người kể chuyện ở ngôi thứ ba, có lúc giọng kể của tác giả hòa nhập với dòng ý nghĩ và tiếng nói bên trong của nhân vật, vừa bộc lộ sinh động đời sống nội tâm nhân vật, vừa tạo sự đồng cảm giữa nhà văn, nhân vật và bạn đọc; + Nghệ thuật kể chuyện thể hiện rõ bút lực, tài năng cùng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán miền núi cao Tây Bắc của Tô Hoài; góp phần làm nên giá trị của tác phẩm, để Vợ chồng A Phủ trở thành một thành công xuất sắc của văn học viết về đề tài miền núi; d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10,0 2