Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 16 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bóng quê

chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa

dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ

hồn nhiên như thể sự lớn lên của ngọn rau cọng cỏ

giàu đức hi sinh như thể đất trong vườn

nhân từ như thể chái bếp cây rơm

mộng mơ như thể hoa khế rắc tím sân nhà nhỏ

 

em đi xa kí ức giàu có

hương quê nưng nức nồi nước xông chị nấu bảy thứ lá cây

và cả dáng quê nghiêng chao sóng nước trời mây

dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng 

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu.

Câu 3: Hình ảnh “dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng” 
gợi cho anh/chị điều gì?

Câu 4: Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích? 

pdf 11 trang Minh Uyên 28/06/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 16 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_16_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 16 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 16 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bóng quê chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ hồn nhiên như thể sự lớn lên của ngọn rau cọng cỏ giàu đức hi sinh như thể đất trong vườn nhân từ như thể chái bếp cây rơm mộng mơ như thể hoa khế rắc tím sân nhà nhỏ em đi xa kí ức giàu có hương quê nưng nức nồi nước xông chị nấu bảy thứ lá cây và cả dáng quê nghiêng chao sóng nước trời mây dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng 1
  2. (Khát vọng mùa – Hoàng Đăng Khoa, NXB Hội nhà văn 2016, tr.17) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu. Câu 3: Hình ảnh “dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng” gợi cho anh/chị điều gì? Câu 4: Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích? II. LÀM VĂN Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình quê hương được gợi ra từ phần Đọc hiểu. Câu 2: Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt 2
  3. Em không yêu, quả pao rơi rồi (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr 7-8) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn văn trên. Từ đó, liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau để thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người lao động trong xã hội cũ: Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! - Vải hôm nay bán mấy? - Kém ba xu, dì ạ! - Thế thì còn ăn thua gì! - Có khéo co mới được một tấm năm xu. - Thật thế đấy. Những chẳng lẽ rằng lại chơi Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, vì là mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. 3
  4. (Trích Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục 2007, tr.149) 4
  5. Đáp án đề 16 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 2: - Biện pháp tu từ: so sánh, điệp cấu trúc " như thể " Câu 3: - Hình ảnh “dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng” gợi: + Hình ảnh đẹp, người chị tảo tần, lam lũ với công việc thường ngày. + Hình ảnh đó còn gợi về những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ, kỉ niệm về quê hương. Câu 4: - Thông điệp của bài thơ: Quê hương là gia đình, là người thân, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Những kỉ niệm tuổi thơ là nguồn động lực để mỗi chúng ta không ngừng nỗ lực, cố gắng. II. LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề 5
  6. - Quê hương: là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành. Quê hương là nơi gắn liền với những kỉ niệm, gắn với gia đình thân thương, ruột thịt. → Tình yêu quê hương là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi cá nhân dành cho đất nước mình. * Bàn luận vấn đề - Biểu hiện tình yêu quê hương. + Thời kì chiến tranh: Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ, hiểm nguy, đã cầm súng đánh giặc và giành lại độc lập cho đất nước. Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tuyền tiến. + Thời kì hòa bình hiện nay: Cố gắng, không ngừng nỗ lực học tập, tiếp thu tri thức mới để xây dựng đất nước giàu mạnh. - Vai trò của quê hương với mỗi chúng ta: + Là nơi nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành, là cái nôi khiến đời sống tâm hồn ta thêm phong phú, tốt đẹp. + Quê hương là động lực để mỗi người không ngừng nỗ lực, cố gắng. - Vai trò trách nhiệm của thế hệ trẻ: + Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài để xây dựng quê hương đất nước. + Nghiêm túc, tự giác chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác + Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. 6
  7. * Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân - Bên cạnh những người luôn phấn đấu để xây dựng đất nước giàu mạnh lại có những kẻ thờ ơ, thậm chí chống phá lại chính quê hương mình. Bên cạnh đó một số người tài giỏi được cử ra nước ngoài học, cũng không trở về quê hương góp phần xây dựng đất nước, đó quả là một điều đáng buồn. - Liên hệ bản thân. Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thực đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có. - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. 2. Phân tích 2.1. Giới thiệu về nhân vật Mị * Chân dung, lai lịch: - Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” ⟶ nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê. - Tài năng: thổi sáo, thổi lá, hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. 7
  8. - Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ: + Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố” + Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” + Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu” → Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối. * Số phận bất hạnh: bị biến thành con dâu gạt nợ. - Nguyên nhân: + Do món nợ truyền kiếp. + Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số. - Lúc mới về, Mị phản kháng, đêm nào cũng khóc, muốn tự tử nhưng đến khi quen dần Mị chịu sự đày ải cả về thể xác lẫn tinh thần. * Phân tích tâm trạng của Mị trong đoạn trích trên - Hoàn cảnh: Trong đêm tình mùa xuân với khung cảnh đặc trưng của vùng núi: + Khung cảnh ngày xuân: > Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, "những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ". > Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà 8
  9. + Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động: > Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể): > Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng). > Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức ⟶ tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng. → Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ. + Hơi rượu: > Uống cả hũ rượu > Uống ực từng bát → Say lịm mặt ngồi đấy ⟶ Lãng quên hiện tại ⟶ Sống lại quá khứ. * Diễn biến tâm trạng của Mị trong đoạn trích: - Sức sống tiềm tàng: + Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng” + Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. + Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng. Trong hơi rượu, sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy - Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình. - Mị lại trở lại thực tại và buồn tủi cho thân phận của chính mình “Huống chi Mị với A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”. 9
  10. - Tiếng sáo ngoài kia vẫn như đánh thức, vẫy gọi Mị “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”. 2.2. Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích * Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo * Giới thiệu nhân vật Chí Phèo và tóm tắt cuộc đời Chí Phèo * Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích trên - Chí Phèo tỉnh rượu: + Chí Phèo bị cảm lạnh, ốm ⟶ tỉnh. + Chí nhận thức được cuộc sống xunh quanh: > Ánh sáng: mặt trời chắc đã lên cao và nắng chắc đã rực rỡ. > Âm thanh: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng những người đàn bà đi chợ bán vải về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. - Nhận thức về bản thân: + Nhớ về quá khứ tươi đẹp. + Quay về với thực tại: số không tròn trĩnh (không vợ con, không tài sản ), số âm (nhận thấy mình đã sang dốc bên kia của cuộc đời) + Nghĩ về tương lai: đói rét, ốm đau, cô độc. → Chí khát khao được trở về làm người lương thiện, muốn “làm hòa với mọi người biết bao”. Thị Nở sẽ là người dẫn đường cho Chí. 2.3. Nhận xét, đánh giá 10
  11. * Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn - Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tô Hoài, Nam Cao là những hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người. + Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân. + Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện. → Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì các tác giả đều hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân. → Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của những con người nghèo khổ: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, những người nghèo khổ vẫn luôn khao khát sống cuộc sống hạnh phúc. 11