Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 21 (Có đáp án)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau.
Cho nên, một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung
không phải dễ nhất trí. Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm
nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là
những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ
tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời
sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng
đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi
ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền
vững, sâu sa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc
riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội… Cho
nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay
và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu
dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy,
thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể
trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền
vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người
Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học luân lí, những tình cảm,
những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn
dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm
của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những
thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và,
trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia
đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác…
Cùng với gia đình là nhà trường.Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong
việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường
không chỉ đóng khung trong những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô
khan… Truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lòng
ham học,… thông qua những câu chuyện truyền thống thấm thía được học từ tuổi
thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi thành viên trong
cộng đồng.
Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có
cách hiểu thế nào về truyền thống?
Câu 3 (1.0 điểm): Theo tác giả, làm thế nào để truyền thống thực sự phát huy
được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau?
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_21_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 21 (Có đáp án)
- ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 21 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (03 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời, Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn 1
- dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và, trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác Cùng với gia đình là nhà trường.Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan Truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học, thông qua những câu chuyện truyền thống thấm thía được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi thành viên trong cộng đồng. (Trích Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theoBài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 – 43) Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm): Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu thế nào về truyền thống? Câu 3 (1.0 điểm): Theo tác giả, làm thế nào để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau? Câu 4 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc? PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) 2
- Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của truyền thống trong xã hội ngày nay. Câu 2 (5.0 điểm): Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh 3
- Cả trong mơ còn thức (Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, NXBGD, trang 115 – 116) Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 4
- Đáp án đề 21 PHẦN I: ĐỌC – HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận. Câu 2: - Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu về truyền thống là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Câu 3: - Theo tác giả, để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau cần phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Tác giả có đưa ra: + Học tập cha ông, truyền bài dạy về truyền thống vào những câu hát ru, bài ca dao; những đứa trẻ được nghe ngay từ nhỏ. Dần dần những truyền thống đó ngấm vào tinh thần trở thành những bài học luân lí, những tình cảm và tín niệm trong mỗi con người chi phối cách ứng xử. 5
- + Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống. Cần truyền bài học truyền thống qua những câu chuyện truyền thống mà con người được thấm thía từ tuổi thơ. Câu 4: - Truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc có thể được hiểu như sau: + Truyền thống là của chìm: Truyền thống đã ẩn mình, ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. + Truyền thống là kho báu: truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức, truyền thống mang một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề. * Giải thích vấn đề. - Truyền thống là đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được bảo tồn, phát huy. - Sức mạnh của truyền thống chính là những mặt tích cực mà những giá trị truyền thống đem lại cho cá nhân và xã hội. * Phân tích vấn đề. - Truyền thống có sức mạnh vô cùng lớn đối với cá nhân và xã hội. 6
- + Đối với mỗi cá nhân, nếu được nuôi dưỡng bằng những truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ có cách sống, lối ứng xử đẹp và văn minh. + Đối với toàn xã hội: Khi những truyền thống tôt đẹp được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân trong xã hội thì xã hội đó sẽ bớt đi những tệ nạn, con người trong xã hội sẽ biết sống một cách văn minh với nhau. Trong những hoàn cảnh nhất định, khi truyền thống được nuôi dưỡng đủ lớn, được phát huy đúng thời điểm, nó sẽ giúp quốc gia, dân tộc đó bước qua những thời kì khó khăn và đạt được những bước tiến lớn. - Tại sao truyền thống lại có sức mạnh lớn như vậy? + Truyền thống là những tinh hoa được ông cha ta đúc kết tự bao đời. + Truyền thống được nuôi dưỡng tức là nó đã ăn sâu, ngấm vào cả đời sống tinh thần lần vật chất của mỗi cá nhân. - Dẫn chứng : + Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. + Truyền thống “Thương người như thể thương thân”. + Truyền thống hiếu học. - Nếu truyền thống không được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân, mỗi một cộng đồng thì coi như cộng đồng đó không có chỗ để nương tựa, để bấu víu. - Làm thế nào để phát huy được sức mạnh truyền thống: + Cần có thái độ tôn trọng với những giá trị truyền thống tốt đẹp. 7
- + Tổ chức các lễ hội truyền thống để gìn giữ những nét văn hóa. + Trong nhà trường cần giáo dục về truyền thông thông qua những bài học, những câu chuyện. * Bàn luận, mở rộng. - Phê phán những hành động đi ngược lại những giá trị truyền thống. * Bài học liên hệ bản thân. - Anh/chị đã có những hoạt động nào thể hiện việc phát huy sức mạnh truyền thống? * Kết luận. - Sức mạnh truyền thống là vô cùng to lớn với mỗi cá nhân, cộng đồng. Chúng ta cần có thái độ, nhận thức đúng đắn để phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh. Câu 2: I. Mở bài * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: - Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại và là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. - Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Sóng là một trong những thi phẩm đặc sắc của nữ sĩ. 8
- - Đoạn thơ trên không chỉ cho ta thấy những cung bậc cảm xúc trong tình yêu qua thế giới cảm nhận của tác giả mà còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. II. Thân bài 1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Sóng * Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). 2. Phân tích đoạn trích * Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu ⟶ khát vọng yêu thương chân thành: - Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức. - Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu. * Sự thủy chung son sắt trong tình yêu: - Khổ 6 là tiếng nói thủy chung son sắt trong tình yêu: “Dẫu xuôi về phương Bắc 9
- Hướng về anh – một phương” - Các danh từ chỉ hướng “Bắc – Nam” đã gợi ra sự xa cách. Cách nói ngược xuôi Bắc, ngược Nam dường như đã hàm chứa trong nó những éo le, diễn tả những thường biến của cuộc đời. - Đối lập lại với cái thường biến ấy là sự bất biến “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương”. Với cô gái đang yêu, dường như không còn khái niệm phương hướng địa lý mà chỉ còn một phương duy nhất – “phương anh”. => Tiếng lòng thủy chung son sắt, khẳng định tình yêu bất biến, trường tồn với thời gian. * Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời - Khổ 7 thể hiện niềm tin của tác giả vào tình yêu và cuộc đời. - Xuân Quỳnh đã soi chiếu vào sóng để tìm ra sự tương đồng giữa lòng em và sóng. - Cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã được nói đến nhiều trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/ thuyền/đò là ẩn dụ cho người con trai, bờ/bến ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây “sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” là niềm hạnh phúc sum vầy - Cách nói đối lập “Dù” và đảo cấu trúc “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở” thay vì “Dù muôn vời cách trở/ Con nào chẳng tới bờ” khiến câu thơ như một tiếng dặn lòng: luôn phải vượt lên, đứng trên những khó khăn, trắc trở để gìn giữ hạnh phúc của mình. 10
- - Như vậy, trong khổ thơ, ta không chỉ thấy vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà còn thấy được sự chủ động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu. 3. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu - Nỗi nhớ vô biên, tuyệt đích của một tình yêu chân thành, mãnh liệt. _Luôn luôn thủy chung trong tình yêu. - Dù trải qua nhiều đắng cay, đổ vỡ trong tình yêu, nhưng người phụ nữ ấy vẫn hồn nhiên, tha thiết yêu đời, vẫn ấp ủ hi vọng và niềm tin vào hạnh phúc tương lai. 4. Đánh giá - Qua hình tượng song với nhiều trạng thái phức tạp, những cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu được thể hiện sinh động và cụ thể. Đồng thời qua đó ta cũng thấy một tình yêu chân thành, mãnh liệt, đầy nữ tính và nhân văn. * Nội dung, nghệ thuật: - Bằng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm; thể thơ 5 chữ cô đọng, hàm súc và hình tượng sóng, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Qua đó ta thấy được tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, là hạnh phúc lớn lao của con người. III. Kết bài - Với thể thơ 5 chữ âm điệu nhịp nhàng, dào dạt như những đợt song biển, sóng lòng bồi hồi da diết; hình ảnh thơ mộc mạc, giàu ẩn dụ, nhân hóa tài hoa nhà thơ Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được những cung bậc cảm xúc trong tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. 11
- - Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả. 12