Đề thi khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chấm)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau: 
Trong cộng đồng này, chúng ta thường không làm những điều lớn lao vì ta quá sợ 
mắc sai lầm, và việc ta không chịu làm gì khiến ta chối bỏ mọi vấn đề đang tồn tại. Thực tế 
là dù ta có làm gì thì tương lai vẫn sẽ nảy sinh rắc rối. Nhưng điều đó không thể ngăn cản 
chúng ta bắt tay vào làm gì đó. 
Thế nên ta còn chờ gì nữa? Đã đến lúc thế hệ chúng ta phải tạo ra những công việc 
mới cho cộng đồng. Bạn nghĩ thế nào về việc chúng ta ngăn chặn biến đổi khí hậu trước khi 
hành tinh này bị phá hủy bằng cách kêu gọi hàng triệu người tham gia sản xuất và lắp đặt 
các tấm nhiên liệu mặt trời? Hay bạn nghĩ thế nào về việc ngăn ngừa mọi căn bệnh và nhờ 
các tình nguyện viên theo dõi dữ liệu sức khỏe và chia sẻ về mã gen của họ? Ngày nay số 
tiền đầu tư vào việc điều trị cho những người mắc bệnh đang cao gấp 50 lần so với số tiền 
cho việc tìm kiếm cách phòng ngừa để mọi người không mắc bệnh ngay từ đầu. Điều đó thật 
vô lí. Chúng ta có thể thay đổi điều này. Hay là bạn nghĩ thế nào về việc hiện đại hóa nền 
dân chủ để mọi người có thể bầu cử qua mạng, và cá nhân hóa việc giáo dục để bất kì ai 
cũng có thể được học thứ phù hợp với mình? 
Những thành tựu này nằm trong tầm với của chúng ta. Hãy làm nó theo cách có thể 
giúp mọi người trong xã hội được đóng một vai trò gì đó. 

Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.  
Câu 2: Theo đoạn trích, tác giả đã nhận ra điều gì vô lí và khẳng định chúng ta có thể thay 
đổi điều này? 
Câu 3: Hãy xác định và nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm:“Trong cộng đồng này, chúng ta thường 
không làm những điều lớn lao vì ta quá sợ mắc sai lầm” không? Vì sao?
pdf 4 trang ngocdiemd2 15/08/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_ngu_van_lop_12_lan_2_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Trong cộng đồng này, chúng ta thường không làm những điều lớn lao vì ta quá sợ mắc sai lầm, và việc ta không chịu làm gì khiến ta chối bỏ mọi vấn đề đang tồn tại. Thực tế là dù ta có làm gì thì tương lai vẫn sẽ nảy sinh rắc rối. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta bắt tay vào làm gì đó. Thế nên ta còn chờ gì nữa? Đã đến lúc thế hệ chúng ta phải tạo ra những công việc mới cho cộng đồng. Bạn nghĩ thế nào về việc chúng ta ngăn chặn biến đổi khí hậu trước khi hành tinh này bị phá hủy bằng cách kêu gọi hàng triệu người tham gia sản xuất và lắp đặt các tấm nhiên liệu mặt trời? Hay bạn nghĩ thế nào về việc ngăn ngừa mọi căn bệnh và nhờ các tình nguyện viên theo dõi dữ liệu sức khỏe và chia sẻ về mã gen của họ? Ngày nay số tiền đầu tư vào việc điều trị cho những người mắc bệnh đang cao gấp 50 lần so với số tiền cho việc tìm kiếm cách phòng ngừa để mọi người không mắc bệnh ngay từ đầu. Điều đó thật vô lí. Chúng ta có thể thay đổi điều này. Hay là bạn nghĩ thế nào về việc hiện đại hóa nền dân chủ để mọi người có thể bầu cử qua mạng, và cá nhân hóa việc giáo dục để bất kì ai cũng có thể được học thứ phù hợp với mình? Những thành tựu này nằm trong tầm với của chúng ta. Hãy làm nó theo cách có thể giúp mọi người trong xã hội được đóng một vai trò gì đó. (Trích Bài phát biểu tại Lễ tốt nghiệp Đại học Harvard của Mark Zuckerberg - TRAMDOC.VN) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Theo đoạn trích, tác giả đã nhận ra điều gì vô lí và khẳng định chúng ta có thể thay đổi điều này? Câu 3: Hãy xác định và nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm:“Trong cộng đồng này, chúng ta thường không làm những điều lớn lao vì ta quá sợ mắc sai lầm” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc dám làm những điều lớn lao. Câu 2 (5.0 điểm) “Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cánh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.
  2. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chú được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà ” (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục) Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua đoạn trích trên.Từ đó hãy nhận xét về chất trữ tình trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 (HDC gồm 02 trang) PHẦ CÂ NỘI DUNG ĐIỂ N U M I 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 2 Điều vô lí mà tác giả nhận ra và khẳng định chúng ta có thể thay đổi điều này, đó là: Ngày nay số tiền đầu tư vào việc điều trị cho những người mắc bệnh đang cao gấp 50 lần so với số tiền cho việc tìm kiếm cách phòng ngừa để mọi người không 0,5 mắc bệnh ngay từ đầu. 3 - Chỉ ra phép điệp: Bạn nghĩ thế nào về việc ?( lặp lại 3 lần) 0,25 - Tác dụng của phép điệp: + Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho câu văn. 0,25 + Nhấn mạnh những việc lớn, có ý nghĩa mà chúng ta có thể làm được. Từ đó thôi 0,5 thúc mỗi người, nhất là thế hệ trẻ cần tìm tòi, sáng tạo để tạo ra những công việc mới mẻ, có ý nghĩa cho cộng đồng. 4 HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần đưa ra những lí lẽ thuyết phục 1,0 trên tinh thần nghiêm túc, thiện chí thì mới cho điểm tối đa. Gợi ý: + Đồng tình: nhiều người vì có tâm lí an phận, lo sợ sẽ mắc phải những sai lầm mà không dám làm điều lớn lao nên có thể họ sẽ đánh mất đi nhiều cơ hội + Không đồng tình: có những người không có năng lực, không có khả năng nên không dám làm điều lớn lao * Cách cho điểm - Nêu rõ quan điểm: đồng tình hay không đồng tình cho 0,25 - Lí giải thuyết phục cho 0,75 II 1 Trình bày suy nghĩ về vai trò của niềm tin trong cuộc sống. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: * Giải thích: “Dám làm những điều lớn lao” là mạnh dạn trong suy nghĩ và hành 0,25 động để làm những điều có ý nghĩa cho cuộc sống. * Bàn luận: - Dám làm những điều lớn lao: 0,5 + Giúp ta mạnh dạn trong suy nghĩ và hành động, biết tìm tòi, sáng tạo để phát hiện ra những điều mới mẻ. + Giúp ta tôi luyện lòng dũng cảm, sự nỗ lực để vượt qua khó khăn, vươn lên chạm tới ước mơ. + Khiến cá nhân sẽ đóng góp cho cộng đồng những điều mới mẻ, có ý nghĩa. - Mở rộng: Làm điều lớn lao nhưng phải phù hợp với khả năng, cũng không được 0,25 liều lĩnh mù quáng. * Bài học: Hiểu được sự cần thiết của việc dám làm những điều lớn lao. Cần mạnh 0,25 dạn, dũng cảm và sáng tạo trong suy nghĩ và hành động. d. Chữ viết, trình bày, sáng tạo. 0,25 2 Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua đoạn trích, từ đó nhận xét về 5,0 chất trữ tình trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 2.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai 0,25 được vấn đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2.2. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25
  4. 2.3. Triển khai vấn đề thành các luận điểm. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: a. Giới thiệu khái quát tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã đặt tên 0,5 cho dòng sông?” và đoạn trích. b. Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương khi ở ngoại vi thành phố Huế. 2,5 * Nội dung: - Vẻ đẹp của dòng sông được hiện lên qua hình dáng mềm mại, quyến rũ: người 2,0 gái đẹp nằm ngủ mơ màng , uốn mình theo những đường cong thật mềm có lúc dòng sông mềm như tấm lụa - Vẻ đẹp lãng mạn trong hành trình khám phá Huế: Từ ngã ba Tuần , theo hướng nam bắc , chuyển hướng sang tây bắc , vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, xuôi dần về Huế - Vẻ đẹp biến ảo của màu sắc: sắc nước biến đổi trong ngày theo từng thời khắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” - Vẻ đẹp uy nghi “trầm mặc”“như triết lí, như cổ thi” của cảnh quan đôi bờ. => Vẻ đẹp sông Hương mang nét rất riêng, rất đặc trưng của xứ Huế. Qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm của nhà văn. * Nghệ thuật: + Hình ảnh chân thực mà gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài 0,5 hòa, tiết tấu nhịp nhàng. + Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế. c. Nhận xét chất trữ tình trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Cảm xúc ngọt ngào mê đắm, thể hiện sự say mê của nhà văn với vẻ đẹp của quê 0,75 hương xứ sở. - Cách miêu tả tài hoa, cách cảm nhận bình dị mà tinh tế. 2.4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 2.5. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới 0,5 mẻ. Tổng điểm 10,0 HẾT