Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 12 (Có đáp án)

 Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:

    Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu 
thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính 
khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong 
hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, 
không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

     Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc 
đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra 
chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá 
nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, 
dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

     Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, 
không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như 
không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với 
mọi người.

     Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên 
đường đời. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy 
là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn 
thứ nhất. 

pdf 9 trang Minh Uyên 28/06/2023 5420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_12_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 12 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 12 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. 1
  2. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”. Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất. Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: "Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi"? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1: Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với tâm trạng và hành động của nhân vật Thị Nở khi chăm sóc Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được tình cảm của nhà văn đối với con người. 2
  3. Đáp án đề 12 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: - Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la, vì thế cần khiêm tốn để học hỏi. Câu 3: - Biện pháp: điệp ngữ "Người có tính khiêm tốn " - Tác dụng: nêu lên những biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn. Câu 4: - Đồng tình với quan điểm trên - Vì: + Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Kiến thức là đại dương, không chỉ vậy mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. Bởi vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của bản thân. II. LÀM VĂN 3
  4. Câu 1: * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề - Khiêm tốn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không để cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. - Thành công là là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. → Khiêm tốn và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ khi bạn có lòng khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự trên đường đời. * Bàn luận vấn đề - Vì sao phải có khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự. + Cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Bởi vậy cần học nữa, học mãi để làm đầy, làm phong phú vốn tri thức, sự hiểu biết của bản thân. + Chúng ta đạt được thành công mà không khiêm tốn dẫn đến thói tự cao, tự đại, đề cao thái quá thành tích của bản thân, không chịu tiếp tục cố gắng, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. + Khi đạt được thành công bước đầu, nếu có lòng khiêm tốn, không ngừng học hỏi thêm chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn, vinh quang hơn. - Ý nghĩa của lòng khiêm tốn: + Khiêm tốn là biểu hiện của con người biết nhìn xa, trông rộng. 4
  5. + Khiêm tốn giúp hiểu mình, hiểu người. * Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. - Phê phán những kẻ thiếu khiêm tốn, luôn tự cao tự đại, cho mình tài giỏi hơn những người khác. - Học lối sống khiêm tốn giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống. - Liên hệ bản thân. Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thực đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có. - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. 2. Phân tích 2.1. Giới thiệu về nhân vật Mị * Chân dung, lai lịch: - Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” ⟶ nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê. 5
  6. - Tài năng: cô biết thổi sáo, thổi lá, hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. - Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ: + Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố” + Tự ti vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” + Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu” → Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối. * Số phận bất hạnh: bị biến thành con dâu gạt nợ. - Nguyên nhân: + Do món nợ truyền kiếp. + Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số. - Lúc mới về, Mị phản kháng, đêm nào cũng khóc, muốn tự tử nhưng đến khi quen dần Mị chịu đựng sự đày ải cả về thể xác lẫn tinh thần. * Phân tích hành động và tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ - Tình huống gặp gỡ: + A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò ⟶ bị trói đứng. + Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân để sưởi lửa cho ấm. 6
  7. → Hai người gặp gỡ nhau. - Sự thức tỉnh của Mị: + Tác nhân: giọt nước mắt A Phủ đã đánh thức Mị “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. + Diễn biến tâm trạng: > Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ ⟶ thương mình ⟶ thương người. > Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết ⟶ càng thương hơn ⟶ thương người lấn át cả thương thân ⟶ Hành động cắt dây cởi trói. > Mị hốt hoảng, sợ hãi ⟶ thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị ⟶ Mị vùng chạy theo A Phủ. → Hệ quả: cắt dây trói cứu A Phủ cũng chính là hành động cắt bỏ sợi dây trói vô hình trói buộc cuộc đời Mị ở nhà thống lí Pá Tra. Mị đã giải thoát không chỉ bản thân và còn giải thoát cho người cùng cảnh ngộ với mình, để hướng đến một cuộc sống tự do, hạnh phúc. 2.2. Liên hệ với tâm trạng và hành động của nhân vật Thị Nở khi chăm sóc Chí Phèo * Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo * Giới thiệu nhân vật Thị Nở * Phân tích hành động và tâm trạng của nhân vật Thị Nở khi chăm sóc Chí Phèo - Hành động ân cần: 7
  8. + Thị Nở giục hắn ăn nóng + Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. - Tâm trạng: + Ngượng ngùng, biểu hiện của tâm lý một người đang yêu: “Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười.” + Thương cảm với hoàn cảnh của Chí Phèo: “Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại.” + Thấy hạnh phúc và thấy yêu và tin Chí: > Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn > Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. > Thị lườm hắn Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. → Tác động: - Đối với Chí Phèo: Thức dậy trong Chí khát vọng sống và khát vọng trở lại làm người lương thiện. - Đối với thị Nở: Bộc lộ thiên tính nữ, tình yêu thương và sự quan tâm chắc sóc với người khác. Nhận lại tình yêu từ Chí Phèo tuy có ngắn ngủi. 2.3. Điểm tương đồng và khác biệt - Tương đồng: + Cả hai nhân vật đều là nhân vật có số phận bất hạnh. 8
  9. + Những hành động của các nhân vật đều thể hiện tình yêu thương con người. - Khác nhau: + Hành động của Mị là hành động tự phát, xuất phát từ sự đồng cảm, cùng cảnh ngộ của hai thân phận nô lệ. + Hành động của Thị Nở xuất phát từ tình yêu với một con người. 3. Kết luận - Khái quát lại vấn đề 9